Nếu người đến quá gần thiết bị hoặc đường dây có điện áp cao (22kV, 110kV,…) dù người không chạm phải thiết bị hay đường dây nhưng vẫn có thể bị tai nạn do hồ quang điện. Vì khi khoảng cách giữa người và vật mang điện nhỏ hơn khoảng cách an toàn tối thiểu, sẽ xuất hiện sự phóng điện qua không khí đến cơ thể con người, gây nên sự đốt cháy cơ thể con người bởi hồ quang điện.
Các nguyên nhân chính:
Làm việc ở đường dây trên không khi bị hiện tượng dòng điện chạy ngược từ máy phát điện hạ thế, hay đóng cắt nhầm đường dây.
Không đúng tiêu chuẩn khoảng cách giữa những đường dây đang mang điện. Đóng, cắt các thiết bị cao áp.
Do bị phóng điện vào cơ thể dưới tác dụng của hồ quang điện khi đến quá gần điện áp cao.
28
Hình 1.27: Hành lang an toàn của lưới điện
Bảng 1.1: Chiều cao hành lang an toàn đối với mạng cao áp (h1) (TCVN: 4756)
Điện áp đường dây (kV) Khoảng cách nhỏ nhất cho phép (m)
Đến 35 kV 2,0 m
110 kV 3,0 m
220 kV 4,0 m
500 kV 6,0 m
Bảng 1.2: Chiều rộng hành lang an toàn đối với mạng cao áp (h2) (TCVN:4756)
Điện áp đường dây (kV) Khoảng cách nhỏ nhất cho phép (m)
Đến 22 kV Dây bọc: 2,0 m
Dây trần: 1,0 m
35 kV Dây bọc: 1,5 m
Dây trần: 3,0 m
29
220 kV Dây trần: 6,0 m
500 kV Dây trần: 6,0 m
1.2.3. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người
Khi người tiếp xúc với các phần tử có điện áp (kể cả tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp), sẽ có dòng điện chạy qua cơ thể, các bộ phận của cơ thể phải chịu tác động nhiệt, điện phân và tác dụng sinh học của dòng điện làm rối loạn, phá huỷ các bộ phận này có thể dẫn đến tử vong.