tại Việt Nam, do họ đã có một thương hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng biết đến. Tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam là luôn tìm đến những sản phẩm dịch vụ mà họ cảm thấy tin tưởng, mà để có được sự tin tưởng đó thì ngân hàng phải xây dựng được một thương hiệu vững chắc và nhiều người biết đến. Vì vậy với dịch vụ NHĐT, nếu ngân hàng có tiếng tăm trong việc cung cấp dịch vụ NHĐT thì các khách hàng đang sử dụng dịch vụ khác của ngân hàng sẽ sử dụng thêm dịch vụ NHĐT, còn các khách hàng mới sẽ tìm đến để sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Do vậy, chỉ tiêu đánh giá việc phát triển danh tiếng và thương hiệu cũng là một tiêu chí để đánh giá sự phát triển của dịch vụ NHĐT.
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Sự PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
ĐIỆN TỬ [12]
1.4.1. Nhóm nhân tố khách quan
1.4.1.1. Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý là yếu tố vô cùng quan trọng đối với bất lỳ ngành nghề kinh tế nào muốn tồn tại và phát triển, đặc biệt đối với ngành Ngân hàng, một ngành nghề liên quan đến tất cả các ngành khác trong nền kinh tế. Trong các nước, ngân hàng điện tử chỉ có thể được áp dụng khi tính pháp lý của nó được thừa nhận (biểu hiện bằng sự thừa nhận pháp lý giá trị của các giao dịch điện tử, các chứng từ điện tử, thanh toán điện tử..) và có các cơ quan xác thực (chứng nhận chữ ký điện tử).
Cũng như các ngành nghề kinh doanh khác, nếu quốc gia có một môi trường pháp lý lành mạnh, ổn định thì sẽ góp phần khuyến khích và thúc đấy quá trình phát triển hệ thống NHĐT. Bằng các văn bản hướng dẫn thực hiện, cũng như những yêu cầu cần thiết đưa ra trong từng thời kỳ, môi trường pháp lý sẽ là yếu tố dẫn dắt đảm bảo cho sự phát triển an toàn và bền vững của NHĐT, đưa NHĐT ngày càng phổ biến theo định hướng phát triển của từng quốc gia. Ngược lại, nếu môi trường pháp lý không lành mạnh, sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của NHĐT. Đồng thời, công nghệ thông tin ngày càng phát triển theo chiều hướng nhanh chóng, để bắt kịp sự phát triển này, các quốc gia phải đảm bảo sự đồng bộ, kịp thời bổ sung, sửa đổi các quy định về NHĐT.
16
1.4.1.2. Sự phát triển của nền kinh tế - xã hội
Thứ nhất, nền kinh tế phát triển ổn định sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, luu thông hàng hóa, từ đó nhu cầu thanh toán nhanh tăng cao, các hình thức thanh toán truyền thống sẽ trở nên lỗi thời và không đáp ứng đuợc tốc độ luân chuyển vốn, từ đó sẽ có cơ hội cho các dịch vụ hiện đại nhu ngân hàng điện tử phát triển để đáp ứng đuợc sự gia tăng của tốc độ luân chuyển vốn.
Thứ hai, song song với nền kinh tế phát triển là sự ra đời của hàng loạt các hệ thống siêu thị (điểm đặt máy POS), bán hàng điện tử, các website cho phép thanh toán bằng thẻ ngân hàng.. .tạo điều kiện cho thanh toán không dùng tiền mặt phát triển.
Thứ ba, nền kinh tế phát triển đồng nghĩa với việc thu nhập của nguời dân đuợc cải thiện. Theo đó, ngoài các nhu cầu thiết yếu thông thuờng, họ sẽ phát sinh thêm các nhu cầu nhu du lịch, mua sắm, hay sử dụng các dịch vụ hiện đại khác. Tuy nhiên, thời gian của con nguời là có hạn, vì vậy họ sẽ tối uu hóa việc sử dụng thời gian của mình bằng cách sử dụng thêm các dịch vụ thông minh để tiết kiệm thời gian, tạo điều kiện cho dịch vụ NHĐT phát triển. Ví dụ nhu thay vì phải đi mua vé máy bay hay vé tàu giấy dễ mất và tốn thời gian, các ngân hàng đã triển khai dịch vụ mua vé online bằng thẻ tín dụng, khách hàng chỉ cần ngồi ở nhà và thao tác trên máy tính hay điện thoại là có thể mua đuợc ngay vé; hoặc khi khách hàng muốn ra nuớc ngoài chỉ đuợc mang một luợng tiền mặt nhất định thì cách thức dùng thẻ là rất linh hoạt.. ..Nguợc lại, trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, con nguời chỉ cần đầy đủ về nhu cầu thiết yếu về cơm ăn áo mặc thì tất nhiên NHĐT sẽ có rất ít cơ hội để phát triển.
