Điều học sinh băn khoăn hoặc không thoải mái nhất về mô

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp đổi mới công tác chủ nhiệm ở trường THPT đô lương 2 trong việc xây dựng tập thể lớp tiên tiến vững mạnh (Trang 30 - 69)

II. Nhân thân:

23. Điều học sinh băn khoăn hoặc không thoải mái nhất về mô

+ Học sinh có hoàn cảnh khó khăn muốn xin được giảm các khoản hỗ trợ hóa giáo dục.

+ Phụ huynh tình nguyện đóng góp hỗ trợ nhà trường.

+ Những thắc mắc của phụ huynh và học sinh như: việc mất xe trong nhà trường, việc gửi xe ngoài cổng trường…

+ Học sinh thắc mắc về các vấn đề thi cử, kiểm tra. +…

Từ đó giúp nhà trường có được những biện pháp xử lý thích hợp.

2.3.5.2. Phối hợp với đoàn thanh niên

Tổ chức đoàn vốn là một nơi tạo ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh, sản sinh ra nhiều tấm gương điển hình tiên tiến vì vậy tôi phối hợp với đoàn thanh niên kích thích các em chủ động tham gia các hoạt động của Đoàn một cách nhiệt tình, tích cực nhằm rèn kỹ năng sống và định hướng nghề cho các em.

Công tác phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với Đoàn trường thể hiện qua các vấn đề cụ thể như sau:

- Thực hiện tốt, kịp thời công tác thi đua của Đoàn.

- Kết hợp với Đoàn trường hỗ trợ khó khăn cho Đoàn viên. - Kết hợp với Đoàn trường để giáo dục học sinh cá biệt.

- Giới thiệu giúp Đoàn những em học sinh có khả năng ứng xử, khả năng văn nghệ… để Đoàn xây dựng hạt nhân các phong trào.

- Giới thiệu kết nạp Đoàn.

- Học sinh đang tuổi mới lớn, ham sự sôi nổi, thích khẳng định mình nên giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với Đoàn trường tổ chức cho các em các hoạt động đá bóng, văn nghệ, cắm hoa, về nguồn,…Đây là những giờ phút các em thể hiện sự hồn nhiên, trong sáng, thích bộc bạch với bạn bè cũng như giáo viên chủ nhiệm nên giáo viên chủ nhiệm cần gần gũi với các em để chia sẻ với các em những giờ phút ấy.

- Giáo viên chủ nhiệm cần phải nắm được các hoạt động, các ưu, khuyết điểm nếu có của tổ chức Đoàn để vừa nhờ Đoàn giáo dục, khen truonger học sinh, vừa chung sức với Đoàn khi tổ chức này mời hoạt động.

- Thực tế giáo viên chủ nhiệm không thể bám lớp liên tục nên cần báo cáo cho Đoàn sự hỗ trợ, giúp đỡ học sinh bị vi phạm nội quy. Gần với ban chấp Đoàn giáo viên chủ nhiệm càng hiểu học sinh lớp mình hơn: Từ việc hình thành nhân cách cho đến việc nhắc nhở trang phục…đều có Đoàn kề cận. Giáo viên chủ nhiệm càng tranh thủ sự giúp đỡ của Đoàn trường càng làm việc có hiệu quả.

- Giáo viên cần nhận rõ ưu thế của Đoàn thanh niên đối với học sinh mà cá nhân mình không thể thay thế dù có phấn đấu hết mình.

24

2.3.5.3. Phối hợp với giáo viên bộ môn

Trong trường THPT, cùng với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn là người trực tiếp tiếp xúc, giảng dạy học sinh của lớp. Vì vậy, việc phối hợp với giáo viên bộ môn để nắm được tình hình học tập của từng học sinh để đưa ra phương pháp giáo dục hợp lí là vô cùng cần thiết và quan trọng. Để phối hợp tốt với giáo viên bộ môn trong việc giáo dục học sinh, người giáo viên chủ nhiệm lớp cần thực hiện tốt những điều sau:

- Thứ nhất, cần nắm được danh sách giáo viên bộ môn giản dạy lớp mình về môn dạy, họ tên, số điện thoại, nơi ở để khi cần có thể liên lạc được ngay với giáo viên bộ môn đó.

