Các biến số và định nghĩa biến số phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đặc điểm viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi có suy dinh dưỡng tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 49 - 56)

- Cân nặng: Đơn vị (kg), được cân vào thời điểm nhập viện.

- Chiều dài (trẻ ≤ 2 tuổi)/chiều cao (> 2 tuổi): Đơn vị (cm), được đovào thời điểm nhập viện.

- Phân loại TTDD dựa vào cân nặng theo tuổi[6], [77]:

+ SDD thể nhẹ cân mức độ nặng: Khi cân nặng theo tuổi < - 3SD

+ SDD thể nhẹ cân mức độ vừa: Khi cân nặng theo tuổi nằm trong khoảng dưới -2SD đến ≤ - 3SD

+ Bình thường: Khi cân nặng theo tuổi nằm trong khoảng từ - 2SD đến ≤ 2SD

+ Thừa cân: Khi cân nặng theo tuổi > 2SD + Béo phì: Khi cân nặng theo tuổi > 3SD

- Phân loại TTDD dựa vào chiều cao theo tuổi[6], [77]:

+ SDD thể thấp còi mức độ nặng: Khi chiều dài hoặc chiều cao theo tuổi < - 3SD

+ SDD thể thấp còi mức độ vừa: Khi chiều dài hoặc chiều cao theo tuổi nằm trong khoảng dưới -2SD đến ≤ - 3SD

+ Bình thường: Khi chiều dài hoặc chiều cao theo tuổi nằm trong khoảng từ - 2SD đến ≤ 2SD

- Phân loại TTDD dựa vào cân nặng theo chiều dài hoặc chiều cao [6], [77]:

+ SDD thể gầy còm mức độ nặng: Khi cân nặng/chiều dài hoặc cân nặng/chiều cao < - 3SD

+ SDD thể gầy còm mức độ vừa: Khi cân nặng/chiều dài hoặc cân nặng/chiều cao nằm trong khoảng dưới -2SD đến ≤ - 3SD

+ Bình thường: Khi cân nặng/chiều dài hoặc cân nặng/chiều cao nằm trong khoảng từ - 2SD đến ≤ 2SD

+ Thừa cân: Khi cân nặng/chiều dài hoặc cân nặng/chiều cao> 2SD + Béo phì: Khi cân nặng/chiều dài hoặc cân nặng/chiều cao> 3SD - Thân nhiệt:

+ Dùng nhiệt kế thuỷ ngân có vạch phân độ tương ứng 0,10C. Trong nghiên cứu này chúng tôi đo nhiệt độ ở nách.

+ Thân nhiệt bình thường: từ 36oC đến 37,4oC

+ Sốt được định nghĩa là khi thân nhiệt của bệnh nhân ≥ 37,5 độ C.Trong

đó:  Sốt nhẹ: từ 37,5 đến < 38oC  Sốt vừa: từ 38 đến <38,5oC  Sốt cao: từ 38,5oC trở lên + Hạ thân nhiệt: dưới 36oC

- Bỏ bú hoặc không uống được ở trẻ lớn (thông qua hỏi bệnh hoặc có sự chứng kiến của cán bộ y tế).

- Nôn tất cả mọi thứ: thông qua hỏi bệnh hoặc cán bộ y tế chứng kiến. - Tình trạng thần kinh

+ Li bì: Trẻ không thức hoặc không tỉnh táo khi lẽ ra phải thức hoặc trẻ ngủ gà và không quan tâm đến những gì xảy ra xung quanh.

+ Hôn mê: Trẻ không thể đánh thức, không đáp ứng khi kích thích vào người, lay hoặc hỏi chuyện.

+ Co giật: Cán bộ y tế chứng kiến hoặc mô tả cơn giật của trẻ do người nhà trẻ. Co giật là khi chân tay của trẻ co cứng và giật có chu kỳ. Trong lúc giật trẻ mất ý thức, rối loạn hô hấp, có thể tím tái, sùi nước bọt, trợn mắt...

- Các dấu hiệu về hô hấp:

+ Ho, khò khè: thông qua hỏi bệnh hoặc có sự chứng kiến của cán bộ y tế.

+ Nhịp thở nhanh: Lấy nhịp nhanh theo các lứa tuổi theo tiêu chuẩn của WHOcụ thể như sau:

Trẻ từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi ≥ 50lần/phút

Trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi ≥ 40lần/phút

+ Thở rên: là những âm thanh nhỏ phát ra cùng với tiếng nói ở thì thở ra khi trẻ khó thở.

+ Rút lõm lồng ngực: Nhìn vào 1/3 dưới lồng ngực, nếu lõm vào ở thì hít vào khi các phần khác của ngực và bụng di động ra ngoài thì xác định là có rút lõm lồng ngực. Rút lõm lồng ngực chỉ có giá trị khi quan sát lúc trẻ nằm yên.

SpO2.

+ Cơn ngừng thở: > 6 giây.

