Nghiên cứu tổ hợp phân bón đối với giống đậu tương triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập nội và biện pháp kỹ thuật cho giống có triển vọng tại Thái Nguyên pps (Trang 105 - 108)

Thái Nguyên

Bón phân đầy đủ và cân đối là biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả của phân bón và năng suất đậu tương, điều này đã được các tác giả Ngô Thế Dân và cs, 1999 [10]; Phạm Văn Thiều, 2006 [44] khẳng định. Tác giả Phạm Văn Thiều, 2006[44] cho biết, bón cân đối N, P, K còn làm tăng phẩm chất đậu tương, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Để xác định rõ lượng phân của mỗi loại khi phối hợp và hiệu quả của việc bón phân cân đối cho đậu tương tại Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành khảo sát một số tổ hợp phân bón cho giống đậu tương có triển vọng 99084 - A28 với thời vụ và mật độ đã xác định được từ các thí nghiệm trên. Cụ thể: thời vụ gieo từ 15/2 - 6/3, mật độ vụ Xuân là 45 cây/m2. Để thiết lập các tổ hợp phân bón, chúng tôi dựa trên kết quả của các thí nghiệm 5, 6 và 7. Trong đó lựa chọn những công thức cho năng suất, lãi thuần và hiệu suất sử dụng phân bón cao thứ nhất và thứ 2 để phối hợp được 6 tổ hợp phân bón đem so sánh với công thức đối chứng (công thức đối chứng là công thức theo quy trình hiện hành đang được sử dụng).

Bảng 3.29. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống đậu tương 99084-A28 trong vụ Xuân 2009 tại TN Công thức Tổ hợp N:P:K Quả chắc/cây

(quả) Hạt chắc/quả (hạt) KL1000hạt (g) 1(đ/c) 30:60:30 23,8cd 1,87bc 155,7bcd 2 30:80:40 26,7abc 1,90bc 157,7bcd 3 30:100:50 27,5abc 1,98abc 164,7ab 4 40:80:40 32,3a 2,07a 165,2ab 5 40:80:50 30,2ab 2,03ab 165,5a 6 40:100:40 28,7ab 2,03ab 165,3ab 7 40:100:50 26,3c 2,00ab 162,3abc CV (%) 11,8 4,1 2,6 LSD(0,05) 5,88 0,14 7,51

(CT nn: 5 tn phân chung + 300 Kg vôi bt/ha).

Số liệu bảng 3.29 cho thấy, các tổ hợp phân bón khác nhau đã ảnh hưởng đến số quả chắc/cây của giống đậu tương thí nghiệm biến động từ 23,8 - 32,3 quả. Trong đó công thức 4 có số quả chắc/cây đạt cao nhất ( 32,3 quả) cao hơn công thức 1 đối chứng (23,8 quả) và công thức 7( 26,3 quả) chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Số hạt chắc/quả của các công thức phân bón dao động từ 1,87 - 2,07 hạt. Công thức 4 có số hạt chắc/quả cao nhất (2,07 hạt) hơn công thức đối chứng và công thức 2 chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

KL1000 hạt dao động từ 155,7 - 165,5 g. Các công thức 5 có KL1000 hạt cao đạt 165,5 g cao hơn công thức đối chứng và công thức 2 chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Bảng 3.30. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón năng suất và lãi thuần của giống đậu tương 99084-A28 tại Thái Nguyên

Công thức Tổ hợp N:P:K NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) Lãi thuần (triệu đồng) 1(đ/c) 30:60:30 24,2cd 20,8de 14,0 2 30:80:40 28,0c 23,3d 17,2 3 30:100:50 31,4abcd 25,8abcd 20,5 4 40:80:40 38,7a 30,5a 27,8 5 40:80:50 35,5ab 29,7ab 26,5 6 40:100:40 33,7abc 27,3abc 22,6 7 40:100:50 29,9 25,7abcd 20,1 CV (%) 13,5 12,4 LSD(0,05) 7,59 5,77

(CT nn: 5 tn phân chung + 300 Kg vôi bt/ha).

Bón đầy đủ và cân đối các loại phân đã làm tăng các yếu tố cấu thành năng suất như số quả chắc/cây, số hạt chắc/quả, KL1000 hạt nên đã làm tăng NSLT và NSTT của giống đậu tương thí nghiệm. NSLT dao động từ 24,2 - 38,7 tạ/ha, NSTT dao động từ 20,8 - 30,5 tạ/ha. Trong đó, công thức 4 có NSLT đạt 38,7 tạ/ha và NSTT đạt 30,5 tạ/ha, cao hơn công thức đối chứng và công thức 2 chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Kết quả hạch toán cho thấy, các công thức bón phân khác nhau cho lãi thuần khác nhau dao động từ 14,0 - 27,8 triệu đồng/ha. Trong đó, các công thức đều cho lãi thuần cao hơn công thức đối chứng và cao nhất là công thức 4 đạt 27,8 triệu đồng/ha.

Như vậy, bón phân với lượng 5 tấn phân chuồng + 40 kg N + 80 kg P2O5 + 40 kg K2O + 300 kg vôi bột/ha cho giống đậu tương 99084 - A28 đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập nội và biện pháp kỹ thuật cho giống có triển vọng tại Thái Nguyên pps (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)