Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập nội và biện pháp kỹ thuật cho giống có triển vọng tại Thái Nguyên pps (Trang 43 - 53)

2.3.2.1. Thí nghim 1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống

đậu tương nhập nội trong vụ Xuân và vụ Đông năm 2004 và 2005 tại Thái Nguyên

a/ Vt liu thí nghim: Gồm 10 giống đậu tương (bảng 2.1) tương ứng với 10 công thức: CT1: DT84 (đ/c) CT6: ĐT2000 CT 2: ĐT12 CT7: 95389(ĐT21) CT3: TQ CT8: CM60 CT4: VX92 CT9: 99084 - A18 CT5: VX93 CT10: 99084 - A28

Sơ đồ bố trí thí nghiệm so sánh giống

NLI NLII NLIII

1 2 8 3 9 7 5 10 4 6 7 3 8 1 2 4 8 5 9 6 10 2 4 9 10 5 1 7 3 6

b/ Thi gian và địa đim: Vụ Xuân gieo ngày 15/2/2004 và 18/2/2005, vụ Đông gieo 15/9/2004 và 17/9/2005 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

c/ Điu kin thí nghim: Thí nghiệm được tiến hành trên đất 1 vụ lúa, thành phần cơ giới nhẹ; pHKCl = 4,85; N tổng số = 0,11%; K tổng số = 0,55%; P tổng số = 0,07%; Mùn = 1,82%.

d/ Phương pháp b trí thí nghim: Theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (Randomized Complete Block Design - RCBD) với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 1,4m x 5 = 7m2.

- Quy trình kỹ thuật: Tuân theo quy trình khảo nghiệm giống đậu tương số 10TCN 339 - 2002 (Bộ NN& PTNT, 2001) [4 ] và số 10TCN 339 - 2006 (Bộ NN& PTNT, 2006) [38].

+ Mật độ: 35 cây/m2. Khoảng cách hàng cách hàng 35 cm, cây cách cây 8,2 cm. + Phân bón: 5 tấn phân chuồng + 30 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kg K2O + 300 kg vôi bột/ha.

+ Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi phát hiện và phun thuốc trừ sâu bệnh (nếu đến ngưỡng phòng trừ, theo hướng dẫn chung của BVTV)

+ Thu hoạch: Khi cây có 95% số quả chín khô, thu riêng từng ô, không để quả bị rơi rụng, phơi đập lấy hạt ngay khi quả khô.

e/ Các ch tiêu nghiên cu và phương pháp theo dõi: Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi được thực hiện theo hướng dẫn của quy trình khảo nghiệm giống đậu tương số 10TCN 339 - 2002 (Bộ NN& PTNT, 2001) [4] và số 10TCN 339 - 2006 (Bộ NN& PTNT, 2006) [38].

- Chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển:

+ Ngày mọc: Là ngày có khoảng 50% số cây trên ô mọc 2 lá mầm. + Ngày ra hoa: Là ngày có khoảng 50% số cây trên ô có hoa đầu tiên. + Ngày chắc xanh: Là ngày có khoảng 50% số cây trên ô có 1 quả đạt kích thước tối đa nằm ở 1 trong 4 đốt trên cùng của thân chính.

+ Ngày chín: Là ngày có 95% số quả/ô chín khô. + TGST: Tính từ ngày gieo đến ngày chín.

+ Chiều cao cây: Đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính lúc thu hoạch của 10 cây mẫu/ô (Chọn 10 cây mẫu/ô; lấy mỗi hàng 5 cây liên tục trên 2 hàng giữa luống, trừ 5 cây đầu hàng)

+ Số cành cấp 1: Đếm số cành mọc ra từ thân chính của 10 cây mẫu. + Số đốt trên thân chính: Đếm số đốt trên thân chính của 10 cây mẫu. - Chỉ tiêu về đặc tính sinh lý

+ Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất): Chỉ số diện tích lá được xác định theo phương pháp cân nhanh ở 2 thời kỳ hoa rộ và chắc xanh. Công thức tính chỉ số diện tích lá:

PB

CSDTL (m2 lá/m2 đất) =

PA × 100 × 3 × Mật độ Trong đó: PA: Khối lượng 1dm2 lá.

- Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính

+ Bệnh gỉ sắt (Phakopspora sojae): Được đánh giá ở thời kỳ chín sinh lý trước thu hoạch theo cấp bệnh từ 1 - 9 như sau;

+ Cấp 1: Không bị bệnh.

