Marketing và bán hàng

Một phần của tài liệu Marketing xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty Việt Tiến sang thị trường Nhật Bản (Trang 26 - 29)

Điểm mạnh:

- Sản phẩm phù hợp thị hiếu người tiêu dùng Nhật Bản, chất lượng cao.

Theo khảo sát của các bạn hàng Nhật Bản, người tiêu dùng Nhật Bản có phản ứng tốt với sản phẩm do nhãn hiệu hàng may mặc của công ty Việt Tiến sản xuất. Sản phẩm có ưu điểm chất liệu vải mịn màng, thoáng, không phai màu, không sờn mặt vải và có thêm tính chất khử mùi, đường may hoàn hảo, cổ áo thẳng và không bị rộp, tay áo vừa phải, size áo chuẩn theo form của đàn ông châu Á tạo cảm giác vừa vặn và thoải mái khi mặc và xu hướng thời trang công sở truyền thống.

- Giá cả cạnh tranh so với các đối thủ kháclà Trung Quốc nhờ những thỏa thuận hợp tác kinh tế.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Nhật Bản, Việt Nam là nhà cung cấp hàng dệt may lớn thứ 2 vào thị trường Nhật Bản và là nhà cung cấp có thị phần mở rộng lớn nhất trong 9 tháng đầu năm 2019. Trong khi đó, nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản từ Trung Quốc, Indonesia giảm và nhập khẩu từ Bangladesh, Campuchia tăng thấp.

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) với cam kết lộ trình giảm thuế, tiến tới loại bỏ phần lớn thuế nhập khẩu giữa các nước ASEAN và Nhật Bản là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản. Trong hiệp định VJEPA, ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu Nhật sẽ được hưởng nhiều ưu đãi nếu đáp ứng nguyên tắc “từ vải trở đi” về yêu cầu xuất xứ, sử dụng nguyên phụ liệu của Nhật, Việt Nam và các nước ASEAN. Cụ thể, hàng may mặc sẽ được hưởng ưu đãi với thuế suất 0% so với các mức thuế suất 5% đến 10% trước đây trong khi hàng may mặc xuất khẩu từ Trung Quốc sang Nhật Bản phải chịu thuế từ 15-25%. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành dệt may Việt Nam có thế cạnh tranh với Trung Quốc. Nhiều nhà nhập khẩu Nhật Bản đang nhập hàng từ Trung Quốc có xu hướng chuyển sang nhập từ Việt Nam để tận dụng lợi thuế nhập khẩu thấp hơn theo Hiệp định VJEPA.

Ngoài ra, Việt Nam tiếp tục là điểm đến tìm nguồn cung ứng được doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm. Theo khảo sát của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) tại Hà Nội, có 70% doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Đặc biệt trong phạm vi ASEAN, Việt Nam được đánh giá là thị trường hàng đầu và hấp dẫn.

- Phân phối: Có hệ thống đối tác phân phối lớn, lâu năm tại thị trường Nhật Bản.

Khách hàng của Việt Tiến là những doanh nghiệp, tập đoàn lớn như Mitsubishi, Itochu, Sumitex,...giúp đảm bảo đầu ra, hạn chế rủi ro vì Nhật Bản có hệ thống phân phối cực kì khó gia nhập.

Điểm yếu:

Việt Tiến vẫn chỉ đang dừng lại ở xuất khẩu gián tiếp, chưa có đại diện tại Nhật Bản nên mất thêm chi phí trung gian và khó khăn trong việc thích ứng nhanh nhu cầu người tiêu dùng.

=> Bảng đánh giá môi trường nội bộ theo chuỗi giá trị:

Đánh giá môi trường nội bộ

Biến số (Chuỗi

giá trị) Điểm mạnh Điểm yếu

nhiều nguồn lực để đào tạo các cán bộ quản lí

Nhân sự

Chương trình tuyển chọn, đào tạo và

phát triển nguồn nhân lực tốt Nguồn lao động bị biến động do cạnh tranh gay gắt, khó kiểm soát lao động trong tổ chức

Nhân viên được phát triển dựa trên nền tảng văn hóa công ty

Công nghệ

Áp dụng công nghệ mới tiên tiến được chuyển giao từ Mỹ, Nhật, Singapore với hệ thống máy móc đa

dạng và hiện đại Máy móc thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài nên chi phí máy móc, chi phí đào tạo chuyển giao công nghệ lớn Đặc biệt áp dụng thành công công

nghệ Lean production tạo nên sự đột phá về năng suất lao động, giảm chi phí

Hậu cần đầu vào

Liên doanh xây dựng nhà máy sản xuất Vải – Việt Thái Tech nhằm chủ

động nguồn cung ứng vải Phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài khi nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm tỷ lệ lớn

Có công ty hợp tác kinh doanh đảm bảo nguồn cung ứng thiết bị

Sản xuất Tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế của SA 8000, ISO 9001-2000

Khả năng tự thiết kế còn yếu

Giá cả nhìn chung vẫn cao hơn so với Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia khoảng 5% -10%

Hậu cần đầu ra

Hệ thống quản lý hàng tồn kho hoạt động liên tục, hiệu quả

Thành lập liên doanh, chủ động trong hoạt động vận tải, xuất nhập khẩu

Marketing và bán hàng

Sản phẩm phù hợp thị hiếu người tiêu

dùng Nhật Bản, chất lượng cao. Khó khăn trong tiếp cận nhu cầu ngườitiêu dùng cuối cùng Giá cả cạnh tranh so với các đối thủ

khác nhờ những thỏa thuận hợp tác kinh tế

Giá sản phẩm cao hơn do chi phí trung gian có thể làm giảm sức cạnh tranh Có hệ thống đối tác phân phối lớn, lâu

năm tại thị trường Nhật Bản Chưa có đại lý bán hàng tại Nhật

Từ đó, nhóm có bảng đánh giá môi trường bên trong IFE:

Đánh giá môi trường bên trong (IFE)

Biến số Trọng số Đánh giá (1-4) Kết quả

STT Điểm mạnh 0,56 1,86

Một phần của tài liệu Marketing xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty Việt Tiến sang thị trường Nhật Bản (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w