Về đánh giá trong hoạt động trải nghiệm STEM: Đánh giá phẩm chất và năng

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) mô hình hoạt động trải nghiệm stem thắp sáng đèn led bằng nguồn điện từ nước muối, chanh, khoai tây (Trang 53 - 58)

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

4. Về đánh giá trong hoạt động trải nghiệm STEM: Đánh giá phẩm chất và năng

lực người học.

Đánh giá phẩm chất và năng lực người học thông qua kết quả học tập của học sinh (thang điểm 10) sau khi thực hiện hoạt động trải nghiệm STEM, gồm:

46

- Đánh giá sản phẩm dự án. Việc đánh giá sản phẩm dự án giúp đánh giá chủ yếu năng lực người học.

- Đánh giá lẫn nhau trong nhóm. Việc đánh giá lẫn nhau giúp đánh giá chủ yếu phẩm chất người học: Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm.

-Đánh giá hồ sơ dự án. Việc đánh giá Hồ sơ dự án giúp đánh giá chủ yếu năng lực người học.

ĐÁNH GIÁ CHUNG

Xây dựng mô hình hoạt động trải nghiệm STEM “Thắp sáng đèn LED bằng

nguồn điện từ nước muối, chanh, khoai tây” đã giúp phát triển một số phẩm chất

và năng lực người học, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, giúp học sinh phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống cho học sinh THPT lớp 11 trường THPT Bình Xuyên và THPT Võ Thị Sáu, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc.

Việc áp dụng giải pháp của đề tài cũng đã giúp các em rất hứng thú với mô hình trải nghiệm STEM. Cùng với việc phát triển phẩm chất và năng lực người học, đề tài cũng đã góp phần phát triển khả năng học online thông qua hình thức dạy và học online.

Đề tài đã góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” giai đoạn 2016-2020.

* Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài, tác giả cũng đã đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:

Thứ nhất: Dạy học dự án là phương pháp dạy học tích cực rất phù hợp để tổ

chức dạy học các chủ đề/bài học STEM đòi hỏi chế tạo sản phẩm.

Trong quá trình giảng dạy, tôi đã tham gia xây dựng và thực hiện một số chủ đề tích hợp liên môn, dạy học theo phương pháp dạy học dự án. Qua tìm hiểu về STEM, cách xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề/bài học STEM và đặc biệt trong

47

hoạt động trải nghiệm STEM vừa thực hiện, học sinh đã được khám phá các thí nghiệm, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong thực tiễn đời sống để đồng thời qua đó, nhận biết được ý nghĩa của khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học đối với đời sống con người, nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM. Do vậy, khi xây dựng và tổ chức dạy học các chủ đề/bài học STEM thì có thể thấy dạy học dự án là phương pháp dạy học tích cực rất phù hợp để tổ chức dạy học các chủ đề/bài học STEM đòi hỏi chế tạo sản phẩm.

Thứ hai: Giáo viên cần không ngừng nâng cao năng lực thực hành để giảng

dạy STEM đạt hiệu quả, đặc biệt các chủ đề/bài học đòi hỏi chế tạo sản phẩm. Thực tế có rất nhiều video hướng dẫn thực hành miễn phí chế tạo sản phẩm trên Internet, giáo viên có thể tạo các đường link để học sinh tham khảo. Tuy nhiên, với việc giáo viên có năng lực thực hành, giáo viên có thể chủ động tạo các video thực hành với sự sáng tạo,

Thứ ba: Giáo viên cần không ngừng nâng cao năng lực CNTT để ứng dụng

có hiệu quả trong giảng dạy theo giáo dục STEM.

Qua tìm hiểu về STEM, cách xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề/bài học STEM và đặc biệt trong hoạt động trải nghiệm STEM vừa thực hiện, có thể thấy trong quá trình thực hiện các chủ đề/bài học STEM cần có thời gian làm việc ngoài trường và ngoài giờ lên lớp. Đồng thời, giáo viên và học sinh cần sử dụng nhiều ứng dụng của CNTT. Do vậy, để giảng dạy theo giáo dục STEM có hiệu quả, giáo viên cần tăng cường năng lực CNTT như: năng lực dạy học online trên các nền tảng miễn phí, các phần mềm hỗ trợ như iSpring Suite để tạo các bài giảng e- learning, Format Factory để chuyển đổi định dạng file media,….

