Một số khái niệm về dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Đặc điểm viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi có suy dinh dưỡng tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 26)

- Dinh dưỡng là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ, cân đối các thành phần dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện, tăng trưởng của

cơ thể đảm bảo chức năng sinh lý và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội.

- Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm về chức phận, cấu trúc và hóa sinh, phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Tình trạng dinh dưỡng phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khỏe. Khi cơ thể có TTDD không tốt (thiếu hoặc thừa dinh dưỡng) là thể hiện có vấn đề sức khỏe hoặc dinh dưỡng hoặc cả hai.

- Suy dinh dưỡng trẻ em là sự mất cân bằng giữa nhu cầu dinh dưỡng và lượng nhập vào ở trẻ, dẫn đến việc thâm hụt tích luỹ năng lượng, protein và vi chất dinh dưỡng. SDD hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ.

- Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ thái quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Trẻ thừa cân, béo phì dễ mắc các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường,... Trẻ còn dễ rối loạn giấc ngủ, dễ bị chứng ngừng thở lúc ngủ; nguy cơ dậy thì sớm hoặc rối loạn kinh nguyệt, có thể ảnh hưởng khả năng sinh sản về sau và hạn chế chiều cao của trẻ.

1.2.2. Phân loại tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em

Đánh giá TTDD là một nội dung kỹ thuật quan trọng hàng đầu của dinh dưỡng học. TTDD người có thể được đánh giá thông qua các biểu hiện lâm sàng đặc hiệu, các chỉ số sinh hoá và các số đo nhân trắc dinh dưỡng.

Cho đến nay số đo nhân trắc dinh dưỡng vẫn được xem là chỉ số nhạy, khách quan và có ý nghĩa, được ứng dụng rộng rãi trong việc đánh giá TTDD của một cá thể hay của cộng đồng.

Hiện nay, WHO khuyến nghị sử dụng chuẩn tăng trưởng của WHO 2006 theo các chỉ tiêu Z – Scores để đánh giá TTDD trẻ em.

Cách tính chỉ số Z-Score:

Kích thước đo được – Giá trị TB của Quần thể chuẩn Z-Score = ---

Giá trị độ lệch chuẩn (SD) của quần thể chuẩn

Để đánh giá TTDD ở trẻ từ 0 đến 5 tuổi, TTDD ở trẻ em được nhận định chủ yếu dựa vào 3 chỉ tiêu sau:

Cân nặng theo tuổi: Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất và sớm nhất, cân nặng của trẻ được so sánh với cân nặng của trẻ cùng tuổi, cùng giới của quần thể tham chiếu WHO.Trẻ có cân nặng theo tuổi thấp là trẻ bị SDD chung, không phân được SDD mạn tính hay cấp tính, trường hợp này còn được gọi là trẻ nhẹ cân.

Chiều cao theo tuổi: Chiều cao của trẻ được so sánh với trẻ cùng tuổi, cùng giới của quần thể tham chiếu. Chiều cao theo tuổi phản ánh sự tăng trưởng về chiều cao, chiều cao theo tuổi thấp chỉ sự thiếu sức khỏe hay thiếu dinh dưỡng đã kéo dài và tích lũy. Trẻ có chiều cao theo tuổi thấp gọi là trẻ SDD mạn tính hay trẻ bị còi cọc hoặc SDD thể thấp còi.

Cân nặng theo chiều cao: Cân nặng theo chiều cao phản ánh trọng lượng với cơ thể, chỉ số này thấp là hậu quả của một quá trình cấp tính và nặng dẫn tới mất cân bằng đáng kể, thường là đói cấp tính hoặc bệnh nặng. Trẻ có cân nặng theo chiều cao thấp gọi là trẻ SDD cấp hay gầy mòn hoặc thể gầy còm là chỉ số đánh giá SDD hiện tại, cần phải ưu tiên can thiệp.