+ Cấp 3: 1 - 5% diện tích lá bị bệnh. + Cấp 5: 6 - 15% diện tích lá bị bệnh. + Cấp 7: 16 - 50% diện tích lá bị bệnh. + Cấp 9: > 50% diện tích lá bị bệnh.

- Sâu cuốn lá (Lamprosema indicata): Đếm tổng số lá bị cuốn/ tổng số lá trên cây theo dõi. Tính tỷ lệ %.

- Sâu đục quả (Eitiella zinekenella): Đếm số quả bị hại trên tổng số quả theo dõi. Tính tỷ lệ % ở thời kỳ thu hoạch.

- Tính chống đổ: Đánh giá ở thời kỳ chín theo thang điểm từ 1 - 5 như sau:

+ Điểm 1: Hầu hết các cây đều đứng thẳng. + Điểm 2: < 25% số cây bị đổ hẳn.

+ Điểm 3: 26 - 50% số cây bị đỏ hẳn, các cây khác nghiêng khoảng 450. + Điểm 4: 51 - 75% số cây bị đổ hẳn.

+ Điểm 5: > 75% số cây bị đổ hẳn.

- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

+ Số cây thực thu/ô: Đếm số cây thực tế mỗi ô thí nghiệm khi thu hoạch. + Số quả/cây: Đếm số quả trên 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình.

+ Số quả chắc/cây: Đếm số quả chắc trên 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình. + Số quả 1 hạt/cây: Đếm số quả 1 hạt trên 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình. + Số quả 2 hạt/cây: Đếm số quả 2 hạt trên 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình. + Số quả 3 hạt/cây: Đếm số quả 3 hạt trên 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình.

- Xác định số hạt chắc/quả theo công thức: Tổng số hạt/cây Hạt chắc/quả =

Tổng số quả chắc/cây

- Năng suất hạt (kg/ô): Thu để riêng từng ô, đập lấy hạt, phơi khô, làm sạch. Cân khối lượng (gồm cả hạt của 10 cây mẫu).

- Khối lượng 1000 hạt (g): Lấy ngẫu nhiên 3 mẫu 1000 hạt (độ ẩm 12%), cân khối lượng tính giá trị trung bình.

- Năng suất lý thuyết (NSLT):

Số quả chắc/cây × số hạt chắc/quả× KL1000 hạt × mật độ (cây/m2) NSLT=

10.000 (tạ/ha)

2.3.2.2. Thí nghim 2: Khảo nghiệm sản xuấtcác giống đậu tương có triển vọng trong vụ Xuân năm 2006 tại Thái Nguyên

a/ Địa đim: Xã Tràng Xá - Huyện Võ Nhai, xã Hóa Thượng - Huyện Đồng Hỷ và xã Sơn Cẩm - Huyện Phú Lương.

b/ Vt liu thí nghim: Gồm 3 giống có triển vọng chọn lọc được qua 4 vụ khảo nghiệm. Diện tích thí nghiệm: 500m2/giống/địa điểm.

Các công thức thí nghiệm như sau: CT1: VX93; CT3: 99084 - A28; CT2: ĐT2000; CT4: ĐT84 (đ/c)

Sơ đồ thí nghiệm 2

ĐT2000 99084 - A28 ĐT84 (đ/c) VX93

c/ Điu kin thí nghim: Thí nghiệm được bố trí trên đất 1 lúa có thành phần cơ giới nhẹ. Thành phần hoá tính đất tại các điểm thí nghiệm như sau:

Bảng 2.2. Thành phần hoá tính đất tại các điểm thí nghiệm

Chỉ tiêu Đồng Hỷ Võ Nhai Phú Lương

pHKCL 4,6 4,5 4,3 N 0,11 0,10 0,11 P2O5 0,13 0,15 0,11 K2O 0,73 0,62 0,67 Mùn 1,92 1,74 1,85 (Kết qu phân tích đất năm 2005)

Liều lượng phân bón, quy trình kỹ thuật như thí nghiệm 1.

d/ Các ch tiêu và phương pháp theo dõi:

- TGST: Tính từ ngày gieo đến ngày chín.

- NSTT: Cân toàn bộ khối lượng thực thu trên diện tích thí nghiệm, quy ra tạ/ha.

- Ý kiến của người sản xuất: Có hay không chấp nhận giống mới.

