Kết quả nghiên cứu xác định mật độ trồng giống đậu tương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập nội và biện pháp kỹ thuật cho giống có triển vọng tại Thái Nguyên pps (Trang 84 - 91)

Như vậy, căn cứ vào tình hình sinh trưởng của giống, sâu bệnh hại và năng suất, đồng thời để phù hợp trong các công thức luân canh thì thời vụ tốt nhất cho trồng đậu tương xuân ở Thái Nguyên là từ 15/2 đến 6/3. Vụ Đông nên gieo từ mồng 5 tháng 9 khi thu hoạch lúa mùa sớm và kết thúc trước ngày 25 tháng 9 để tránh gặp lạnh và khô ở cuối vụ ảnh hưởng đến năng suất.

3.3.2.Kết qu nghiên cu xác định mt độ trng ging đậu tương 99084 - A28 trong v Xuân và vụĐông ti Thái Nguyên A28 trong v Xuân và vụĐông ti Thái Nguyên

3.3.2.1. nh hưởng ca mt độ trng đến mt s ch tiêu sinh trưởng ca ging đậu tương 99084 - A28 ti Thái Nguyên

Mật độ gieo trồng đã ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng như TGST, CCC và CSDTL của giống đậu tương 99084 - A28.

- TGST: Các công thức gieo trồng với mật độ càng cao MĐ4 và MĐ5

(55 và 65 cây/m2) càng rút ngắn TGST còn 97 - 99 (trong vụ Xuân) và 83 - 86 ngày (trong vụ Đông), trong khi ở mật độ trồng thưa MĐ1 (25 cây/m2) có TGST là 102 ngày (trong vụ Xuân) và 90 ngày (trong vụ Đông).

CCC: Mật độ gieo trồng đã ảnh hưởng đến CCC của giống đậu tương thí nghiệm, càng tăng mật độ trồng thì CCC có xu hướng tăng, dao động từ 53,0 - 63,0 cm trong vụ Xuân và 27,8 - 37,3 cm trong vụ Đông. CCC cao nhất ở mật độ MĐ4 và MĐ5 ( 55 và 65 cây/m2) đạt 60,8 - 63,0 cm trong vụ Xuân và 34,5 - 37,3 cm trong vụ Đông; CCC thấp nhất ở mật độ MĐ1 có 53,0 cm trong vụ Xuân và 27,8 cm trong vụ Đông thấp hơn các mật độ MĐ3, MĐ4, MĐ5 chắc chắn ở mức tin cậy 95% ở cả 2 vụ thí nghiệm. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Cober và đồng tác giả, 2005 [70]. Tác giả cho biết khi gieo đậu tương ở mật độ cao, cây đậu tương thường tăng chiều cao cây.

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống đậu tương 99084 - A28 tại Thái Nguyên

TGST (ngày) CCC (cm) CSDTL (m2lá/m2đất) Chỉ tiêu Công thức VX VX VX MĐ1 (25) 102 90 53,0c 27,8cd 3,0bc 2,3bc MĐ2 (35) 100 88 55,8bc 30,1c 3,4b 2,7bc MĐ3 (45) 100 87 56,7b 32,6bc 3,6ab 3,2b MĐ4 (55) 99 86 60,8ab 34,5b 4,0ab 3,7ab MĐ5 (65) 97 83 63,0a 37,3a 4,4a 4,3a CV (%) 1,7 3,0 5,0 2,2 LSD(0,05) 2,6 2,71 0,51 1,90 (S liu trung bình 2 năm 2007, 2008. X lý thng kê tng v, ph lc 24, 28)

-CSDTL: Mật độ trồng ảnh hưởng rất lớn đến CSDTL trong cả vụ Xuân và vụ Đông. CSDTL của cả 2 vụ đều tăng theo chiều tăng của mật độ trồng. CSDTL trong vụ Xuân dao động từ 3,0 - 4,4 m2lá/m2 đất, trong đó MĐ1(25

cây/m2) CSDTL thấp nhất chỉ đạt 3,0 m2 lá/m2 đất thấp hơn chắc chắn so với các mật độ MĐ3, MĐ4, MĐ5. Vụ Đông CSDTL dao động từ 2,3 - 4,3 m2lá/m2

