Nguồn: Nguyễn Văn Thắng,5/2012
Như vậy , NHĐT đã góp phần quan trọng giúp cho ngân hàng giảm bớt được chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh. Năm 2006, có hơn 85% ngân hàng Mỹ đã cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử, trong đó 95% khách hàng sử dụng thông qua mạng Internet. Mỗi ngày 1 ngân hàng trên internet của Mỹ có thể thu hút được hàng chục nghìn khách hàng sử dụng dịch vụ, mang lại thu nhập khổng lồ.
Trong các ngân hàng của Mỹ, ING Direct Bank đã đạt được những thành công đáng kể trong phát triển dịch vụ NHĐT, để đạt được những thành công trên, một số kinh nghiệm được rút ra như:
- Chiến lược Marketing độc đáo
ING Direct Bank đã khiến các ngân hàng ngỡ ngàng khi họ thành công khi đầu tư vào công nghệ và sản phẩm khác biệt so với các sản phẩm của ngân hàng khác trên thế giới. Tháng 4/1997, ING Direct Bank đã chính thức quảng cáo lần đầu tiên trên truyền hình kéo dài gần 60 phút về một loại hình ngân hàng không có chi nhánh và chỉ với một sản phẩm duy nhất đó là tài khoản tiết kiệm đầu tư. Không một lời nào về điện thoại lẫn Internet, chỉ có một sự đề cập về lãi suất đáng kinh ngạc tại thời điểm đó là 4%. Sau đó hàng loạt các cuộc gọi của khách hàng đến tổng đài của ngân hàng, chứng tỏ sức hút của ngân hàng trực tuyến.
Sau đó, các thông điệp quảng cáo của ngân hàng luôn có động cơ rõ ràng: Không công kích các loại hình ngân hàng truyền thống mà chỉ đưa ra những lợi ích mà ngân hàng điện tử có thể mang lại, không có các nhóm khách hàng mục tiêu mà tất cả đều được đối xử bình đẳng sử dụng các dịch vụ tiện ích và tiết kiệm, cũng như xây dựng văn hóa doanh nghiệp để mọi người có thể tham gia.
Với các phương thức marketing như vậy, ING Direct Bank đã thu hút được hàng loạt các khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.
21
Liên tục tung ra các sản phẩm phù hợp với mọi đối tượng khách hàng và đưa ra cho khách hàng thấy sự hiệu quả và an toàn của việc sử dụng dịch vụ NHĐT. ING Direct Bank đã đưa ra sản phẩm Quả cam điện, sảm phẩm này hoạt động như một tài khoản thanh toán nhưng lại tạo ra lãi suất. Sử dụng cây rút tiền tự động để nhận tiền mặt và được miễn phí sử dụng một số dịch vụ khác mà không cần phải giấy tờ. Để giúp khách hàng chuyển đổi việc sử dụng tài khoản thanh toán truyền thống với các loại giấy tờ, ING đã thay đổi bằng thông tin trực tuyến. ING đã in và gửi thư cho khách hàng miễn phí những thông tin này. Mục đích của điều này là chứng tỏ cho khách hàng thấy lợi ích của sự tiện lợi là có thể thực hiện mọi thứ với một tài khoản ngân hàng.
1.5.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc [7]
- Phát triển dịch vụ trên nền tảng công nghệ cao
Châu Á là châu lục dẫn đầu về ứng dụng các dịch vụ Ngân hàng di động, chiếm một nửa của tổng số người sử dụng trên toàn thế giới. Trong các nước châu Á, Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nước với sự thâm nhập của dịch vụ Ngân hàng di động cao nhất. Ở hai nước này, gần 100% khách hàng có tài khoản ngân hàng đã sử dụng dịch vụ ngân hàng di động. Một trong những nguyên nhân quan trọng phải nói đến là hạ tầng viễn thông của Nhật Bản và Hàn Quốc rất phát triển, nó cho phép ứng dụng công nghệ 3G (chuẩn viễn thông công nghệ tiên tiến), hỗ trợ truyền dữ liệu tốc độ cao kết hợp với nhận dạng giọng nói.
