(1 10) Ngoài ra NOH cũng có thể phản ứng với axit hypoclorơ tạo ra nitrit: NOH + HOCl NO2- + 2H+ + Cl-
Sau đó clo tự do sẽ oxi hóa nitrit thành nitrat
Các phương trình (1 6) - (1 11) cóthể được viết lại như sau: Cl2 lỏng + 2NH4+ N2 + 8H+ + 2Cl-
4Cl2 lỏng + NH4+ + 3H2O NO3- + 10H+ + 8Cl-
(1 11)
(1 12) (1 13) Sau khi các quátrình xảy ra thì môi trường axit của dung dịch được trung hòa bằng cách thêm vào một lượng kiềm
Hiện nay có hai phương pháp loại bỏ amoni được sử dụng phổ biến làclo hóa đến điểm đột biến và phương pháp sinh học dựa trên quátrình nitrat hóa So sánh hai phương pháp cho thấy phương pháp clo hóa đến điểm đột biến có thể sản xuất các hợp chất hữu cơ chứa clo như trihalometan (THM) vàhalogen hữu cơ dễ hấp phụ (AOX) Liều lượng clo cần thiết thường cao hơn so với giá trị lýthuyết (tỉ lệ Cl2:NH4-N là7,6) vàthời gian phản ứng là5-15 phút tùy vào liều lượng của clo Tốc độ phản ứng của clo với hữu cơ bằng nửa so với phản ứng với amoni Khi amoni phản ứng gần hết, clo dư sẽ phản ứng với các chất hữu cơ có trong nước để hình thành nhiều chất clo có mùi đặc trưng khóchịu, trong đó khoảng 15% làcác hợp chất nhóm THM vàHAA- axit axetic halogen hoá đều làcác chất cókhả năng gây ung thư và bị hạn chế nồng độ nghiêm ngặt
Ngoài ra, với lượng clo cần dùng rất lớn, vấn đề an toàn trở nên khógiải quyết đối với các nhà máy nước lớn Đây là những lýdo khiến phương pháp clo hoá mặc dùrất đơn giản vàrẻ về mặt thiết bị vàxây dựng cơ bản nhưng rất khóáp dụng [126]
1 4 2 Phương pháp thổi khí cưỡng bức (Air stripping)
Ảnh hưởng của hoạt động thổi khítrong việc thu hồi amoni phụ thuộc vào 4 yếu tố: nhiệt độ, pH, lưu lượng khíthổi vào, tải trọng thủy lực [15]
Để xử lýamoni bằng phương pháp thổi khí cưỡng bức cần phải điều chỉnh pH của môi trường lên cao để chuyển NH4+ về dạng NH3, sau đó thổi khímạnh hoặc đưa vào thiết bị cyclon để tách pha vàloại NH3 ra khỏi dung dịch Trong nước thải bị nhiễm amoni tồn tại cân bằng động sau:
NH3 + H2O NH4+ + OH- (1 14)
Chiều chuyển dịch của cân bằng này phụ thuộc vào sự thay đổi pH của môi trường Cụ thể, ở pH = 7 trong dung dịch chỉ cóion amoni, còn ở pH = 12 thìamoniac tồn tại dưới dạng khí hòa tan Khi pH dao động trong khoảng 7-12 thìtrong dung dịch tồn tại đồng thời cả ion NH4+ vàkhíNH3 với tỉ lệ phần trăm phụ thuộc vào giátrị của pH Khi pH tăng lên trên 7, cân bằng (1 12) sẽ chuyển dịch sang trái tạo ra nhiều khíamoniac và đây là thời điểm thích hợp để loại bỏ ra khỏi dung dịch bằng các thiết bị thổi khí[74]
Ở pH nhất định nhiệt độ càng cao thìtỉ lệ này càng lớn Vídụ: ở pH = 10, nhiệt độ là40oC thì95% amoni hiện diện làkhí,còn ở 0oC thìchỉ có50% Do đó việc xử lýamoni bằng phương pháp thổi khícóthể kết hợp cả hai yếu tố nhiệt độ vàpH Tuy nhiên, trong thực tế xử lýthìviệc nâng cao nhiệt độ của nước thải để xử lýamoni thì điều rất khóthực hiện vìcần phải cung cấp một nguồn năng lượng quálớn [42]
Ngoài hai yếu tố nhiệt độ vàpH, xử lýamoni bằng phương pháp thổi khí cưỡng bức phụ thuộc vào lưu lượng không khíthổi vào, sự khác biệt áp lực giữa pha lỏng vàkhí,cần phải tính toán lưu lượng không khícần thiết, thời gian