đất, MĐ1(25 cây/m2) có CSDTL thấp nhất (2,3 m2 lá/m2đất) thấp hơn chắc chắn so với các mật độ MĐ4 và MĐ5 chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

3.3.2.2. nh hưởng ca mt độ trng đến tình hình sâu bnh và chng đổ ca ging đậu tương 99084- A28 ti Thái Nguyên

Mật độ gieo trồng khác nhau đã làm thay đổi tiểu khí hậu, CCC, CSDTL trong quần thể cây đậu tương và ảnh hưởng đến tình hình sâu hại và khả năng chống đổ của giống. Theo dõi về ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của giống đậu tương thí nghiệm chúng tôi thấy không xuất hiện các loại bệnh hại mà chủ yếu chỉ có sâu cuốn lá và sâu đục quả. Kết quả được trình bày ở bảng 3.20.

Bảng 3.20. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu hại và chống đổ của giống đậu tương 99084 - A28 tại Thái Nguyên

Sâu cuốn lá (% lá bị hại) Sâu đục quả (% quả bị hại) Chống đổ (điểm 1 -5) Chỉ tiêu Công thức VX VX VX MĐ1 (25) 6,5d 4,7e 4,3d 5,8cd 1 1 MĐ2 (35) 9,1cd 7,9d 7,0cd 8,2c 1 1 MĐ3 (45) 11,5c 12,4c 7,7c 9,8bc 2 1 MĐ4 (55) 15,0b 16,7b 11,8b 13,8b 2 1 MĐ5 (65) 19,6a 23,5a 14,4a 19,2a 3 2 CV (%) 10,6 2,2 4,2 13,4 LSD(0,05) 3,61 0,19 1,04 4,22 (S liu trung bình 2 năm 2007, 2008. X lý thng kê tng v, ph lc 25, 29)

-Sâu cuốn lá: Mật độ gieo trồng đã ảnh hưởng đến mức độ hại của sâu cuốn lá đậu tương. Trong cả vụ Xuân và vụ Đông, mật độ trồng càng cao thì sâu cuốn lá càng hại nhiều. Mật độ MĐ1 (25 cây/m2) tỷ lệ lá bị hại thấp nhất (6,5% trong vụ Xuân và 4,7% trong vụ Đông), thấp hơn chắc chắn các mật độ MĐ3, MĐ4, MĐ5 ở cả 2 vụ thí nghiệm.

- Sâu đục quả: Đây là loại sâu nguy hiểm nhất đối với đậu tương vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng hạt. Mật độ cao dẫn đến CSDTL lớn đã tạo môi trường tốt cho sâu đục quả phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ quả bị hại tăng dần theo chiều tăng của mật độ và cao nhất ở MĐ5. Vụ Xuân MĐ1 (25 cây/m2) có tỷ lệ quả bị hại ít nhất (4,3% quả bị hại) ít hơn chắc chắn so với các mật độ nghiên cứu còn lại.Vụ Đông, MĐ1 có tỷ lệ quả bị hại (5,8%) ít hơn MĐ4 và MĐ5 chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

- Khả năng chống đổ: liên quan với chiều cao cây, đường kính thân và điều kiện ngoại cảnh. Nghiên cứu của Cober và đồng tác giả (2005) [70] cho biết: Mật độ gieo trồng cao đã làm tăng chiều cao cây của đậu tương và làm tăng tỷ lệ đổ ngã. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất đậu tương. Kết quả thí nghiệm cho thấy trong vụ Xuân khi tăng mật độ trồng từ 45 - 65 cây/m2 thì số cây bị đổ có xu hướng tăng, MĐ3 và MĐ4 có tỷ lệ cây bị đổ <25% được đánh giá ở thang điểm 2; MĐ5 đánh giá ở thang điểm 3 (25 - 50% cây bị đổ). Vụ Đông do CCC thấp nên tất cả các công thức đều không đổ đánh giá ở thang điểm 1.