- Thứ hai, cần thường xuyên, chủ động gặp gỡ giáo viên của từng bộ môn để nắm về tình hình học tập của từng học sinh và tình hình học tập chung của lớp để có những điều chỉnh phương pháp giáo dục hợp lí.

- Thứ ba, cần lắng nghe những ý kiến nhận xét, đóng góp của giáo viên bộ môn về biện pháp giáo dục của mình và về tình hình học tập của học sinh lớp mình. Khi thấy cần thiết, có thể góp ý cho giáo viên bộ môn những điều chỉnh hợp lí từ những phản ánh của học sinh và phụ huynh.

- Thứ tư, giáo viên chủ nhiệm cần tạo điều kiện hình thành mới quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên bộ môn và học sinh: Thường xuyên nhác nhở học sinh tôn trọng tất cả các thầy cô, kiên quyết xử lý những học sinh vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô, chây lười trong học tập. Giáo viên chủ nhiệm cần bảo ban học sinh biết chia sẻ những khó khăn trong học tập với các thầy cô, đồng thời phải biết quan tâm đến những khó khăn và hoàn cảnh của các thầy cô.

- Thứ năm, thông qua giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm có thể biết được lực học cụ thể của các em để phân tích giúp các em khắc phục. Và cũng qua đó biết được học sinh cốt cán bộ môn đó trong lớp, những em học còn non để có thể điều chỉnh sơ đồ lớp hàng tháng tạo điều kiên cho những em khá giúp các em yếu.

- Thứ sáu, trong quá trình đánh giá xếp loại học sinh, tôi thấy giáo viên chủ nhiệm cũng cần phối hợp với giáo viên bộ môn để kết quả thêm chính xác, khách quan và công bằng.

2.3.5.4. Phối hợp với phụ huynh học sinh

Như chúng ta đã biết, PHHS có vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của nhà trường, nhất là trong giáo dục học sinh để các em ngày càng tiến bộ trở thành những con ngoan, trò giỏi. Sau đây tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm của GVCN trong công tác với PHHS.

Gặp gỡ ban đại diện cha cha mẹ HS.

Ngay đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm nên gặp gỡ chi hội trưởng chi hội phụ huynh lớp mình để trao đổi, thống nhất kế hoạch hoạt động của lớp, đồng thời

25

thanh thủ sự ủng hộ của chi hội trưởng. Qua đó chúng ta cũng xin được ý kiến của chi hội trưởng cho bản kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm. Ngay sau đó chi hội trưởng sẽ là người kêu gọi ủng hộ của các phụ huynh trong lớp đối với kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm trong cuộc họp phụ huynh. Từ đó giáo viên chủ nhiệm phổ biến kế hoạch giáo dục trước cuộc họp các phụ huynh. Nếu có vấn đề gì khúc mắc thì chi hội trưởng cũng sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm giải trình.

Trong các cuộc họp phụ huynh.

Một cuộc họp phụ huynh có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều về sự ủng hộ của phụ huynh đối với kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm.

Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm: GVCN đưa ra kế hoạch hoạt động về học tập, về rèn luyện nề nếp - đạo đức, về lao động đối với lớp chủ nhệm, nội quy trường lớp, trách nhiệm của cha mẹ, trong việc chăm lo đối với con em mình mà không khoán trắng cho nhà trường. Việc GVCN nên làm trong cuộc họp này là lập danh bạ điện thoại, lấy mẫu chữ ký chuẩn của PHHS làm mốc đối chiếu cho các giấy tờ văn bản sau này có liên quan đến các em (như giấy xin phép nghỉ học). Nếu các em nghỉ học mà giấy xin phép không có chữ ký chuẩn, phụ huynh phải gọi điện cho GVCN báo cáo lý do nghỉ học. Tiếp đó là về các khoản thu như đồng phục, bảo hiểm, theo tôi trước khi thông báo thu ta nên phân tích ý nghĩa của những việc làm này. Ví dụ như:

+ Vấn đề may đồng phục cho HS, thì giáo viên nói cho họ ý nghĩa của việc mặc đồng phục tới trường. Như ngoài việc tạo ra tính kỷ luật, nề nếp cho các em, đồng phục HS còn tạo ra sự bình đẳng, hòa đồng, xóa đi khoảng cách giàu nghèo giứa các em, sẽ tạo ra một môi trường thân thiện giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp vì ai cũng như ai không còn hình ảnh con nhà giàu hay con nhà nghèo Tôi chắc chắn rằng khi hiểu được những ý nghĩa này thì các bậc phụ huynh sẽ đồng thuận. Trong trường hợp này GVCN không nên cứng nhắc nói đây là quy định của đoàn trường hay nhà trường đề nghị các phụ huynh phải tuân thủ.