Bảng 1.2: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa theo tiêu chuẩn của WHO [77]

Chỉ số < - Trẻ < - Trẻ T ừ Bìn > 2 Th > 3 Béo Chỉ số < - Trẻ < - Trẻ T ừ Bìn > 2 > 3 Chỉ số < - Trẻ < - Trẻ T ừ Bìn > 2 Th > 3 Béo

1.2.3. Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới và ViệtNam Nam

1.2.3.1. Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới

Mặc dù tình trạng SDD trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới đã được cải thiện khá nhiều trong những năm qua, tuy nhiên tỷ lệ SDD vẫn còn ở mức đáng báo động. Theo báo cáo mới đây của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc(UNICEF), WHO và Tổ chức Ngân hàng Thế giới cho thấy, từ năm 2000 đến năm 2019tỷ lệ SDD thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể từ 32,4% xuống còn

21,3%. Trong đó, tỷ lệ này cao nhất nhất ở châu Đại Dương là 38,4% (trừ Úc và New Zealand), tiếp đến là Đông Phi với 34,5% và thấp nhất ở Bắc Mỹ với 2,6%. Có sự chênh lệch lớn về xu hướng giảm tỷ lệ SDDthể thấp còi giữa các khu vực, tỷ lệ này giảm nhanh ở Nam Á (từ 49,7% năm 2000 xuống 31,7% vào năm 2019) nhưng lại tăng nhẹ ở châu Đại Dương (từ 37,0% năm 2000 lên

38,4% năm 2019) [71].

Cũng theo báo cáo này, năm 2019 trên thế giới có tới 47 triệu trẻ em dưới

5 tuổi bị SDD thể gầy còm chiếm 6,9%, tỷ lệ này cao nhất ở Nam Á (14,3%), đây là khu vực chiếm hơn một sửa số trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thể gầy còm và thấp nhất ở Bắc Mỹ (chiếm 0,4%)(Hình 1.1)[71].

Hình 1.1: Phân bố tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm ở trẻ em dưới 5 tuổi theo khu vực, năm 2019 [71]

Tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi phân bố không đồng đều giữa các khu vực trên thế giới. Châu Phi và châu Á là khu vực có tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi cao hơn cả. Theo thống kê vào năm 2015, châu Phi chiếm một phần ba số trẻ em dưới 5 tuổi thiếu dinh dưỡng trên toàn cầu với khoảng 39% SDD thể thấp còi, 10% SDD thể gầy còm và 25% thể nhẹ cân [41]. Trong một nghiên cứu hệ thống của Abdulahi (2017) tại Ethiopia về TTDD ở trẻ em dưới 5 tuổi cho thấy tỷ lệ SDD thể thấp còi, thể nhẹ cân và thể gầy còm lần lượt là 42,0%; 33,0% và 15,0% [39].

Ở khu vực Nam Á, Ấn Độ là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất về giáo dục và công nghệ. Mặc dù có sự tiến bộ về kinh tế, nhưng Ấn Độ lại thất bại trong việc phòng chống SDD. Năm 2017, Ấn Độ có tỷ lệ SDD gần gấp đôi châu Phi với 43% trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD nhẹ cân, 48% SDD thấp còi [52].

1.2.3.2. Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam

Tại Việt Nam, tỷ lệ SDD ở trẻ dưới 5 tuổi được đánh giá là đã giảm nhanh và bền vững trong những năm qua, kiến thức thực hành dinh dưỡng của người dân ngày càng được nâng lên, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ngày càng được cải thiện. Kết quả đó là sự đóng góp của các Chương trình phòng chống SDD, chương trình bổ sung vitamin A, phòng chống thiếu máu do thiếu sắt đã được triển khai trên toàn quốc... Theo số liệu điều tra của Viện Dinh Dưỡng quốc gia từ năm 2008 đến năm 2015, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 19,9% xuống còn 14,1% và tỷ lệ SDD thể thấp còi giảm từ 32,6% xuống còn 24,6% [37].

Biểu đồ 1.1: Diễn biến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi [37]

Theo số liệu thống kê của Viện Dinh Dưỡng năm 2017 ở biểu đồ 1.2 cho thấy tỷ lệ SDD thể thấp còi và gầy còm ở trẻ dưới 5 tuổi không đồng đều giữa các vùng sinh thái. Tỷ lệ SDD thể thấp còi và gầy còm còn ở mức cao tại khu

vực Tây Nguyên, trung du và miền núi phía Bắc. Trong khi đó, tỷ lệ này thấp hơn nhiều tại các vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng [37]. Như vậy, tỷ lệ SDD trẻ em ở miền núi luôn cao hơn đồng bằng.