3.3.2.3. nh hưởng ca mt độ trng đến các yếu t cu thành năng sut ca ging đậu tương 99084 - A28 ti Thái Nguyên

Mật độ gieo trồng đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển và ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. Mức độ ảnh hưởng của mật độ đến năng suất đã được Duncan và đồng tác giả (1978) [73] kết luận như sau:Với một giống đậu tương cụ thể mối quan hệ giữa mật độ trồng với năng suất hạt thường biến đổi theo 3 mức sau: Mức 1 là mức năng suất

tăng tương quan tuyến tính khi tăng mật độ gieo; mức 2 là mức năng suất hạt đạt được tới đỉnh tối đa; mức 3 là mức năng suất sẽ không tăng khi tăng mật độ gieo trồng và bắt đầu giảm khi tăng mật độ. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất giống đậu tương 99084 - A28 trong vụ Xuân và vụ Đông được trình bày ở bảng 3.21.

- Số quả chắc/cây: Mật độ gieo trồng đã ảnh hưởng rất lớn đến số quả chắc/cây của đậu tương. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Văn và đồng tác giả, 2001 [48], Mayer và đồng tác giả, 1991 [95] cho biết: nếu trồng quá dày cây sẽ thiếu dinh dưỡng và ánh sáng nên ít phân cành, số hoa, số quả ít, KL1000 hạt nhỏ. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Số quả chắc/cây trong cả vụ Xuân và vụ Đông khác nhau chắc chắn giữa các mật độ nghiên cứu. Số quả chắc/cây vụ Xuân dao động từ 11,2 - 29,2 quả và vụ Đông dao động từ 11,4 - 25,9 quả. Ở cả 2 vụ thí nghiệm số quả chắc/cây đều đạt cao nhất ở mật độ MĐ1 (25 cây/m2) là 29,2 và 25,9 quả, sau đó giảm khá nhanh khi tăng mật độ trồng và thấp nhất ở mật độ MĐ5 (65 cây/m2) còn 12,2 và 11,4 quả.

Bảng 3.21. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống đậu tương 99084- A28 tại Thái Nguyên

Quả chắc/cây (quả) Hạt chắc/quả (hạt) KL1000 hạt (g) Chỉ tiêu Công thức VX VX VX MĐ1 (25) 29,2a 25,9a 2,03a 1,90a 164,7a 162,5a MĐ2 (35) 23,8b 20,7b 2,00ab 1,88ab 162,3b 161,4ab MĐ3 (45) 18,3c 18,7c 1,98ab 1,83b 159,8c 161,1ab MĐ4 (55) 14,5d 14,7d 1,90b 1,81bc 157,2d 158,9b MĐ5 (65) 11,2e 11,4e 1,83c 1,73c 154,5e 158,4bc CV (%) 5,2 1,8 0,8 1,1 0,4 0,3 LSD(0,05) 2,80 0,93 0,5 0,05 1,93 1,54 (S liu trung bình 2 năm 2007, 2008. X lý thng kê tng v, ph lc 26, 30)

- Số hạt chắc/quả: Mật độ trồng khác nhau đã ảnh hưởng đến số hạt chắc/quả. Số hạt chắc /quả trong vụ Xuân đạt từ 1,83 - 2,03 hạt, vụ Đông đạt 1,73 - 1,90 hạt. Kết quả xử lý thống kê thấy rằng, mặc dù số hạt chắc/quả của các mật độ liền kề không có sự khác nhau nhưng mật độ trồng thưa MĐ1 và MĐ2 (25 và 35 cây/m2) có số hạt chắc/quả nhiều hơn chắc chắn các mật độ trồng dày MĐ4 và MĐ5 (55 và 65 cây/m2) trong cả vụ Xuân và vụ Đông.

- Khối lượng 1000 hạt: KL1000 giảm dần theo mức tăng của mật độ trồng trong cả vụ Xuân và vụ Đông. KL1000 hạt vụ Xuân dao động từ 154,5 - 164,7 g, vụ Đông dao động từ 158,4 - 162,5 g. Trong đó, KL1000 giữa các mật độ trong vụ Xuân khác nhau có ý nghĩa thống kê còn trong vụ Đông KL1000 hạt của các công thức liền kề không khác nhau nhưng mật độ trồng thưa MĐ1 vẫn có KL1000 hạt cao hơn chắc chắn mật độ MĐ4 và MĐ5. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Văn và đồng tác giả, 2001 [48] khi trồng quá dày cây sẽ thiếu dinh dưỡng và ánh sáng nên KL1000 hạt nhỏ.