lưu của pha lỏng vàpha khítrong tháp thổi khílàm giảm áp suất riêng phần của nótrong pha khívàtối đa hóa tốc độ giải phóng amoniac [62]
1 4 3 Phương pháp trao đổi ion
Trao đổi ion là quá trình trong đó xảy ra sự trao đổi giữa các cation và anion trong dung dịch (pha lỏng) với các cation hoặc anion của ionit (chất trao đổi ion) ở pha rắn [93] Kết quả các cation hoặc anion của dung dịch được giữ lại trên ionit và được tách loại khỏi dung dịch Sự trao đổi ion không làm thay đổi cấu trúc của ionit Trao đổi ion làmột dạng hấp phụ hóa học cóthể biểu diễn bởi phương trình sau:
Men+ + Z – A+ (Z)nMen+ + nA+
Trong đó:
Men+ (NH4+, Ca2+, Mg2+,…) là các ion trong nước thải A+ (Na+, H+) làcác ion trên vật liệu ionit
Z (RSO3Na, RSO3H, RCOONa, RCOOH,…) là chất nền của vật liệu ionit Trong lĩnh vực xử lý nước thải ion màamoni cóthể trao đổi rất đa dạng cùng với bản chất của dung dịch được sử dụng để tái sinh cột ionit Nếu dùng dung dịch của natri để tái sinh ionit thì quá trình trao đổi ion cóthể viết như sau:
NH4+ +NaZ NH4+Z +Na+ (1 15)
Khi lựa chọn chất trao đổi ion NH4+, không những phải xem xét đến độ bền, tính chịu mài mòn màcòn phải chú ý đến độ chọn lọc để loại bỏ ion Amoni trong sự cómặt của các ion khác vàgiáthành của nhựa Theo các nghiên cứu trước thìclinoptilolite làmột zeolite tự nhiên được biết đến cókhả năng thu hồi amoni từ các nguồn nước ônhiễm Nitrat cũng là cấu tử có độ chọn lọc trao đổi ion thấp hầu hết trên các loại nhựa tổng hợp Trên thị trường cómột số anionit đặc thùdành cho trao đổi nitrat [16] Ưu điểm của phương pháp là tốc độ nhanh, công suất lớn trên một đơn vị thể tích thiết bị vàvật liệu, kiểm soát tốt về chất lượng nước thải Nhược điểm là chi phí đầu tư cao do giá chất trao đổi ion cao, chi phívận hành trong một số trường hợp vẫn cao [103]
1 4 4 Phương pháp sinh học
1 4 4 1 Quátrình amoni hóa sinh học
Quátrình chuyển hóa nitơ trong nước thải thường bắt đầu bằng sự thủy phân, oxi hóa vàphân hủy nitơ hữu cơ bao gồm: các hợp chất dị vòng, protein, peptit, axit amin, urê Dưới tác dụng của enzim ureaza, urêvàcác hợp chất tương tự urêbị thủy phân tạo thành amoniac vàmuối amonibicacbonat Phản ứng này cóthể môtả bằng phương trình sau:
CO(NH2)2 + 2H2O ureaza NH4+ + HCO3- + NH3 (1 16) Sự chuyển hóa nitơ hữu cơ thành amoni được thực hiện nhờ các loài vi khuẩn, xạ khuẩn vànấm mốc N-hữu cơ (axit nucleic, protein, peptit, amino axit) chuyển thành NH4+ Amoni tạo thành được các loài vi khuẩn sử dụng làm nguồn dinh dưỡng nitơ đồng hóa để xây dựng tế bào mới Tảo vàcác thực vật thủy sinh khác cũng dùng amoni cùng với CO2 vàphotpho để quang hợp [65]
1 4 4 2 Quátrình Nitrat hóa sinh học
Nitrat hóa amoni làmột quátrình gồm hai giai đoạn Đầu tiên, amoni bị oxi hóa thành thành nitrit nhờ vi khuẩn Nitrosomonas, làvi khuẩn hình cầu hoặc hình bầu dục, gram (-), không sinh bào tử Sau đó nitrit bị oxi hóa thành nitrat nhờ vi khuẩn Nitrobacter, làtrực khuẩn gram (-) không sinh bào tử Quá trình này được môtả theo hai phương trình sau:
2NH4+ + 3O2 2NO2- + 2O2 Nitrosomonas Nitrobacter 2NO2- + 4H+ + 2H2O + Q 2NO3- + Q (1 17) (1 18) Phương trình tổng: 2NH4+ + 2O2 2NO3- + 2H+ + H2O (1 19)