40 (%)

35 33.4 29.5

25 20 15 13.4 10 23.8 10.2 21.1 18.8 15.5 20.8 8.6 18.7 11.6 22.5 5 0 Toàn quốc Đồng bằng

sông Hồng miền núi phíaTrung du và Bắc

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long

SDD thể nhẹ cân SDD thể thấp còi

Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi theo vùng sinh thái (2017)[37]

Ngoài ra, tại các khu vực nông thôn tỷ lệ SDDcũng cao hơn ở thành thị. Nghiên cứu của Đinh Đạo (2014) trên trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số tại Quảng Nam cho thấy, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 36,5%, thể thấp còi là 62,8% và thể gầy còm là 8,4% [7]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhung tại một số xã đặc biệt khó khăn thuộc tỉnh Sơn La năm 2015, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm cũng còn ở mức khá cao (lần lượt là 43,0%; 57,8% và 11,5%) [21]. Trong khi đó, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thịnh (2013) tại một số xã thuộc tỉnh Vĩnh Phúc thì tỷ lệ SDD của trẻ dưới 5 tuổi thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm thấp hơn đáng kể, lần lượt là 11,2%; 30,2% và 7,1% [30]. Điều này được lý giải bởi sự bất cập trong việc tiếp cận dịch vụ y tế, trình độ dân trí và khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực nông thôn, miền núi so với các thành phố lớn và các khu đô thị. Tỷ lệ SDD giảm, nhưng vẫn còn cao tại các vùng

núi, nông thôn trong khi tại các thành phố, khu đô thị có xu hướng tăng tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì.

Đã có một số nghiên cứu khảo sát tình trạng SDD của trẻ dưới 5 tuổi tại bệnh viện. Năm 2006, Trần Kim Cúc và cộng sự đã tiến hành khảo sát TTDD của trẻ em điều trị nôi trú tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 – Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận: Ở thời điểm nhập viện có tới 26,5% trẻ SDD nhẹ cân, 50,5% SDD còi cọc và 13,9% SDD gầy còm. Tỷ lệ SDD giữa các khoa có sự khác biệt, cao nhất ở khoa sơ sinh (41%), hồi sức (63%) và tim mạch (67%) [3].

Nghiên cứu của Tô Thị Hảo ở trẻ dưới 5 tuổi tại phòng khám Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2011 cho thấy tỷ lệ SDD nhẹ cân là 9,8%, SDD thấp còi là 5,0% và SDD thể gầy còm là 8,1%. SDD chiếm tỷ lệ cao nhất là ở nhóm tuổi 12 - 23 tháng, tỷ lệ SDD giảm dần tỷ lệ nghịch với tuổi của trẻ. SDD độ I chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả 3 thể SDD [9]. Nghiên cứu của Vũ Thị Vân Anh (2019) trên 758 trẻ dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh cho tỷ lệ cao hơn với SDD thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm lần lượt là 11,0%, 11,1% và

8,4% [1].

1.2.3.3. Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ bị viêm phổi

Giữa bệnh nhiễm trùng và SDD có một vòng xoắn bệnh lý: khi trẻ bị SDD thường dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm trùng thứ phát làm SDD nặng hơn. Do đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ bị viêm phổi đã được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước.

Nghiên cứu của Linda Amalia và cộng sự (2018) tại Indonesia ở trẻ em VP phải nằm viện thì tỷ lệ SDD chung là 13,2% [42]. Nghiên cứu của Savitha MR và cộng sự (2020) tại Ấn Độ trên 97 trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng (viêm phổi và tiêu chảy) ghi nhận tỷ lệ suy dinh dưỡng cấp tính vừa là 21,65%, suy dinh dưỡng cấp tính nặng là 18,55% [67].

Nghiên cứu của Huỳnh Văn Tường và cộng sự (2012) trên 196 trường hợp viêm phổi cộng đồng nặng tại Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1, trẻ suy

dinh dưỡng chiếm tỷ lệ 17,3%. Trong đó, 10,2% trẻ suy dinh dưỡng nhẹ, 5,6% trẻ suy dinh dưỡng vừa, 1,5% suy dinh dưỡng nặng [34]. Một nghiên cứu tương tự tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ (2014) cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ từ 2 tháng – 5 tuổi mắc viêm phổi cộng đồng là 11,7%. Trong đó, suy dinh dưỡng vừa chiếm 8,2%, suy dinh dưỡng nặng chiếm 1,5% và suy dinh dưỡng rất nặng là 2% [26]. Nghiên cứu của Chung Hữu Nghị (2018) tại Cần Thơ ghi nhận tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ 2 tháng – 5 tuổi bị viêm phổi cao hơn (chiếm

19,9%) [16]. Có thể thấy rằng, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ viêm phổi còn khá cao.