3.3.2.4. nh hưởng ca mt độ trng năng sut ca ging đậu tương 99084- A28 ti Thái Nguyên

Bảng 3.22. Ảnh hưởng của mật độ trồng năng suất của giống đậu tương 99084- A28 tại Thái Nguyên

Vụ Xuân Vụ Đông Chỉ tiêu Công thức NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ ha) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ ha) MĐ1 (25) 23,2c 19,5c 20,0c 14,6d MĐ2 (35) 27,8a 25,0a 22,0b 16,2c MĐ3 (45) 26,1b 23,0b 24,7a 19,0a MĐ4 (55) 22,2d 19,0cd 23,4ab 17,8b MĐ5 (65) 18,6e 16,6d 19,9cd 14,6d CV (%) 0,9 1,5 2,4 2,5 LSD(0,05) 0,58 0,85 1,45 1,12 (S liu trung bình 2 năm 2007, 2008. X lý thng kê tng v, ph lc 27, 31)

0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 M1 (25) M2 (35) M3 (45) M4 (55) M5 (65) Mật độ LTVX TTVX LTVĐ TTVĐ

Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất giống đậu tương 99084 - A28 trong vụ Xuân và vụ Đông tại Thái Nguyên

Số liệu bảng 3.22 và biểu đồ 3.2.cho thấy, trong cả vụ Xuân và vụ Đông các mật độ khác nhau cho NSLT và NSTT khác nhau có ý nghĩa thống kê. Trong vụ Xuân, NSLT dao động từ 18,6 - 27,8 tạ/ha, NSTT từ 16,6 - 25,0 tạ/ha. Cả NSLT và NSTT tăng dần từ mật độ MĐ1 và đạt cao ở các mật độ M Đ2 65 cây/m2 (NSLT đạt 27,8 tạ/ha và NSTT đạt 25,0 tạ/ha) sau đó lại giảm dần và giảm nhanh khi tăng đến mật độ MĐ5 65 cây/m2 (NSLT đạt 18,6 tạ/ha và NSTT đạt 16,6 t ạ/ha).

Trong vụ Đông, cả NSLT và NSTT tăng theo chiều tăng của mật độ trồng từ MĐ1 đến MĐ3 (45 cây/m2) nhưng sau đó giảm khi tiếp tục tăng mật độ. NSLT dao động từ 19,9 - 24,7 tạ/ha, NSTT từ 16,6 - 19,0 tạ/ha và đạt cao nhất ở mật độ MĐ3 45 cây/m2 (NSLT đạt 24,7 tạ/ha, NSTT đạt 19,0 tạ/ha).

Tóm lại: Mật độ gieo trồng đã ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của giống đậu tương 99084 - A28 trong vụ Xuân và vụ Đông ở tỉnh Thái Nguyên. Mật độ gieo trồng cao đã làm tăng một số chỉ tiêu như chiều

cao cây, chỉ số diện tích lá, mức độ hại của sâu cuốn lá và sâu đục quả. Ngược lại, tăng mật độ trồng đã làm rút ngắnTGST, giảm số CC1, số quả chắc/cây, số hạt chắc/quả và KL1000 hạt. Năng suất tăng theo chiều tăng của mật độ đến một giới hạn nhất định (35 - 45 cây/m2) sau đó giảm khi tiếp tục tăng mật độ trồng (65 cây/m2). Từ số liệu thu được ta thấy mật độ trồng thích hợp cho giống đậu tương 99084 - A28 trong điều kiện vụ Xuân của Thái Nguyên là 35 cây/m2và vụ Đông là 45 cây/m2. Ở các mật độ này giống cho NSTT cao nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập nội và biện pháp kỹ thuật cho giống có triển vọng tại Thái Nguyên pps (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)