Mối liên quan giữa nồng độ resistin và visfatin với một số chỉ số nguy cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên quan giữa resistin, visfatin với một số nguy cơ tim mạch – chuyển hóa ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (Trang 150)

4 4 1 Mối liên quan giữa nồng độ resistin máu với một số chỉ số ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2

4 4 1 1 Mối liên quan giữa nồng độ resistin máu theo tuổi ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2

Kết quả bảng 3 28 cho thấy nồng độ resistin có xu hướng tăng theo tuổi, khi so sánh giữa các nhóm tuổi chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p>0,05

Tuổi là là một phức hợp gồm nhiều yếu tố sinh học và khi đến tuổi trưởng thành có nhiều quá trình biến đổi cấu trúc và chức năng liên quan đến tuổi làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính Tuổi càng cao xu hướng tăng tỷ lệ các rối loạn chuyển hóa như béo phì, rối loạn lipid máu, THA, ĐTĐ týp 2 và các bệnh tim mạch do đó resistin có liên quan đến nhiều quá trình sinh lý khác nhau [101] Nhưng các nghiên cứu khác chưa thấy mối tương quan giữa nồng độ resistin với tuổi, thời gian phát hiện bệnh, insulin và HbA1c [62]

4 4 1 2 Mối liên quan giữa nồng độ resistin máu theo giới ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2

Nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3 30) thấy nồng độ resistin ở nam giới 16,32 (8,49-21,94) cao hơn so với nữ giới 16,23 (8,39-23,28) nhưng chưa có ý nghĩa thống kê p >0,05

Nhiều nghiên cứu khác nhau đã được tiến hành tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn được mối liên quan giữa nồng độ resistin huyết thanh liên quan với giới tính

Alina Urbanovych và cs (2015) cho thấy nồng độ resistin ở nữ giới không có sự khác biệt so với nam giới [177] Tuy nhiên cỡ mẫu nghiên cứu ở các bài báo được công bố khá nhỏ, điển hình nghiên cứu của David Stejskal (2003) nhóm các bệnh có viêm n=35, nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 được kiểm soát tốt các chỉ số n=12 và 77 người khỏe [178]

2009 Brian và cs nghiên cứu ca bệnh – chứng trên nhóm 358 bệnh nhân nữ và 358 chứng và 170 bệnh nhân nam 170 ca chứng kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tăng nồng độ resistin ở cả nam và nữ đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ, nguy cơ giảm đi khi loại yếu tố liên quan mô mỡ và yếu tố viêm [69]

4 4 1 3 Liên quan giữa nồng độ resistin với các chỉ số nhân trắc, thừa cân, béo phì

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3 25) cho thấy nồng độ resistin ở nhóm ĐTĐ có TCBP 17,06 (11,13-25,41) cao hơn so với ĐTĐ KTCBP 14,00 (5,46-18,47) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,01

Kết quả ở bảng 3 39 cho thấy có mối tương quan thuận ở mức độ thấp với cân nặng, vòng bụng và BMI có ý nghĩa thống kê r=0,19, p<0,05, r=0,12, p<0,05 và r=0,23, p<0,001

2014 Natasa Rajkovic và cs cho thấy nồng độ resistin tương quan thuận mức độ vừa với BMI, vòng eo, khối lượng mô mỡ, nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin HOMA - IR [179] Nhưng cỡ mẫu trong nghiên cứu của tác giả là mẫu nhỏ, nên giá trị hạn chế

2005 Al-Harithy và cs cũng cho kết quả tương tự khi nhận thấy rằng nồng độ resistin khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa người gầy và người béo phì không ĐTĐ và bệnh nhân ĐTĐ (p<0,001) có mối tương quan thuận với khối lượng mô mỡ [94]

4 4 1 4 Liên quan giữa nồng độ resistin với một số yếu tố nguy cơ tim mạch -chuyển hóa ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2

Kết quả bảng 3 36 cho thấy: Nồng độ resistin ở bệnh ĐTĐ có cường tiết insulin với điểm cắt của nồng độ Insulin≥ 12μU/l, và kháng insulin với các điểm cắt HOMA-IR ≥2,6, Mc Auley<5,8, TyG index≥ 4,65 cao hơn so với những bệnh nhân có điểm cắt của nồng độ Insulin <12μU/l, HOMA-IR <2,6, Mc Auley≥5,8, TyG index< 4,65 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,01, p<0,05

Việc xác định kháng insulin có vai trò quan trọng đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch – chuyển hóa ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 Xác định điểm cắt của các chỉ số kháng insulin của các phương pháp luôn có ý nghĩa khoa học và lâm sàng quan trọng