2.3.3. Nghiên cu mt s bin pháp k thut ch yếu đối vi ging đậu tương trin vng 99084 - A28 tương trin vng 99084 - A28

2.3.3.1. Thí nghim 3: Nghiên cứu xác định thời vụ trồng giống đậu tương 99084 - A28 trong vụ Xuân và vụ Đông tại Thái Nguyên.

a/ Thi gian và địa đim: Vụ Xuân và vụ Đông năm 2005 - 2006 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Bảng 2.3. Ngày gieo các thí nghiệm thời vụ

Vụ Xuân Vụ Đông Chỉ tiêu 2005 2006 2005 2006 Thời vụ 1 5/2 5/2 5/9 5/9 Thời vụ 2 15/2 15/2 15/9 15/9 Thời vụ 3 25/2 25/2 25/9 25/9 Thời vụ 4 7/3 6/3 5/10 5/10 Thời vụ 5 17/3 16/3 15/10 15/10

b/ Phương pháp b trí thí nghim: Theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 2,8m x 5 = 14,0m2.

c/ Điu kin thí nghim: Thí nghiệm được tiến hành trên đất 1 vụ lúa, thành phần cơ giới nhẹ; pHKCl = 4,85; N tổng số = 0,11%; K tổng số = 0,55%; P tổng số = 0,07%; Mùn = 1,82%.

d/ Liu lượng phân bón, mt độ, quy trình k thut: Thực hiện như thí nghiệm 1.

e/ Các ch tiêu theo dõi: CCC, số CC1, TGST, CSDTL, sâu hại, khả năng chống đổ, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.

2.3.3.2. Thí nghim 4: Nghiên cứu xác định mật độ trồng giống đậu tương 99084 - A28 trong vụ Xuân và vụ Đông 2007 - 2008 tại Thái Nguyên.

a/ Thi gian và địa đim: Vụ Xuân và vụ Đông năm 2007- 2008 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

b/ Các mt độ nghiên cu:

+ Mật độ 1: 25 cây/m2 (hàng cách hàng: 35cm; cây cách cây: 11,4 cm) + Mật độ 2: 35 cây/m2 (hàng cách hàng: 35cm; cây cách cây: 8,2 cm) + Mật độ 3: 45 cây/m2 (hàng cách hàng: 35cm; cây cách cây: 6,3 cm) + Mật độ 4: 55 cây/m2 (hàng cách hàng: 35cm; cây cách cây: 5,2 cm) + Mật độ 5: 65 cây/m2 (hàng cách hàng: 35cm; cây cách cây: 4,4 cm) Phương pháp bố trí thí nghiệm như thí nghiệm 3; quy trình kỹ thuật, điều kiện thí nghiệm, các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi như thí nghiệm 3.

2.3.3.3. Thí nghim 5: Nghiên cứu xác định liều lượng bón đạm thích hợp cho giống đậu tương 99084 - A28 trong vụ Xuân 2007 - 2008 tại Thái Nguyên.

Công thức nền: 5 tấn phân chuồng + 60 kg P2O5 + 30 Kg K2O + 300 kg vôi bột/ha.

a/ Thi gian và địa đim: Vụ Xuân năm 2007 - 2008 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

b/ Phương pháp b trí thí nghim: Theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 5 công thức 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 2,8m x 5 = 14,0m2.

+ CT 1: Nền + 20 Kg N + CT 2: Nền + 30 Kg N + CT 3: Nền + 40 Kg N + CT 4: Nền + 50 Kg N + CT 5: Nền + 60 Kg N.

c/ Điu kin thí nghim: Thí nghiệm được tiến hành trên đất 1 vụ lúa, thành phần cơ giới nhẹ; pHKCl = 4,85; N tổng số = 0,11%; K tổng số = 0,55%; P tổng số = 0,07%; Mùn = 1,82%.

d/ Các ch tiêu và phương pháp theo dõi: TGST, CCC, CSDTL thời kỳ chắc xanh, sâu hại, khả năng chống đổ, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và hạch toán các công thức bón đạm.

e/ Phương pháp theo dõi: Như thí nghiệm 1.

2.3.3.4. Thí nghim 6: Xác định liều lượng bón lân thích hợp cho đậu tương 99084 - A28 trong vụ Xuân tại Thái Nguyên.

Công thức nền: 5 tấn phân chuồng + 30 Kg N + 30 Kg K2O + 300 kg vôi bột/ha.

a/ Thi gian và địa đim: Vụ Xuân năm 2007 - 2008 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

b/ Phương pháp b trí thí nghim: Theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 5 công thức 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 2,8m x 5 = 14,0m2.