Ở Hàn Quốc, người dân sử dụng các dịch vụ của ngân hàng thông qua điện
thoại di
động để mua sắm hàng hóa dịch vụ như vé giao thông công cộng, vé tham dự các sự kiện.. .Ở Hàn Quốc, tất cả các ngân hàng bán lẻ đều cung cấp dịch vụ ngân hàng di động
và trong năm 2004, họ phát hành các chip mạch tích hợp có thể gắn vào di động, cho phép
chúng hoạt động như một thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ, người sử dụng chỉ cần đưa điện thoại này gần máy đọc thẻ chuyên nghiệp tại nơi cần thanh toán. Các nhà mạng tích hợp
chip này vào tất cả các điện thoại di động 3G vào cuối năm 2009. - Vai trò của chính phủ
22
này thì vai trò của chính phủ Hàn Quốc có tính chất quyết định nhu việc ban hành các chính sách khá tập trung, hỗ trợ cho sự phát triển của hoạt động thẻ nói riêng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói chung.
1.5.2. Bài học rút ra cho Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đang đẩy mạnh phát triển NHĐT với hàng loạt các dịch vụ mới ra đời và phát triển. Tuy nhiên, loại hình này đang còn khá mới mẻ so với đại bộ phận dân cu nhất là ở các vùng nông thôn. Sau khi tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia về dịch vụ ngân hàng điện tử, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam nhu:
Thứ nhất, tích cực nâng cao công tác marketing, mang dịch vụ NHĐT đến với mọi nguời bằng những cách thức đơn giản và dễ hiểu nhất, để NHĐT có thể tiếp cận với mọi khách hàng vì ai cũng có thể là khách hàng tiềm năng của ngân hàng.
Thứ hai, liên tục cải thiện cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ để đua ra các sản phẩm mới thích hợp với nhu cầu và thị hiếu của nguời tiêu dùng.
Thứ ba, các quyết định cũng nhu văn bản của Chính phủ phải áp sát với thực tế, tạo điều kiện cho NHĐT đuợc phát triển một cách tốt nhất, sử dụng các biện pháp khuyến khích, huớng đến tối đa hóa lợi ích của các chủ thể trong nền kinh tế.
23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 nêu lên những nghiên cứu cơ bản cơ sở lý thuyết về quá trình thình thành, các loại hình ngân hàng điện tử, cũng như ưu nhược điểm của dịch vụ. Dịch vụ ngân hàng điện tử đã xuất hiện và phát triển từ lâu trên thế giới nhưng tại Việt Nam vẫn là dịch vụ mới còn lạ lẫm với nhiều người chưa được tiếp xúc nhiều với công nghệ. Thông qua kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, áp dụng và tình hình thực tại Việt Nam, các ngân hàng của Việt Nam nói chung cũng như TPbank nói riêng sẽ có những bài học đáng quý cho sự phát triển sau này. Chương II sẽ nghiên cứu rõ hơn về tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại TPBank - ngân hàng được xem là có nền tảng công nghệ hiện đại và ngày càng đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng điện tử để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
24
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của TPBank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (gọi tắt là “TPBank”) được thành lập từ ngày 05/05/2008, chính thức đi vào hoạt động vào ngày 06/06/2008. Trong những năm đầu hoạt động, TPBank đã trải qua không ít khó khăn. Khác với các ngân hàng yếu cần sáp nhập vào một ngân hàng khỏe khác, TPBank đã tiến hành tự tái cơ cấu đầy ngoạn mục. Trải qua quá trình tái cơ cấu bắt đầu vào năm 2012, với phương án tái cơ cấu hoạt động chủ yếu là sắp xếp lại nhân sự, kế hoạch và định hướng chiến lược kinh doanh, không có ngân hàng khác hợp nhất vào, TPBank đã nhanh chóng thực hiện thành công và nhận được bằng khen từ Chính phủ về thành tích xuất sắc trong công tác tái cơ cấu vào ngày 10/12/2013. Cũng trong ngày này, TPBank tổ chức lễ ra mắt nhận diện thương hiệu mới đầy ấn tượng, ghi dấu ấn quan trọng trong chặng đường phát triển 5 năm của ngân hàng.