Trong quá trình nitrat hóa, oxi đóng vai trò là chất nhận điện tử vàchỉ nhận điện tử màNitrosomonas vàNitrobacter có thể sử dụng Do đó, môi trường hiếu khí là điều kiện cần thiết cho quátrình nitrat hóa [81]
Quátrình nitrat hóa làquátrình giải phóng năng lượng, Nitrosomonas và
Nitrobacter sử dụng năng lượng này để duy trìvàphát triển sinh khối (các tế
bào vi khuẩn) Các tế bào vi khuẩn này cóthể biểu diễn gần đúng bằng công thức hóa học C5H7O2N Phản ứng tổng hợp sinh khối nhờ Nitrosomonas và
Nitrobacter được thực hiện như sau:
NH4+ + HCO3- + 4CO2 + H2O C5H7O2N + 5O2 (1 20) Như vậy, các tế bào vi khuẩn được tạo nên hoàn toàn từ các hợp chất vô cơ Ngoài ra cần cóthêm một lượng nhỏ các chất chất dinh dưỡng vi lượng như P, S, Fe cho quátrình tổng hợp nhưng không làm thay đổi phản ứng (1 20) Năng lượng ban đầu cho phản ứng tổng hợp này khởi phát thu được từ phản ứng oxi hóa NH4+ vàNO2- Do đó các phản ứng oxi hóa NH4+ vàNO2- thường xảy ra đồng thời Vì năng lượng giải phóng từ phản ứng oxi hóa 1 mol NH4+
hoặc NO2- ít hơn năng lượng cần thiết để tạo thành 1 mol các tế bào vi khuẩn, nên các phương trình (1 15), (1 16) và(1 18) phải được cân bằng lại để đạt được hiệu suất chuyển đổi năng lượng tức là năng lượng cần sử dụng bằng năng lượng tạo thành Vìvậy, quátrình nitrat hóa sinh học cóthể biểu diễn bằng phương trình tổng sau
NH4+ +1,83O2 + 1,98HCO3- 0,021C5H7O2N + 0,98NO3- +1,04H2O (1 21)
Phương trình này được sử dụng để đánh giá ba thông số quan trọng trong quátrình nitrat hóa: nhu cầu oxi, độ kiềm cần sử dụng vàsự tạo thành sinh khối cókhả năng nitrat hóa [16]
1 4 4 3 Khử nitrat
Khử nitrat làquátrình khử hoặc thành sản phẩm cuối cùng làkhíN2 nhờ các vi sinh vật kỵ khí Các vi sinh vật thực hiện quátrình này phân bố rộng rãi trong môi trường Trong số các vi sinh vật thực hiện quátrình khử nitrat có nhóm tự dưỡng là Thiobacillus, Hydrogenomnas và nhóm dị dưỡng là
Pseudomonas, Micrococcus [111], [122]
Để quátrình khử nitrat đạt hiệu suất cao cần phải bổ sung các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học làm nguồn cacbon Hiện nay, người ta thường sử dụng metanol, etanol, đường, dấm, Quátrình phản ứng xảy ra như sau:
3NO3- + CH3OH 3NO2- + CO2 + 2H2O 2NO2- + CH3OH N2 + CO2 + H2O + 2OH- Tổng hợp 2 quátrình:
3NO3- + 5CH3OH 3N2 + 5CO2 + 7H2O + 6OH-
(1 22) (1 23) (1 24)
Nếu trong nước cóoxi hòa tan sẽ làm giảm hiệu suất của quátrình khử nitrat, do các vi khuẩn sẽ sử dụng O2 như là chất nhận điện tử từ phản ứng khử để tạo năng lượng Do đó phải loại bỏ oxi hòa tan trước khi thực hiện quátrình khử nitrat bằng cách bổ sung thêm một lượng metanol vào nước [132]
1 4 4 4 Phương pháp Anammox