1.4.1.3. Sự phát triển của khoa học công nghệ và hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin
Quan hệ giữa công nghệ và dịch vụ NHĐT là một mối quan hệ khăng khít và không thể tách rời, nếu không có công nghệ thì không thể có dịch vụ NHĐT. Ví dụ nhu không có công nghệ thì sẽ không có mạng internet, dịch vụ Internet Banking của ngân hàng sẽ không tồn tại; hay không có mạng viễn thông, dịch vụ Mobile Baking và Phone Banking cũng không thể tồn tại; các dịch vụ thẻ cũng không thể ra đời đuợc.Vì vậy, khoa công nghệ phát triển là điều kiện cần và đủ để phát triển dịch vụ NHĐT, công nghệ càng phát triển thì càng tăng thêm tiện ích, tính năng của dịch vụ và đáp ứng đuợc ngày một nhiều nhu cầu của các khách hàng khác nhau.
17
Ngoài ra, để công nghệ được ứng dụng tốt nhất thì hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin cũng phải đầy đủ và phát triển theo sự phát triển của công nghệ. Như các đường truyền mạng ổn đinh thì các giao dịch qua Internet hay điện thoại mới có thể sử dụng được tốt, mà để đường truyền được ổn định thì phải đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, cùng với đó là hệ thống dây cáp truyền phải tốt và đủ tải để không nghẽn mạng...Ngoài ra, hệ thống các máy ATM, POS hay mPOS cũng phải hiện đại và an toàn thì mới được sử dụng một cách tốt nhất.
Như vậy, sự phát triển của khoa học công nghệ và hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin là yếu tố không thể thiếu được của sự phát triển dịch vụ NHĐT. Đó là mối quan hệ cùng chiều, nếu công nghệ phát triển thì dịch vụ NHĐT cũng phát triển theo. Ngược lại, nếu công nghệ và hạ tầng cơ sở nghèo nàn, thì dịch vụ NHĐT không thể phát triển được.
1.4.1.4. Nhu cầu của khách hàng
Dịch vụ nào để phát triển cũng cần có yếu tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu là khách hàng. Do đó, nhu cầu sử dụng, trình độ, mức thu nhập, sự hiểu biết và chấp nhận dịch vụ NHĐT là những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và định hướng phát triển của dịch vụ NHĐT.
Ngân hàng điện tử là sản phẩm của công nghệ, do đó, để sử dụng hết tính năng của dịch vụ, đòi hỏi người dùng phải có các công cụ hỗ trợ như máy tính hay điện thoại thông minh,...điều này chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thu nhập của khách hàng. Nếu khách hàng có thu nhập thấp thì họ sẽ không có điều kiện để sử dụng dịch vụ NHĐT và ngược lại, những người có thu nhập cao hơn thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ tiện ích và hiện đại sẽ phát sinh, tạo điều kiện cho NHĐT phát triển.
Cùng với đó, một số sản phẩm của dịch vụ NHĐT cần một trình độ nhất định để có thể sử dụng được, không như ra ngoài quầy chỉ cần yêu cầu là nhân viên giao dịch có
thể thực hiện mọi thao tác và giải thích cặn kẽ cho khách hàng. Các khách hàng không sử
dụng công nghệ và ưa thích sự đơn giản sẽ chọn đến quầy để giao dịch, do đó các dịch vụ
NHĐT phải hướng đến đơn giản hóa để phù hợp với mọi khách hàng.
Mặt khác, thói quen sử dụng những công cụ truyền thống để giao dịch, như thói quen dùng tiền mặt,.cộng với đó là sự e ngại về bảo mật khi sử dụng công cụ giao
18
1.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan
1.4.2.1. Định hướng phát triển của ngân hàng
Mỗi ngân hàng có định hướng phát triển khác nhau, với mỗi định hướng phát triển, ngân hàng sẽ vạch ra các mục tiêu và chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Do vậy, để dịch vụ NHĐT được phát triển, ngân hàng phải xây dựng mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và dich vụ ngân hàng điện tử nói riêng sao cho các mục tiêu này gắn bó mật thiết với nhau, không rời rạc. Đồng thời, các mục tiêu phải bám sát sự phát triển kinh tế, xã hội cũng như luật pháp của từng vùng, miền nhằm khai thác tối đa được nguồn lực, giúp tối đa hóa giá trị ngân hàng.