Tháng 12 năm 2014, TPBank khai trương trụ sở mới được đặt tại 57 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội với một cơ ngơi bề thế ở ngay trung tâm giao thương kinh tế lớn nhất của Thủ đô có diện tích sử dụng hơn 6000 m2 bao gồm 10 tầng làm việc và 4 tầng hầm phục vụ cho gần 1000 cán bộ nhân viên. Sự kiện này đánh dấu vị thế mới của TPBank, được xem là mảnh ghép cuối cũng trong công cuộc tái cơ cấu, đưa TPBank lên một chặng đường phát triển mới.
Tính đến cuối năm 2015, mạng lưới của TPBank đã phủ khắp 3 miền với 1 Hội sở chính cùng 43 chi nhánh và phòng giao dịch, 8 trung tâm kinh doanh, 5 trung tâm bán thuộc khối bán trực tiếp, 1 trung tâm khách hàng cao cấp, 1 trung tâm kinh doanh sản phẩm đặc biệt và 4 trung tâm kinh doanh khách hàng doanh nghiệp.
TPBank được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược bao gồm:
- Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI; - Tập đoàn Công nghệ FPT;
Khối Vdnhdnh Khói Quán tri Nguốn nhản Iifc Khối Corg nghé Thõng Iin Trung tàm Trưyén thòng, QLTHvd VjrKrtinq Khoi
Tdi chinh QujntriKhói Riiiro Khối Tindung Khá PhdP chẻ. CidTTI Mt VJ Xứ lý no Khỏi Bân háng và Kẻnh phd∏ ph⅛ (S&ó) Khôi Bán true tiép VdKenh Ihdy thê Khỏi Nqdn háng Cd nhàn (RB) Khói l*gjn “d"g Dodnh nghi ép (CB) Khối Nquwi vón vá Thi trưong Tdichmh (CM) Trung t⅛r DdU tư và Ngd∏ Iunq LƯU ky 25
- Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare);
- Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd.,Singapore.
TPBank với tuyên ngôn thương hiệu “Vì chúng tôi hiểu bạn”, trên nền tảng của sự thấu hiểu khách hàng để cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất, luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu quả nhất, hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động. Dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu, TPBank là ngân hàng luôn tiên phong trong các xu hướng dịch vụ ngân hàng hiện đại, hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng số số một tại Việt Nam. Thực tế đã chứng minh, hướng đi hướng vào chất lượng dịch vụ và công nghệ hiện đại của TPBank đã phát huy hiệu quả rõ rệt và các ngân hàng TMCP trong nước cũng dần đi theo hướng phát triển này.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của TPBank
Kể từ khi thành lập, và sau lần tái cơ cấu vào năm 2012, TPBank đã liên tục hoàn thiện bộ máy cơ cấu tổ chức để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Hiện nay, cơ cấu tổ chức của TPBank được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của TPBank
ủy ban Đáu tư (INCO)
ĐON Vl Hổ TflO QUAN TM
Đại hội đóng Cố đóng
(AGM)
ủy ban Nhin lự (NORCOI ủy ban Quàn trị Rui ro
(ARCO)
Úy ban điẻu hanh (EXCO) Các Điếm giao dịch Hội đống Quản trị (BOD) Ban Điéu hành (BOM) Ban Kiếm soát
Trung tâm Kiem toàn Nội bộ
ửy ban Tin dụng (CRCO)
2013 2014 2015
Tổng tài sản 32.088.03
9 6 51.477.55 4 76.220.83
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 294.79
9 5 386.69 621.500
Tiền gửi tại NHNN Việt Nam 226.46
1 5.048.040 6 1.227.42
Tiền, vàng gửi tại và cho vay các TCTD khác 5.855.65 7 10.888.93 0