+ Tím tái: Quan sát màu da ở quanh môi, gốc mũi, đầu chi, kết hợp đo

+ SpO2: Đo độ bão hòa oxy qua mao mạch, được đo ở tay, chân bệnh nhân và đo bằng Monitoring.

Được chỉ định ngay sau khi có chẩn đoán lâm sàng.Đo bằng máy đo nồng độ oxy chuyên dụng Masimo.

SpO2 ≥ 95 %: bình thường. + SHH cấp chia làm 3 mức độ:

SHH độ 1: khó thở và tím tái khi gắng sức, 90% ≤ SpO2< 95%.

SHH độ 2: khó thở và tím tái liên tục, 80% ≤ SpO2< 90%.

 SHH độ 3: khó thở và tím tái liên tục kèm theo những cơn ngừng thở, SpO2 < 80%.

+ Tiếng ran ở phổi (phổi có ran ẩm, nổ, rít, ngáy). Ran ở phổi được đánh giá ở tất cả trường phổi (phía trước, sau, trên, dưới, rốn phổi cũng như vùng rìa phổi hai bên).

- Số lượng BC:

+ Trẻ từ 2 tháng đến dưới 12 tháng: Số lượng BC bình thường 10 - 12.103/mm3

+ Trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi: Số lượng BC bình thường 6,0 – 8,0.103/mm3

+ Hạ BC khi số lượng BC < 4,0.10³/ mm³.

- BC đa nhân trung tính (NE): Thay đổi theo lứa tuổi

+ Từ 2 tháng đến <9 tháng: NE bình thường trong khoảng 30 - 45% + Từ 9 – 10 tháng: NE bình thường khoảng 30%

+ Từ 11 tháng đến 5 tuổi: NE bình thường trong khoảng 30 - 45% % 65 N 45 L 30

5 –7 ngày 9-10 tháng 5-7 tuổi Từ 14 tuổi

Biểu đồ 2.1: Sự biến thiên của bạch cầu hạt trung tính và bạch cầu Lympho

- Hội chứng nhiễm trùng khi có triệu chứng: + Thay đổi thân nhiệt (sốt hoặc hạ thân nhiệt)

+ Thay đổi BC (tăng hoặc giảm số lượng BC và công thức BC lệch trái) - Công thức máu:

+ Thể tích hồng cầu trung bình (MCV: Mean Corpuscular Volume): Mới sinh

119 fl ; 6 – 24 tháng 77 fl ; 2 – 6 tuổi 81 fl.

+ Số lượng Hemoglobin : Cuối thời kỳ sơ sinh 140 – 150 g/l. Tiếp theo thời kỳ sơ sinh hemoglobin tiếp tục giảm đến 6 – 12 tháng còn 100 – 120 g/l. Trên 1 tuổi lượng hemoglobin tăng dần đến 3 tuổi ổn định 130 – 140 g/l.

+ Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (Mean Corpuscular Hemoglobin

- MCH). MCH bình thường: Sơ sinh MCH tương đối cao (36,9 pg). 6 – 12 tháng

28,1 pg. Từ trên 1 tuổi trung bình từ 28 – 32 pg.

+ Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration – MCHC): MCHC bình thường: 320 – 360 g/l

- Thiếu máu: Là trường hợp giảm nồng độ Hb thấp hơn giới hạn bình thường theo tuổi.

+ Thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ có đặc điểm Hemoglobin giảm, MCH, MCHC, MCV giảm so với trị số bình thường theo tuổi.

+ Thiếu máu bình sắc thể tích trung bình hồng cầu bình thường: Hemoglobin giảm, MCV bình thường.

+ Thiếu máu bình sắc thể tích hồng cầu to: hemoglobin giảm, MCV tăng. +Thiếu máu thiếu sắt có đặc điểm là thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc (MCV, MCH, HCHC giảm so với trị số bình thường theo tuổi), sắt và ferritin huyết thanh giảm.

+ Sắt huyết thanh giảm: < 9µmol/l + Ferritin huyết thanh giảm: < 12ng/ml

- CRP: Giá trị bình thường từ 0 – 6 mg/l, gọi là tăng khi CRP ≥ 6 mg/l - Xquang tim phổi thẳng:

+ Nhận định kết quả: Do bác sĩ khoa chẩn đoán hình ảnh nhận định + Hình ảnh tổn thương phổi bao gồm:

Dạng nốt mờ nhỏ rải rác 2 phổi.

Tổn thương tập trung rốn phổi.

Dạng đám mờ đông đặc ở thùy, phân thùy.

 Tổn thương khác: ứ khí; xẹp phổi; tràn dịch; tràn khí khoang màng phổi.

+ Bình thường: Nhu mô phổi 2 bên sáng - Kết quả cấy dịch tỵ hầu hoặc dịch phế quản

+ Dương tính: Phân lập và định danh được vi khuẩn gây bệnh. Trả kết quả tên vi khuẩn đến mức độ và/hoặc loài.

+ Âm tính: Không tìm thấy hoặc không phân lập được vi khuẩn gây bệnh.

Một phần của tài liệu Đặc điểm viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi có suy dinh dưỡng tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w