1.4.2.2. Cơ sở hạ tầng về vật chất kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng
Cũng như sự phát triển của cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ của nền kinh tế, để phát triển được dịch vụ NHĐT riêng cho từng ngân hàng thì bản thân ngân hàng đó cần có sự đầu tư nhất định về cơ sở hạ tầng công nghệ. Việc đầu tư về máy móc (modem, máy tính kết nối mạng, máy ATM, máy POS...) cùng các phần mềm công nghệ hiện đại để các thao tác trên NHĐT được thực hiện trơn tru và bảo mật, đáp ứng được nhu cầu của khách là yếu tố tất yếu để phát triển NHĐT. Như vậy, ngay từ ban đầu, các ngân hàng muốn phát triển dịch vụ hiện đại này thì cần đầu tư một lượng vốn nhất định trên cơ sở sự theo sát với sự phát triển của công nghệ thế giới để đạt được hiệu quả tốt nhất.
1.4.2.3. Trình độ nguồn nhân lực của ngân hàng
Yếu tố con người luôn là yếu tố chủ chốt trong sự phát triển của bất kỳ điều gì. Thêm vào đó, NHĐT là dịch vụ giàu về hàm lượng công nghệ thông tin, là ngành khá phức tạp, cần những người có trình độ cao để phát huy được tối đa hiệu quả của các thiết bị, các phầm mềm hiện đại để vận hành NHĐT được an toàn và bảo mật. Ngoài ra, cần những nhân viên có trình độ cao để nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm, những chương trình quảng bá phù hợp để NHĐT tiếp cận gần hơn với khách hàng. Thêm vào đó, các nhân viên giao dịch của ngân hàng cũng phải có những hiểu biết cặn kẽ về dịch vụ NHĐT để tư vấn cho khách hàng, cho họ thấy được tính năng nổi trội của NHĐT và tin dùng dịch vụ. Do vậy, ngân hàng phải không ngừng đầu tư để đảm bảo trình độ nhân viên ngày càng nâng cao, đáp ứng kịp với sự phát triển ngày càng nhanh của NHĐT.
Thông qua quầy giao dịch
Call Center ATM Internet
Banking
19
1.4.2.4. Khả năng nắm bắt thị trường và đối thủ cạnh tranh của ngân hàng
Bất kỳ ngành nghề nào cũng có đối thủ cạnh tranh dù ít hay nhiều. Trong giai đoạn công nghệ thông tin là xu thế, các ngân hàng đều chạy theo sự phát triển của công nghệ, đang từng bước phát triển dịch vụ NHĐT với các tính năng nổi trội và thuận tiện cho người sử dụng, do đó áp lực cạnh tranh là rất lớn. Các ngân hàng sẽ không ngừng đầu tư để đưa ra các sản phẩm có tính năng nổi trội hơn đối thủ, cùng với đó là việc tối thiểu hóa chi phí để đưa cho khách hàng những dịch vụ có chất lượng tốt mà chi phí sử dụng lại thấp. Do đó, tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh, “biết người biết ta”, tìm cách vượt qua đối thủ, là yếu tố thúc đẩy sự phát triển ngày một đi lên của NHĐT.
1.5. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
1.5.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới
Thương mại quốc tế đã và đang ngày một phát triển, cùng với đó là sự phát triển về thương mại điện tử. Thương mại điện tử đã xóa nhòa khoảng cách giữa các quốc gia, tạo điều kiện cho thanh toán quốc tế phát triển, từ đó quá trình mua bán giữa các quốc gia với nhau được tiến hành thuận lợi, tạo cơ hội phát triển kinh tế thế giới. Không chỉ thế, thương mại điện tử giúp tăng khả năng cạnh tranh cho các ngân hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ tiện ích, nhanh gọn, mang hàm lương công nghệ cao đến khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng được sử dụng những sản phẩm tốt nhất.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, loạt hình ngân hàng truyền thống đang dần được cải thiện và thay thế bằng mô hình ngân hàng mới - Ngân hàng điện tử. Tại một số các quốc gia phát triển hàng đầu như Mỹ, Australia, một số quốc gia châu Âu, sau đó là Nhận Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông,.. ..dịch vụ NHĐT đã và đang phát triển vô cùng mạnh mẽ.
1.5.1.1. Kinh nghiệm của Mỹ [8]
EBank xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào năm 1995 khi phần mềm Quicken của công ty Intuit được triển khai, trong tời gian đó, 16 ngân hàng lớn nhất của Mỹ đã tham gia, từ đó được mở rộng sang các quốc gia khác trên thế giới.
Theo một nghiên cứu của Stegman, chi phí bỏ ra trung bình thực hiện một giao dịch bất kỳ là:
20