Giáo dục là sự nghiệp chung của toàn xã hội trong đó đặc biệt cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. Nhà trường đảm bảo một nền giáo dục toàn diện phát triển mọi mặt cho học sinh, từ thể chất tinh thần cho tới trí tuệ tình cảm.
Nhà trường đã chủ động đề xuất biện pháp với cấp uỷ và chính quyền địa phương, phối hợp với gia đình và xã hội nhằm thống nhất quy mô, kế hoạch phát triển nhà trường, các biện pháp giáo dục trẻ em và quan tâm giúp đỡ những trường hợp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Nhà trường đã tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ và cộng đồng. Phối kết hợp với y tế địa phương cân ,khám sức khoẻ cho trẻ theo đúng định kỳ cho trẻ.
Thực hiện xã hội hoá trong giáo dục, huy động các nguồn lực của cộng đồng để chăm lo cho sự nghiệp giáo dục mầm non của địa phương, đặc biệt huy động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đóng góp xây dựng cơ sở vật chất; xây dựng nhà trường thân thiện, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Để giáo dục có kết quả tốt nhất thì phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình và xã hội.Gia đình là môi trường giáo dục - lực lượng giáo dục đầu tiên ảnh hưởng đến học sinh, đặc biệt là người mẹ. Vì vậy giáo dục trong gia đình trở thành một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Song giáo dục gia đình vốn có đặc trưng riêng của nó, nên vấn đề đặt ra phải làm thế nào để đảm bảo được tính thống nhất trong giáo dục để giáo dục đạt hiệu quả cao nhất.
Ngay từ đầu các năm học nhà trường đã chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch tuyên truyền với các bậc phụ huynh về các chủ trương, kế hoạch giáo dục của nhà trường, các khoản đóng góp để phục vụ nhu cầu của trẻ.
Lập kế hoạch tuyên truyền về cách nuôi dạy con theo khoa học, về các bệnh mà trẻ thường gặp để phụ huynh có cách phòng chống, Gia đình cần thường xuyên trao đổi với nhà trường về thực đơn hàng ngày của trẻ, tránh trùng lặp các thức ăn trong ngày, tạo cho trẻ ăn ngon miệng ăn hết xuất, góp phần giảm tỷ lệ trẻ mắc các bệnh, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng.
Nhà trường đã có các cam kết bằng văn bản giữa nhà trường và cha mẹ trẻ để cùng nhau nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Thực tế ngành giáo của chúng ta nhìn chung vẫn theo tính chất giáo dục một chiều đó là từ nhà trường, đặc biệt đối với ngành học mầm non, đa số cha mẹ trẻ có quan niệm đến trường mầm non giáo viên chỉ trông trẻ chức không phải là dạy trẻ, từ những quan điểm sai lầm này bản thân tôi thấy việc cha mẹ cùng tham gia các hoạt động với học sinh là rất cần thiết vì qua đây mới đánh giá nhận thấy việc cho trẻ đi học mầm non là hết sức quan trọng. Chính vì vậy trong năm học này tôi đã mạnh dạn đổi mới hình thức tổ chức các chương trình
tại trường nhằm thu hút đông đảo các phụ huynh tham gia cùng con. Trước tiên tôi chỉ đạo xây dựng kế hoạch ngày tổ chức hội thi “Mẹ giỏi, con ngoan”, trong hội thi này yêu cầu mẹ cùng tham gia, mỗi lớp một cặp mẹ con ( vì đây là lần đầu tổ chức nên nhà trường vận động mỗi lớp tham gia một cặp để dần gây dựng sự gắn kết giữa gia đình và nhà trường), Sau khi duyệt xong chương trình tôi phân công cụ thể cho từng bộ phận, từng thành viên trong trường để chủ động trong công việc, mời 10 gia đình tới họp với BGH để cùng thống nhất chương trình, các nội dung thi. Về công tác chuẩn bị cho ngày tổ chức giáo viên các lớp thường xuyên vận động truyên truyền phụ huynh đến giao lưu và tham dự. Nội dung thi là các trò chơi vận động có sự phối hợp giữa mẹ và con vì đây là năm tiếp tục thực hiện chuyên đề phát triển vận động nên các trò chơi cũng phong phú.