Vi khuẩn anammox làcông nghệ mới để xử lý amoni Chúng tiêu thụ ít oxy hơn vi khuẩn khử nitrat Quátrình oxi hóa amoni yếm khí(Anaerobic ammonium oxidation - Anammox), trong đó amoni vànitrit được oxi hóa một cách trực tiếp thành khíN2 dưới điều kiện yếm khívới amoni làchất cho điện tử, còn nitrit làchất nhận điện tử để tạo thành khíN2 [40] Ưu điểm của phương pháp này so với phương pháp nitrat hóa và khử nitrat thông thường làở chỗ: đòi hỏi nhu cầu về oxi ít hơn và không cần nguồn cacbon hữu cơ từ bên ngoài [132] Bước nitrat hóa bán phần phải được tiến hành trước để chuyển chỉ một nửa amoni thành nitrit Sản phẩm chính của quátrình Anammox làN2, tuy nhiên, khoảng 10% của nitơ đưa vào (amoni vànitrit) được chuyển thành nitrat [79] Dựa trên cân bằng khối qua quá trình nuôi cấy làm giàu Anammox, phương trình của quá trình Anammox được Strous vàcộng sự đưa ra như sau:
NH4+ + 1,32NO2- + 0,066HCO3- + H+ 1,02N2 + 0,26NO3- + 2,03H2O +
0,066CH2O0,5N0,15 (1 25)
Để loại bỏ amoni từ nước thải sử dụng vi khuẩn Anammox một phần amoni thích hợp được sử dụng để sản sinh ra NO2- theo phương trình phản ứng sau:
NH4+ + 1 5O2 + 2HCO3- NO2- + 2CO2 +3H2O (1 26) Trong thực tế để thực hiện thành công quátrình Anammox thìbắt buộc phải thực hiện trước một bước quátrình hiếu khí để oxy hóa amoni thành nitrit Con đường trao đổi chất cho Anammox được chỉ ra như hình 1 3, Amoni bị oxi hóa thông qua hợp chất hydroxyl amin thành hợp chất hydrazin Đương lượng khử nhận được từ N2H4 sau đó khử nitrit thành NH2OH vàkhíN2 Sự tạo thành nitrat cóthể kích thích cho sự phát triển sinh khối [53] Đây là một chu trình
sinh học của nitơ với quátrình nitrat hóa, khử nitrat để cố định nitơ hoặc nitrat hóa với phản ứng anammox
Hình 1 3 Cơ chế sinh hóa giả thiết của phản ứng Anammox
Tuy nhiên, quátrình Anammox khóáp dụng cho việc xử lý nước thải thực tế Trở ngại chính để ứng dụng quá trình Anammox là đòi hỏi một giai đoạn bắt đầu lâu dài, chủ yếu làdo tốc độ sinh trưởng chậm của vi khuẩn Anammox (thời gian nhân đôi là khoảng 11 ngày) Vi khuẩn Anammox làvi khuẩn yếm khívàtự dưỡng hoàn toàn nên khónuôi cấy Vìvậy, chúng chưa được phân lập trong môi trường nuôi cấy thuần túy, việc am hiểu về sinh lýhọc và động lực học của vi khuẩn Anammox là rõ ràng và có ý nghĩa lớn [32], [81]
1 4 4 5 Quátrình SHARON
Quátrình SHARON (Single Reactor System for High Ammonia Removal Over Nitrite) được ứng dụng trong các hệ thống khử nitơ cho nước thải từ các nhàvệ sinh vànhững nguồn nước thải có hàm lượng amoni cao Sharon làquá trình nitro hóa một phần amoni thành nitrit theo phản ứng [91]:
NH4++ HCO3- + 0,75O2 0,5NH4+ + 0,5NO2- + CO2 + 1,5H2O (1 27) Cóthể sósánh quátrình Sharon với sự loại bỏ amoni thông qua quátrình nitrat hóa vàkhử nitrat, ta thấy rằng quátrình Sharon biến đổi amoni thành nitrit sau đó khử nitrit thành khínitơ [91] Quá trình Sharon đòi hỏi cung cấp ít oxy, không phải khống chế pH, nhu cầu COD thấp, không giữ sinh khối, bùn sinh ra ít, sản phẩm tạo thành làNO2-, NH4+, khả năng xử lýNH4+ từ 0,5 - 1,5
kgN/m3 ngày, hiệu suất xử lý 90% Chi phí đầu tư trung bình, chi phí vận hành thấp [79]
1 4 4 6 Quátrình CANON
