IV. NHỮNG BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
3. Đổi mới cách soạn giáo án và chuẩn bị, sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học Việc soạn giáo án và chuẩn bị đồ dùng dạy học chiếm một thời lượng
dạy học Việc soạn giáo án và chuẩn bị đồ dùng dạy học chiếm một thời lượng
rất lớn đối
với giáo viên. Đa phần giáo viên thường sử dụng bài soạn sẵn có từ năm này qua năm khác, soạn bài theo kiểu chống đối, dạy bằng kinh nghiệm và tài liệu là sách giáo khoa, giáo viên hầu như không sử dụng đến giáo án. Việc đổi mới phương pháp dạy phải bắt đầu từ việc soạn giáo án. Thấy rõ được điều đó, tôi đã có một số giải pháp để giáo viên áp dụng dần với một số môn học:
- Đổi mới cách xác định mục tiêu bài học: Việc xác định mục tiêu bài học cần đảm bảo 2 yêu cầu cơ bản:
+ Định lượng được mức độ, chuẩn mực kiến thức, kỹ năng và thái độ học sinh phải đạt được sau bài học để thực hiện, đồng thời lấy đó làm căn cứ đánh giá kết quả bài học một cách khách quan, tránh tình trạng đánh giá cảm tính đối với một bài học.
+ Chú trọng mục tiêu xây dựng phương pháp học tập, đặc biệt là phương pháp tự học của học sinh.
- Đổi mới cách soạn giáo án:
+ Chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang hoạt động của trò;
+ Là một bản kế hoạch trong đó mọi hoạt động đều được liệt kê theo một quy trình hợp lý và có sự phối kết hợp rất chặt chẽ các nguồn lực: người dạy, người học, sách giáo khoa, thiết bị dạy học...;
+ Cần dự tính các phương án và cách thức có thể tiến hành để kiểm soát chất lượng làm việc của học sinh.
- Thường xuyên và linh hoạt trong việc sử dụng đồ dùng dạy học: Với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học của nhà trường còn thiếu thốn, tôi đã chỉ đạo giáo viên sử dụng đồ dùng sẵn có sao cho linh hoạt: Tranh ảnh, đồ dùng của môn học này có thể sử dụng minh họa cho môn học khác; là vùng nông thôn miền núi, thiên nhiên phong phú nên học sinh chuẩn bị cho tiết học có sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột, quan sát hay giải quyết vấn đề khá hiệu quả, các tiết học trở nên rất sinh động, cuốn hút, phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo của các em.
- Tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học:
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, phương tiện dạy học hiện đại đóng một vai trò hết sức quan trọng. Với sự hỗ trợ của máy tính và một số phần mềm
dạy học, giáo viên có thể tổ chức tiết dạy một cách sinh động theo hướng tăng cường hoạt động tự chủ, độc lập giải quyết vấn đề của học sinh. Tuy nhiên với điều kiện của nhà trường số lượng máy tính, máy chiếu còn rất ít chưa đáp ứng được nhu cầu dạy-
22
học thường xuyên, tôi đã lập kế hoạch phân công từng khối dạy bằng giáo án điện tử luân phiên sao cho mỗi giáo viên dạy được từ 8-10 tiết/năm học, ở những tiết hocjn này, học sinh học tập hứng thú hơn, chất lượng, hiệu quả tiết dạy tốt hơn và trình độ tin học của giáo viên dần được nâng lên .