Brito A D M (2020) phân tích các nghiên cứu về giá trị tiên lượng chẩn đoán kháng insulin và các nguy cơ tim mạch chuyển hóa ở trẻ em và người trưởng thành đã đưa ra kết luận: dùng TyG index để tiên lượng kháng insulin và các nguy cơ tim mạch - chuyển hóa khác là phương pháp thuận lợi, không xâm lấn, sử dụng các chỉ số thường dùng trong lâm sàng, giá rẻ đặc biệt có mối tương quan thuận với các phương pháp chẩn đoán kháng insulin khác [40]

Kết quả ở bảng 3 38 cho thấy: Các bệnh nhân ĐTĐ có nồng độ resistin ở bệnh nhân có các chỉ số AIP≥ 0 1, CRI-I<3,5 (nam) <3,0 (nữ), AC≥3,0 cao hơn so với nhóm bệnh nhân còn lại Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,01, p<0,05

Rối loạn lipid máu là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch và là nguyên nhân chính dẫn đến tàn phế và tử vong ở bệnh nhân ĐTĐ Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ liên quan với tăng axit béo tự do dẫn đến thiếu hụt insulin hoặc kháng insulin Khi không có rối loạn lipid máu khó có thể chỉ ra nguy cơ tim mạch Việc kết hợp các chỉ số lipid máu thường dùng, tính tỷ lệ giữa các thành phần lipid sẽ cho các chỉ số sinh vữa xơ và giúp đánh giá mức độ nguy cơ tim mạch và có giá trị tiên lượng nguy cơ tốt hơn [180]

Bhardwaj S và cs (2013) nghiên cứu trên 60 bệnh nhân chụp mạch vành xác định có bênh và 60 người tình nguyện Các chỉ số cholesterol toàn phân (TC) ,triglyceride(TG),HDL-c,LDL-c được phân tích không thấy có sự khác biệt giữa nhóm bệnh và nhóm chứng Nhưng khi phân tích tỷ số atherogenic index plasma (AIP),Castelli Rick index (CRI-1 và CRI-II) thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kêp<0,05 Tác giả cho rằng các chỉ số này có giá trị tiên lượng nhồi máu cơ tim và vữa xơ động mạch Điểm cắt giới hạn cho thấy AIP binhg thường <0,1từ 0,1-0,24 là nguy cơ trung bình,>0,24 là nguy cơ cao[134] Các nghiên cứu khác cho thấy CRI-I bình thường <3,5 khi CRI-I>3,5 là nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch ,CRI-II bình thường <3,0 khi CRI-II >3,0 là nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch khác [181]

Năm 2016 Olamoyegun M A khi đánh giasroois loạn lipid máu và các tỷ số lipid,các chỉ số sinh vữa xơ (atherogenic index cũng lấy điểm cắt AIP>0,1,CRI-I>3,5 ở nam và >3,0 ở nữ ,CRI-II>3,3 và AC>3,0,CHOLI index >2,07 Tác giả đã đưa ra kết luận có thể dùng các tỷ số lipid để dánh giá nguy cơ tim mạch cao và đặc biệt ở các bệnh nhân có các chỉ số xét nghiệm lipid trong giới hạn bình thường [133]

Kết quả bảng 3 34 cho thấy nồng độ resistin ở bệnh nhân tăng huyết áp chưa thấy sự khác biệt So với bệnh nhân ĐTĐ không tăng huyết áp p>0,05

Zhang Y (2017) tổng hợp từ 14 nghiên cứu bệnh –chứng gồm 718 bệnh nhân tăng huyết áp và 645 người không tăng huyết áp cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa giữa nồng độ resistin huyết thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp so với người không tăng huyết áp và cho rằng resistin có thể là yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp [175] Khi cập nhật vai trò của các adipokine với độ cứng động mạch và tình trạng tăng huyết áp cho thấy nồng độ resistin là một yếu tố nguy cơ độc lập liên quan mật thiết với tình trạng suy giảm vận tốc sóng mạch (PWV – pulse wave velocity) ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp

nguyên phát Đồng thời độ co giãn của các động mạch lớn bị suy giảm kết hợp với tình trạng tăng resistin huyết thanh, tuy nhiên chưa khẳng định được mối liên hệ này ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị

Tokuyama và cs (2009) cho thấy nồng độ resistin tăng cao là yếu tố nguy cơ độc lập dự báo đột quỵ nhồi máu não ở người Nhật Bản nói chung Nguy cơ bị đột quỵ nhồi máu não tăng gấp 5,88 lần ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có nồng độ resistin huyết thanh cao (OR: 5,88, 95% KTC: 2,82 – 12,26, p < 0,001) Nguy cơ đột quỵ nhồi máu não cũng tăng cao ở nhóm bệnh nhân THA có nồng độ resistin tăng cao [182]

