Điện áp cho phép

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN AN TOÀN ĐIỆN (Trang 34 - 35)

Giới hạn dòng điện nguy hiểm cho con người căn cứ vào dòng điện nguy hiểm, trong nhiều trường hợp không xác định được vì phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố bên ngoài.

Mặt khác, giá trị điện trở người luôn thay đổi trong các điều kiện khác nhau. Do đó, để giới hạn mức độ an toàn, trong tính toán, thiết kế, người ta thường sử dụng đại lượng điện áp cho phép (Ucp).

Giá trị điện áp cho phép tùy thuộc vào tiêu chuẩn từng quốc gia.

Bảng 1.4: Điện áp tối đa cho phép (Ucp).

Theo tiêu chuẩn Theo tần số Nơi khô ráo Nơi ẩm ướt

Ba Lan, Thụy Sỹ, Đức, IEC

AC 50 V 25 V

DC 120 V 60 V

Hà Lan, Thụy Điển

AC 24 V 12 V DC 50 V 25 V Việt Nam AC 50 V 25 V DC 80 V 50 V e. Tần số lưới điện

Ta xét xem khi tần số thay đổi thì tai nạn xảy ra nặng hay nhẹ. Theo lý luận thông thường thì khi tần số f tăng lên thì tổng trở cơ thể người giảm xuống vì điện kháng của da người do điện dung tạo ra… dẫn đến dòng điện tăng càng nguy hiểm. Tuy nhiên qua thực tế và nghiên cứu người ta thấy rằng tần số nguy hiểm nhất là từ (50 - 60) Hz gây cộng hưởng làm suy tim.

Khi nghiên cứu tác hại của dòng điện một chiều đối với người thấy rằng ở trường hợp một chiều, điện trở của người lớn hơn xoay chiều. Điều này có thể giải thích là ở một chiều có điện dung và sự phân cực tăng lên. Nghiên cứu thấy rằng khi dòng điện một chiều lớn hơn 80mA mới ảnh hưởng đến tim và cơ quan hô hấp của con người.

35

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN AN TOÀN ĐIỆN (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)