1.2.4.Hậu quả của suy dinh dưỡng ở trẻ em

Hậu quả của SDD tuỳ theo mức độ nhưng ít nhiều đều có ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tâm thần vận động, suy giảm miễn dịch và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Nhiều chứng cứ cho thấy SDD có ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ bệnh tật và sự sống còn của trẻ trước mắt và lâu dài. Mối liên quan giữa SDD và bệnh nhiễm trùng đã được ghi nhận ở nhiều nhóm tuổi tại nhiều quốc gia khác nhau và tại các cơ sở lâm sàng.

Một nghiên cứu lớn của Victoria (2015) thực hiện tại 8 khu đô thị của các quốc gia khác nhau cho thấy trẻ sơ sinh SDD thể gầy còm và thấp còi có nguy cơ bị nhiễm trùng sơ sinh cao gấp khoảng 2 lần những nhóm trẻ không SDD [72].

Nghiên cứu của Bechard và cộng sự tại Hoa Kỳ (2016) trên 1622 trẻ được chăm sóc tại PICU ghi nhận tỷ lệ trẻ SDD là 17,9%. Khi so sánh với trẻ có cân nặng bình thường, tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng khi ở lại PICU cao hơn đáng kể ở nhóm trẻ bị SDD (OR = 1,88; 95% CI: 1,18 – 3,01; p = 0,008) [45].

Về sinh lý bệnh, SDD có tác động lên các chức năng miễn dịch và do đó làm tăng tính nhạy cảm với nhiều bệnh nhiễm trùng, trong đó có VP.SDD thiếu protein – năng lượng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn dịch, đặc biệt là miễn dịch qua trung gian tế bào, các chức phận diệt khuẩn của NE, bổ

thể và bài xuất các globulin miễn dịch nhóm IgA. Ở trẻ SDD, tuyến ức giảm về thể

tích và có biến đổi hình thái. Các mảng Peyer ở ruột non cũng bị teo đét cùng với giảm các nang lympho bào. Các lympho T (trưởng thành ở tuyến ức) có vai trò miễn dịch qua trung gian tế bào và các lympho T (trưởng thành ở tuỷ xương) chịu trách nhiệm về miễn dịch dịch thể nghĩa là tạo ra các kháng thể đặc hiệu chống lại các kháng nguyên tấn công cơ thể. Nếu trẻ SDD thì số lượng lympho T luân chuyển giảm sút và quá trình trưởng thành của chúng bị rối loạn.

Ở trẻ SDD, chức năng của các cơ quan trong cơ thể cũng suy giảm. Cơ tim suy yếu, truyền dịch quá tải dễ nguy hiểm cho tim. Sự tưới máu tới thận giảm làm ảnh hưởng đến chức năng thận, giảm độ lọc cầu thận, khả năng cô đặc và pha loãng nước tiểu giảm có thể gây thiểu niệu hoặc vô niệu. Dịch vị dạ dày, các men tiêu hoá của tuỵ ruột đều giảm, teo nhung mao ruột gây kém hấp thu. Thiếu vitamin, kẽm và các axit amin làm tổn thương da, niêm mạc. Hormone tăng trưởng tăng nhưng hoạt tính somatomedin thấp, hormone tuyến giáp giảm làm ảnh hưởng đến phát triển cơ thể. Thiếu protein nặng lượng nặng kéo dài làm ngừng trệ sự phát triển của não nhất là SDD sớm ở trẻ nhỏ.

Mặt khác, VP, tiêu chảy và một số bệnh nhiễm trùng khác lại làm cho tình trạng SDD thêm nặng nề và khó khắc phục. Vì vậy, cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối để giúp trẻ phát triển thể chất bình thường và trí tuệ tốt. Thức ăn có chứa các thành phần dinh dưỡng cần thiết đó là protid, glucid, vitamin, các khoáng chất và nước. Nếu thiếu một trong các chất này có thể gây ra nhiều bệnh tật, thậm chí tử vong.

Một mặt SDD làm sức đề kháng giảm, trẻ dễ cảm nhiễm với các bệnh nhiễm trùng. Mặt khác, các bệnh nhiễm khuẩn làm suy sụp thêm tình trạng SDD sẵn có. Hai điều này tạo thành một vòng xoắn luẩn quẩn.Khi trẻ có tình trạng SDD sự phản ứng của cơ thể cũng rất kém làm các triệu chứng lâm sàng

Một phần của tài liệu Đặc điểm viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi có suy dinh dưỡng tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w