Xiau Hong Niu và cs (2017) nhận thấy không có mối tương quan giữa nồng độ resistin với chỉ số cholesterol, LDL – C ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 so với nhóm chứng [170] Nồng độ resistin huyết thanh có mối tương quan với các chỉ số lipid máu nhưng mức độ tương quan rất khác nhau giữa các tác giả

El-Tahir A (2016) cho thấy tương quan khá chặt r =0,42-0,937 nhưng chưa có ý nghĩa thống kê p =0,55-0,984 [89] Theo Chen B H và cs mối tương quan này tương đối lỏng lẻo với chỉ số cholesterol và chỉ số LDL – C r=0,13-0,10, p<0,0001 [69]

Kết quả của Chen B H phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ resistin huyết thanh có mối tương quan yếu với các chỉ số lipid máu Nhưng khi phân tích các chỉ số sinh vữa xơ động mạch lại thấy có mối liên quan khá rõ theo điểm cắt của các chỉ số sinh vữa xơ Do vậy vai trò các chỉ số sinh vữa xơ và nồng độ resistin đối với các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cần nghiên cứu tiếp

4 4 1 5 Tương quan giữa nồng độ resistin với các chỉ số đánh giá tình trạng kháng insulin và các yếu tố nguy cơ tim mạch – chuyển hóa

Kết quả bảng 3 39 cho thấy nồng độ resistin có mối tương quan thuận mức độ thấp với cân nặng (r =0,19- 0,12, p<0,05), vòng bụng (r=0,12, p<0,05), BMI (r=0,25, p<0,05)

Kết quả bảng 3 40, 3 41 cho thấy nồng độ resistin có mối tương quan thuận mức độ thấp với glucose (r=0,17, p<0,01), HbA1c tương quan thuận (r=0,24, p<0,01) Nồng độ resistin huyết thanh có mối tương quan yếu giữa với 1 số chỉ số đánh giá tình trạng kháng insulin như: insulin máu lúc đói, HOMA – IR (r=0,15, p<0,05), TyG (r=0,12, p<0,05), QUICKI (r=-0,20, p<0,05), chỉ số McAuley, HOMA – chưa thấy có mối tương quan có ý nghĩa thống kê

Kết quả các nghiên cứu cho thấy nồng độ resistin huyết thanh có mối liên quan với chỉ số đánh giá tình trạng kháng insulin, kết quả của các tác giả về hệ số tương quan có sự khác biệt

Natasa Rajkovic và cs (2014) cho thấy nồng độ resistin tương quan thuận mức độ vừa với BMI (r=0,45, p<0,01), vòng hông (r=0,43, p<0,01), khối lượng mô mỡ (r=0,41, p<0,01), nồng độ insulin máu lúc đói (r=0,49, p<0,01), với chỉ số kháng insulin HOMA – IR (r=0,51, p<0,01), mẫu nghiên cứu chỉ từ 15-25 bệnh nhân/nhóm, giá trị thống kê hạn chế [179]

N Al-Daghri và cs (2005) thấy nồng độ resistin huyết thanh tăng cao có ý nghĩa ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 so với nhóm chứng p<0,01, tác giả chưa chứng minh được mối tương quan giữa nồng độ resistin và chỉ số BMI nhưng lại thấy mối tương quan với vòng hông, có thể resistin có liên quan với béo phì, CRP, các marker viêm ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 [94] Ngoài ra nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên quan của resistin với phản ứng viêm, nồng độ vitamin D, tình trạng viêm quanh răng, suy giảm mức lọc cầu thận ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 [89]

Sokhanguei Y (2015) cho thấy nồng độ resistin huyết thanh có mối liên quan với chỉ số HOMA – IR (r=0,64, p<0,001) cỡ mẫu có 32 bệnh nhân do vậy giá trị thống kê thấp [183]

4 4 2 Mối liên quan giữa nồng độ visfatin máu với một số chỉ số nguy cơ tim mạch – chuyển hóa ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2

4 4 2 1 Mối liên quan giữa nồng độ visfatin máu theo giới ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3 29) cho thấy các độ tuổi khác nhau của bệnh nhân ĐTĐ nồng độ visfatin chưa thấy có sự khác biệt với p>0,05 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3 30) cho thấy nồng độ visfatin ở nam giới 13,30 (8,98-17,98) cao hơn so với ở nữ giới 12,09 (8,44-17,54) chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p>0,05

Moshtaghi và cs (2014) thấy nồng độ visfatin giảm thấp hơn ở nữ giới so với nam giới (lần lượt là 3,51 1,77 ng/ml ở nam và 3,17 1,66 ng/ml ở nữ) (p<0,001) [172] Nhiều nghiên cứu cũng không chứng minh được sự khác biệt về nồng độ visfatin ở nam và nữ, cũng như độ tuổi Như vậy mối liên quan giữa nồng độ visfatin với tuổi, giới ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 vẫn chưa rõ ràng