+ CT 1: Nền + 40 Kg P2O5 + CT 2: Nền + 60 Kg P2O5. + CT 3: Nền + 80 Kg P2O5. + CT 4: Nền + 100 Kg P2O5. + CT 5: Nền + 120 Kg P2O5.

c/ Điu kin thí nghim: Thí nghiệm được tiến hành trên đất 1 vụ lúa, thành phần cơ giới nhẹ; pHKCl = 4,85; N tổng số = 0,11%; K tổng số = 0,55%; P tổng số = 0,07%; Mùn = 1,82%.

d/ Quy trình k thut, các ch tiêu và phương pháp theo dõi: như thí nghiệm 5, thêm phần hiệu suất phân lân.

2.3.3.5. Thí nghim 7: Xác định liều lượng bón kali thích hợp cho đậu tương 99084 - A28 trong vụ Xuân tại Thái Nguyên

Công thức nền: 5 tấn phân chuồng + 30 Kg N + 60 Kg P2O5 + 300 kg vôi bột/ha.

a/ Thi gian và địa đim: Vụ Xuân năm 2007 - 2008 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

b/ Phương pháp b trí thí nghim: Theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 5 công thức 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 2,8m x 5 = 14,0m2.

+ CT 1: Nền + 20 Kg K2O + CT 2: Nền + 30 Kg K2O + CT 3: Nền + 40 Kg K2O + CT 4: Nền + 50 Kg K2O + CT 5: Nền + 60 Kg K2O.

c/ Điu kin thí nghim: Thí nghiệm được tiến hành trên đất 1 vụ lúa, thành phần cơ giới nhẹ; pHKCl = 4,85; N tổng số = 0,11%; K tổng số = 0,55%; P tổng số = 0,07%; Mùn = 1,82%.

d/ Quy trình k thut, các ch tiêu và phương pháp theo dõi: như thí nghiệm 5, thêm phần hiệu suất phân kali.

2.3.3.6. Thí nghim 8: Xác định tổ hợp phân bón thích hợp cho đậu tương 99084 - A28 trong vụ xuân tại Thái Nguyên

Thí nghiệm gồm 7 công thức, các công thức lấy từ các công thức cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất trong các thí nghiệm 3, 4, 5, 6, 7.

a/ Thi gian và địa đim: Vụ Xuân năm 2009 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

b/ Phương pháp b trí thí nghim: Theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 7 công thức 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 2,8m x 5 = 14,0m2.

Công thức nền: 5 tấn phân chuồng + 300 kg vôi bột/ha. Lượng N : P : K của các công thức thí nghiệm như sau:

+ CT1: 30: 60 : 30 (đ/c) + CT5: 40 : 80 : 50 + CT2: 30: 80 : 40 + CT6: 40 : 100 : 40

+ CT3: 30 :100 : 50 + CT7: 40 : 100 : 50 + CT4: 40 : 80 : 40

c/ Điu kin thí nghim: Thí nghiệm được tiến hành trên đất 1 vụ lúa, thành phần cơ giới nhẹ; pHKCl = 4,85; N tổng số = 0,11%; K tổng số = 0,55%; P tổng số = 0,07%; Mùn = 1,82%.

d/Quy trình k thut: như thí nghiệm 4.

e/ Các ch tiêu theo dõi: Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và lãi thuần.

2.3.4. Xây dng mô hình trình din ging đậu tương 99084 - A28 trong v

Xuân 2010 ti Thái Nguyên

a/ Địa đim: Gồm 3 địa bàn là xã Tràng Xá - Huyện Võ Nhai, Xóm Việt Cường - xã Hóa Thượng - Huyện Đồng Hỷ và Xóm Táo - xã Sơn Cẩm - Huyện Phú Lương.

b/ Điu kin xây dng mô hình: Như thí nghiệm 2. Diện tích mô hình: 1000m2/mô hình/địa điểm.

+ MH1: Giống mới + Kỹ thuật canh tác mới (thời vụ, mật độ và phân bón thích hợp được xác định ở các thí nghiệm 3, 4, 8).

c/ Các ch tiêu đánh giá mô hình: Nông dân trực tiếp tham gia xây dựng mô hình và đánh giá: Năng suất (tạ/ha), hiệu quả kinh tế của mô hình (thu - chi) và ý kiến có hay không chấp nhận giống mới và kỹ thuật mới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập nội và biện pháp kỹ thuật cho giống có triển vọng tại Thái Nguyên pps (Trang 43 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)