+ Vấn đề tham gia các bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm thân thể. Thực tế việc tham gia các loại hình bảo hiểm là dựa trên sự tự nguyện của các gia đình chứ chưa phải là bắt buộc đối với tất cả HS phải tham gia. GVCN sẽ phải giải thích ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm, như: tham gia với tinh thần “mình vì mọi người, mọi người vì minh”. Nhưng quan trọng hơn là GVCN phải cho học hiểu được đây là một việc làm nhân đạo, giáo dục cho các cháu tinh thần sẻ chia cùng cộng đồng, biết sống có trách nhiệm với những người xung quanh. Nếu như từ nhỏ mà không giáo dục cho các cháu lòng nhân ái thì sau này e rằng cháu sẽ trở thành một con người ích kỷ, thờ ơ, vô cảm, thậm chí còn thờ ơ, vô cảm với cả những người trong gia đình. Tôi nghỉ rằng với cách giải thích như thế thì khó có phụ huynh nào lại lựa chọn cho con mình lối sống ích kỷ, nghĩa là không đóng bảo hiểm cho cháu.

Trong cuộc họp phụ huynh GVCN cần trao đổi cặn kẽ tình hình học tập của từng em một cách chân thành, tế nhị, tôn trọng thể diện của phụ huynh và học sinh. 26

Không nên khen quá mức hoặc chê quá mức. Hãy đặt mình vào vị trí của phụ huynh khi nhận xét con họ. Song cần động viên khích lệ kịp thời những chuyển biến dù rất nhỏ của con họ hay đưa ra những thông tin thật chính xác về những biểu hiện sai lệch của học sinh, làm cho phụ huynh thấy đây không chỉ là một cuộc họp để thu các khoản tiền theo quy định, thông báo những kết quả rèn luyện, học tập của học sinh, mà quan trọng hơn đây thực sự là một diễn đàn tìm ra tiếng nói chung, những quan điểm đồng nhất trong việc giáo dục học sinh. Khi đã tạo được tiếng nói chung rồi thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết một cách đơn giản và nhẹ nhàng.

Phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục học sinh cá biệt:

Đây là việc làm rất cần thiết đối với mỗi người làm công tác giáo dục nhất là GVCN. Đối với những học sinh cá biệt, mỗi em ta có các cách giáo dục riêng. Tuy nhiên dù áp dụng theo phương pháp nào cũng nên đảm bảo kết hợp giữa kỷ luật và tình thương.

GVCN cần trao đổi thẳng thắn, chân thành với phụ huynh để hiểu được hoàn cảnh gia đình, tính cách của học sinh cá biệt. Đây là hoạt động rất quan trọng bởi hầu hết những học sinh cá biệt đều một phần do ảnh hưởng từ nền giáo dục của gia đình.

GVCN cần tổ chức thăm gia đình học sinh nhằm tạo thiện cảm tốt đối với học sinh cá biệt và với cha mẹ học sinh. Giáo viên cần thường xuyên trao đổi, gọi điện liên hệ với gia đình học sinh để từ đó hiểu rõ hơn về học sinh, từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp đối với từng học sinh, đặc biệt là đối với những học sinh cá biệt về đạo đức, yếu kém về học tập.