4 4 2 2 Thay đổi nồng độ visfatin với các chỉ số nhân trắc, mức độ thừa cân, béo phì

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3 39 cho thấy nồng độ visfatin có tương quan thuận mức độ yếu với cân nặng r=0,15, p<0,05 và chiều cao r=0,17, p<0,05 nhưng chưa thấy có tương quan với BMI

Nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy có mối liên quan giữa thừa cân béo phì, ĐTĐ không thừa cân béo phì và ĐTĐ có thừa cân béo phì cho thấy nồng độ visfatin tương quan thuận với BMI, vòng eo, khối lượng mô mỡ, nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin HOMA – IR Nồng độ visfatin có mối tương quan thuận có ý nghĩa với khối lượng mô mỡ, các tác giả cho rằng

visfatin có thể có vai trò liên kết giữa viêm, thừa cân béo phì, hội chứng chuyển hóa, kháng insulin và ĐTĐ týp 2

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ visfatin có mối tương quan thuận mức độ thấp với HOMA-IR (bảng 3 41) Không thấy tương quan với các chỉ số khác Các nghiên cứu cho thấy không có sự thống nhất về kết quả Các tác giả vùng Trung đông cho kết quả hệ số tương quan (r) khá cao trong khi các tác giả khác cho thấy hệ số tương quan khá thấp

4 4 2 3 Tương quan giữa nồng độ visfatin với một số yếu tố nguy cơ tim mạch - chuyển hóa ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2

Kết quả bảng 3 42 thấy tất cả các chỉ số sinh vữa xơ động mạch chưa thấy có tương quan với nồng độ visfatin

Yesin Guvenc và cs (2019) thấy có mối tương quan thuận mức độ chặt giữa nồng độ visfatin với nồng độ troponin T, chưa thấy thay đổi nồng độ visfatin trong diễn biến của hội chứng vành cấp Mặc dù không có tính đặc hiệu như troponinT nhưng vai trò của visfatin trong phức bộ các xét nghiệm ở hội chứng vành cấp cần được nghiên cứu sâu thêm Visfatin được cho là marker mới để đánh giá tình trạng rối loạn chức năng nội mạch, nguy cơ mắc bệnh mạch vành và các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ [184]

Osawa H và cs (2009) cho thấy nồng độ visfatin tăng cao là yếu tố nguy cơ độc lập dự báo đột quỵ nhồi máu não ở người Nhật Bản nói chung Nguy cơ bị đột quỵ nhồi máu não tăng gấp 5,88 lần ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có nồng độ visfatin huyết thanh cao (OR: 5,88, 95% KTC: 2,82 – 12,26, p<0,001) Nguy cơ đột quỵ nhồi máu não cũng tăng cao ở nhóm bệnh nhân THA có nồng độ visfatin tăng cao [182]

Rezk Mohamad Yosof (2014) khi tổng quan từ 251 nghiên cứu cho thấy visfatin có tác dụng có lợi rất lớn trong việc bảo vệ tim mạch trong nhiều tình huống khác nhau như tác dụng giãn mạch là tác dụng quan trọng đối với tăng huyết áp và visfatin cũng có tác dụng hạ lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 và

hội chứng chuyển hóa Vai trò của visfatin như là một thuốc dùng trong các bệnh tim mạch cần được thử nghiệm thuốc trên lâm sàng [122]

Young Sun Kang (2016) nghiên cứu sử dụng visfatin tiêm vào phúc mạc chuột, kết quả cho thấy visfatin không có tác dụng trên cân nặng, tình trạng dung nạp glucose, nước, lượng thức ăn tiêu thụ, thể tích nước tiểu, glucose máu và HbA1c nhưng visfatin làm cải thiện HOMA-IR, nghiệm pháp dung nạp glucose, giảm nồng độ insulin máu và nồng độ visfatin máu Điều trị bằng visfatin làm giảm cholesterol, triglyceride, giảm albumin niệu ở chuột bị ĐTĐ, giảm tình trạng xơ hóa cầu thận Ngoài ra còn nhiều tác dụng khác của visfatin như tác dụng bảo vệ thận trong tổn thương thận do ĐTĐ, không có tác dụng làm hạ glucose máu

Xiau Hong Niu và cs (2017) thấy không có mối tương quan giữa nồng độ visfatin với chỉ số cholesterol, LD –C ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 so với nhóm chứng [170] Agineszka và cs (2015) cho thấy nồng độ visfatin huyết thanh có mối tương quan, tuy nhiên mối tương quan này tương đối lỏng lẻo với chỉ số cholesterol và chỉ số LDL

Kết quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ visfatin huyết thanh không có mối tương quan với các chỉ số lipid máu Do vậy vai trò của visfatin đối với các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên quan giữa resistin, visfatin với một số nguy cơ tim mạch – chuyển hóa ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (Trang 150)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(199 trang)
w