Thứ tư: Giáo viên, tổ chuyên môn, Nhà trường cần tăng cường các giải pháp

nhằm chuẩn bị tốt nhất cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên về xây dựng chủ đề giáo dục STEM trong giáo dục trung học đã chỉ ra: “Ngày 5/7/2017, Thủ tướng Chính phủ

48

đã ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chỉ thị của Thủ tướng đề ra những giải pháp và nhiệm vụ thúc đẩy giáo dục STEM tại Việt Nam, mà một trong các giải pháp đó là

Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung thúc đẩy đào tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông. Chỉ thị

cũng giao nhiệm vụ cho Bộ GD-ĐT thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công

nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017-2018…. Với việc ban

hành Chỉ thị trên, Việt Nam chính thức ban hành chính sách thúc đẩy giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông”; “Giáo viên sẽ thể hiện STEM thông qua việc xác định các chủ đề liên môn, thể hiện nó trong mỗi tiết dạy, mỗi hoạt động học để kết nối kiến thức học đường với thế giới thực, giải quyết các vấn đề thực tiễn, để nâng cao hứng thú, để hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh”. Điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên (đặc biệt là các giáo viên giảng dạy các môn thuộc lĩnh vực STEM) ngay từ bây giờ cần tích cực hơn nữa trong công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, tìm hiểu để thích ứng nhanh với việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới trong giai đoạn sắp tới. Ngay từ năm học 2020-2021, các tổ chuyên môn cần tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn về STEM để trao đổi kinh nghiệm sâu hơn về STEM đồng thời Nhà trường cũng cần quan tâm hơn nữa đến STEM nhằm hỗ trợ tối đa cho giáo viên trong quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục, chuẩn bị tốt nhất cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

* Một số khó khăn

Thứ nhất. Chi phí để tổ chức hoạt động trải nghiệm tốn kém

49

Thứ hai: Giáo viên phải triển khai ở trường khác nên việc giao nhiệm vụ cũng như

thực nghiệm đề tài gặp khó khăn hơn so với việc triển khai ở trường sở tại.

Thứ ba: Khả năng thuyết trình sản phẩm dự án trên mô hình sản phẩm của học sinh

chưa thực sự tốt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên về xây dựng chủ đề giáo dục STEM trong giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội – 2019

2. SGK Vật lý 11

3. SGV Vật lý 11

4. Chương trình phổ thông tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

5. Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 6. Trang WEB: https://www.yan.vn/tu-che-pin-tu-qua-chanh-co-the-thap-ca-den-led-130943.html. https://www.youtube.com/watch?v=D1WMOd3IL04 https://quantrimang.com/phat-dien-tu-cu-khoai-tay-mot-thi-nghiem-tuyet-voi- ban- co-the-lam-ngay-tai-nha-cung-be-125665

7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:

Đề tài có thể áp dụng để tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM sau khi học bài “Dòng điện trong chất điện phân” cho học sinh lớp 11 các trường THPT không chuyên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhằm giúp phát triển phẩm chất và năng lực cho người học, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, giúp học sinh phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

7.3. Hướng phát triển của đề tài

50

Xây dựng chủ đề/bài học STEM theo định hướng xây dựng một chủ đề/bài học STEM trong môn Vật lý lớp 11 có sử dụng kiến thức, kỹ năng bài “Dòng điện trong chất điện phân”.

Yêu cầu học sinh thiết kế đèn LED nhấp nháy sử dụng nguồn điện từ pin điện hóa (vận dụng kiến thức môn Vật Lý, Công nghệ, Tin học).

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) mô hình hoạt động trải nghiệm stem thắp sáng đèn led bằng nguồn điện từ nước muối, chanh, khoai tây (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w