2.3.6. Xây dựng “Lớp học thân thân thiện học sinh tích cực”

Ngay từ những ngày đầu năm học, giáo viên tổ chức các hoạt động cho học sinh giao lưu, tìm hiểu về nhau. Để giúp các em biết quan tâm, giúp đỡ nhau thì ban đầu trong mỗi ngày học, giáo viên dành ra một khoảng thời gian để trò chuyện cùng các em, hỏi các em có những gì vui, buồn, điều gì hay,... chia sẻ với Cô và các bạn. Dần dần sau đó, giáo viên cho các em tự đi tìm hiểu, chia sẻ với nhau. Qua những hoạt động đó tạo mối gắn kết các em lại thành một tập thể đoàn kết, thương yêu, quý mến nhau. Các thầy cô giáo phải thân thiện trong giảng dạy, thân thiện trong đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm cuả nhà giáo. Lớp học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực cuả học sinh.

Xây dựng lớp học thân thiện là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi đối với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Xây dựng được lớp học thân thiện thì sẽ có học sinh tích cực. Xây dựng được lớp học thân thiện, học sinh tích cực thì sẽ hạn chế được tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học, sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Xây dựng lớp học không có học sinh nói tục, chửi thề; phải luôn hòa nhã với bạn bè và giúp đỡ nhau trong học tập.

27

Tạo điều kiện cho học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập thể, rèn kỹ năng sống, giữ gìn vệ sinh môi trường, cam kết không vi phạm luật giao thông.

Học sinh phải được học đủ các môn học theo quy định, chất lượng học tập phải ngày càng được nâng cao và vượt trội so với năm trước.

Tạo điều kiện cho học sinh tích cực tham gia các hoạt động từ thiện như: Thăm hỏi các bạn khi đau ốm, động viên chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, tặng sách cũ,…

Xây dựng môi trường lớp học bình đẳng nam nữ, không phân biệt giàu nghèo, quan tâm đến sự phát triển nhân cách của học sinh.

Khi nói chuyện, khi giảng bài, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của học sinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một giáo viên đối với học trò. Theo qui luật phản hồi của tâm lí, tình cảm của cô thầy trước sau cũng sẽ được đáp lại bằng tình cảm của học trò. Lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của giáo viên luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. “Lớp học thân thiện” chỉ có được khi giáo viên có tấm lòng nhân hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Có một người giáo viên như vậy thì chắc chắn học sinh sẽ chăm ngoan, tích cực và ham học, thích đi học.

2.3.7. Phương pháp giáo dục đạo đức học sinh qua các tiết sinh hoạt

Nguyên nhân chính làm cho học sinh không thích giờ sinh hoạt lớp là: + Học sinh không được cùng nhau tổ chức, tham gia vào giờ sinh hoạt lớp + Nội dung giờ sinh hoạt lớp khô cứng, lặp đi lặp lại, không thực sự gắn với nhu cầu của học sinh. Các em không thực sự cảm nhận được vấn đề trong chủ đề là vấn đề của chính họ phải giải quyết mà là vấn đề của thầy cô.

+Hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp đơn điệu, nhàm chán, không hứng thú

với HS

+ Giáo viên quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của HS để hiểu các em

Đối với tiết sinh hoạt lớp cuối tuần giáo viên cần tránh hai khuynh hướng sau: + Phó mặc học sinh muốn làm thế nào cũng được dẫn đến sự đơn điệu, buồn tẻ, mất tác dụng.

+ Giáo viên quá chuyên quyền nên không cho học sinh được trình bày, được bộc lộ ý kiến, hoặc chỉ cứng nhắc tập trung vào việc diễn giảng, thuyết lý về đạo đức, thậm chí tiết sinh hoạt nào cũng trách mắng không ngớt về những sai phạm của học sinh.

Trong tiết sinh hoạt, giáo viên chỉ cần làm việc rất ít để trao quyền ưu tiên cho học sinh hoạt động với thời lượng tối đa có thể được. Trong giờ sinh hoạt lớp giáo vien chủ nhiệm nên để học sinh chủ trì còn giáo viên chủ nhiệm tham dự-đánh giá.

Việc đổi mới phương pháp giờ sinh hoạt lớp theo hướng tích cực khiến mối quan hệ giữa thầy và trò trong lớp có sự thay đổi vị trí trung tâm của người thầy giáo, vị trí này đã chuyển sang học sinh. Đây cũng là lúc mà học sinh tự do bày tỏ ý kiến

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp đổi mới công tác chủ nhiệm ở trường THPT đô lương 2 trong việc xây dựng tập thể lớp tiên tiến vững mạnh (Trang 30 - 69)

w