CANON (Completely Autotrophic Nitrogen removal Over Nitrite), làquá trình loại bỏ nitơ hoàn toàn tự dưỡng qua nitrit Đầu tiên, bể phản ứng kiểu SBR được nạp bùn Anammox vàvận hành ở điều kiện kỵ khívới nước thải tổng hợp chứa cả amoni vànitrit Sau đó oxy được cung cấp ở nồng độ giới hạn để phát triển các vi khuẩn nitrat hóa với nước thải tổng hợp chỉ chứa amoni vàkhông chứa nitrit Kết quả làkhoảng 85% nitơ amoni được chuyển hóa thành khíN2 và 15% còn lại thành nitrat Phân tích mẫu bùn bằng kỹ thuật FISH phát hiện sự có mặt của các vi khuẩn AOB thuộc chi Nitrosomonas vàvi khuẩn oxy hóa amoni kỵ khí tương tự thực vật Từ đó cơ chế vận hành của Canon được giả thiết làsự kết hợp phản ứng nitrit hóa bán phần vàphản ứng Anammox trong cùng 1 bể phản ứng Canon với bể phản ứng cólớp bùn nâng bởi dòng khícóthể vận hành với tải trọng nitơ lên đến 3,7 kg-N/m3/ngày, với hiệu suất loại nitơ làkhoảng 40% Nghiên cứu chi tiết cho thấy rằng bùn Canon đã thành các hạt tập hợp có kích thước khác nhau cóthành phần khuẩn AOB vàAnammox khác nhau [31]
NH4++ 0,85O2 0,435N2 + 0,13NO3- + 1,4H+ + 1,3H2O (1 28)
1 5 Các phương pháp xử lý hợp chất photpho trong nước thải
Hợp chất photpho trong môi trường nước thải tồn tại ở các dạng: Photpho hữu cơ, photpho đơn (H2PO4-, HPO42-, PO43-) tan trong nước, polyphotphat hay còn gọi làphotphat trùng ngưng, muối photpho vàphotphat trong tế bào sinh khối Các phương pháp xứ lýchủ yếu hiện nay là: phương pháp kết tủa photphat, phương pháp vi sinh, phương pháp trao đổi ion
1 5 1 Phương pháp kết tủa photpho
Kết tủa hóa học dựa trên nguyên tắc chuyển hóa photphat về dạng không tan, trước khi thực hiện các kỹ thuật tách chất như lắng, lọc hoặc tách trực tiếp qua màng thích hợp Các chất cóthể sử dụng để kết tủa photphat làion nhôm, sắt, canxi nhằm tạo ra các muối tương ứng có độ tan thấp Tích số tan (độ tan)
của sản phẩm tạo thành làmột đặc trưng quan trọng nhất của một quátrình kết tủa Tích số tan của một sản phẩm tạo thành càng nhỏ thìhiệu quả của phản ứng kết tủa càng cao Cùng với quátrình kết tủa, quá trình hấp phụ, keo tụ đồng thời xảy ra trong hệ thống cũng có tác dụng tách photphat tan ra khỏi hệ thống Kết tủa photphat (đơn và một phần loại trùng ngưng) với các ion sắt, nhôm, canxi tạo ra các muối tương ứng có độ tan thấp và tách chúng ra dưới dạng chất rắn [120]
Với ion sắt (II), (III) vànhôm khi tồn tại trong nước, chúng tham gia một loạt các phản ứng như thuỷ phân, tạo phân tử lớn dime, trime, polymer hoặc các dạng hydroxit cóhoátrị khác nhau Các hợp chất hydroxit, polymer của sắt và nhôm trong nước đóng vai trò chất hấp phụ Chất keo tụ có khả năng hấp phụ photphat tan hoặc keo tụ các hợp chất photphat không tan cùng lắng Cả ba loại ion (Ca2+, Al3+, Fe3+) đều tạo ra hợp chất photphat có độ tan thấp, đặc biệt làhydroxylapatit vàapatit [104] Phản ứng xảy ra ở vùng pH cao nên nhiều loại hợp chất của canxi với phốt phát cóchứa thêm nhóm OH Hydroxit sắt, nhôm tan trở lại vào nước dưới dạng ferrat hoặc aluminat [(Fe(OH)4-, Al(OH)4-] ở ngưỡng pH cao (trên 8 5) Ở vùng thấp hơn chúng tồn tại ở dạng kết tủa, keo tụ, cùng lắng với các hợp chất phốt phát tạo thành
1 5 2 Trao đổi ion
Về phương diện kỹ thuật, phần lớn các giải pháp xử lýphotpho vàhợp chất nitơ làdựa trên các phương pháp phá hủy dẫn đến hình thành pha chất rắn được cô đặc dưới dạng bùn thải và được tập trung vào các bãi rác Thu hồi photphat dạng không biến đổi về bản chất hóa học cóthể thực hiện bằng kỹ thuật trao đổi ion với lợi thế tách photphat một cách chọn lọc, thu hồi lại từ