Máy kéo MTZ-50 kéo rơ móc chở gỗ với thiết bị tự bốc

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống thủy lực điều khiển neo giữ liên hợp máy lâm nghiệp khi làm việc trên vùng đồi núi có độ dốc lớn (Trang 38 - 39)

Nguồn: Trần Văn Tùng (2017)

Giai đoạn 1995 – 2015: Tác giả Lê Tấn Quỳnh đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn công nghệ và hệ thống thiết bị cơ giới hóa các khâu làm đất, trồng, chăm sóc rừng trồng và khai thác gỗ” (Lê Tấn Quỳnh, 2006). Các sản phẩm nổi bật của đề tài: Thiết kế cải tiến MKNN để làm việc trên điều kiện địa hình lâm nghiệp, hệ thống thiết bị xử lý thực bì chăm sóc rừng, hệ thống thiết bị làm đất trồng rừng, dây truyền công nghệ khai thác vận chuyển gỗ, đặc biệt đề tài đã nghiên cứu thiết kế rơ móc một trục kết hợp với máy kéo 4 bánh để vận chuyển gỗ nhỏ rừng trồng,… Các công trình nghiên cứu trên đều lựa chọn và sử dụng các loại máy kéo 4 bánh cỡ vừa và nhỏ từ 20 đến 50 mã lực làm nguồn động lực. Qua các nghiên cứu của Tổ chức Nông nghiệp và Lƣơng thực thế giới (FAO) và chƣơng trình đào tạo lâm nghiệp của Phần Lan cho thấy: Công nghệ trung bình với thiết bị cơ bản MKNN và cƣa xích cỡ nhỏ thƣởng tỏ ra thích hợp với các nƣớc đang phát triển. Để khuyến nghị và đẩy mạnh việc sử dụng MKNN trong các hoạt động lâm nghiệp ở các nƣớc phát triển, FAO đã chỉ đạo thực hiện hàng loạt các nghiên cứu chuyên đề ở các vùng khác nhau trên thế giới.

Năm 1986, FAO đƣợc sự giúp đỡ của chính phủ Phần Lan đã thực hiện đề tài nghiên cứu sử dụng MKNN có trang bị tời kéo gỗ ở Tanzania. Nghiên cứu

19

đƣợc thực hiện trên một lô 4,3ha rừng thông 27 tuổi. Cây có đƣờng kính 26- 40cm, chiều cao trung bình 25m. Máy kéo đƣợc chọn ở đây là MKNN nhãn hiệu VALMET, động cơ Diesel 3 xilanh có công suất tối đa khoảng 50kW. Máy kéo đƣợc trang bị tời 1 trống, đƣờng kính dây cáp 10mm, dung lƣợng cuốn cáp của trống tời 130m, sức kéo lết của tời 6 tấn. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là xác định tính phù hợp của MKNN khi làm việc trong rừng, xác định năng suất và giá thành vận xuất gỗ của thiết bị. Kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ ra rằng MKNN có thể làm việc tốt trong điều kiện rừng tƣơng đối bằng phẳng, phƣơng pháp kéo gỗ dài cho năng suất cao hơn và giá thành thấp hơn so với phƣơng pháp vận xuất gỗ ngắn.

Cùng năm 1986, tại Ethiopia, FAO đƣợc sự giúp đỡ của chính phủ Thụy Điển đã hoàn thành một đề tài nghiên cứu khác về sử dụng MKNN trong khai thác rừng trồng. Máy kéo đƣợc chọn nghiên cứu là MKNN nhãn hiệu VOLVO, động cơ diesel 3 xilanh có công suất tối đa 48kW. Kết quả nghiên cứu cho thấy phƣơng án dùng MKNN đƣợc trang bị rơ móc và tời cũng tỏ ra phù hợp và cho hiệu quả cao trong khai thác rừng trồng.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống thủy lực điều khiển neo giữ liên hợp máy lâm nghiệp khi làm việc trên vùng đồi núi có độ dốc lớn (Trang 38 - 39)