Thực trạng hoạt động của Đại lý hải quan ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về đại lý hải quan và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam (Trang 57)

2.2.1. Phương hướng phát triển Đại lý hải quan của các nước trên thế giới

Hoạt động Hải quan gắn liền với giao lƣu thƣơng mại quốc tế, nên trong xu thế phát triển rất nhanh, rất đa dạng của thƣơng mại quốc tế, các biện pháp quản lý của Hải quan cũng đã hoặc buộc phải có những thay đổi kịp thời, sâu sắc theo hƣớng vừa tạo thuận lợi cho thƣơng mại, vừa đáp ứng yêu cầu quản lý của mỗi quốc gia. Ở quy mô toàn cầu, điều đó thể hiện ở tiến trình phát triển của các chuẩn mực Hải quan quốc tế nhƣ Công ƣớc Kyoto. Công ƣớc Kyoto đặt ra yêu cầu nghiệp vụ Hải quan hiện nay phải sửa đổi bổ sung theo hƣớng: ràng buộc nhiều hơn các bên ký kết, hạn chế và quy định thời hạn xem xét lại các bảo lƣu, xây dựng một cơ cấu tiêu chuẩn để đánh giá và cập nhật các thủ tục Hải quan, các thông lệ tốt nhất, nâng cao hơn nữa tính tiên tiến trong các thủ tục Hải quan phù hợp yêu cầu quản lý và phù hợp bối cảnh mới của thƣơng mại toàn cầu; trong lĩnh vực phân loại, áp mã số hàng hóa cũng phải tuân theo Công ƣớc quốc tế về Hệ thống hài hoà trong mô tả và mã hoá hàng hoá (Công ƣớc HS) liên tục đƣa ra các phiên bản mới nhƣ các phiên bản 1988, 1992,

- 52 -

1996, 2002, 2006, 2010, 2012 để cập nhật việc phân loại, mã hoá các sản phẩm phức tạp hoặc mới, những sản phẩm là kết quả của các quá trình liên kết kinh tế, phát triển khoa học công nghệ; hay nhƣ trong lĩnh vực xác định trị giá Hải quan, từ việc áp dụng các phƣơng pháp áp đặt tuỳ tiện của từng quốc gia tiến tới xác định trị giá theo Công ƣớc quốc tế về xác định trị giá Hải quan (định nghĩa Brussel về xác định trị giá) và nay áp dụng xác định trị giá theo Hiệp định [30] của Hiệp định GATT căn bản dựa trên trị giá giao dịch - tôn trọng tính khách quan của thực tiễn thƣơng mại hay nói cách khác từng bƣớc đi đến mục tiêu tôn trọng, tạo thuận lợi cho thƣơng mại.

Bên cạnh việc cải cách, đổi mới các biện pháp truyền thống, Hải quan thế giới còn phát triển các biện pháp nghiệp vụ mới cả về cơ sở nhận thức cũng nhƣ nội dung biện pháp nghiệp vụ. Đó là nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, là công tác thông tin tình báo, kỹ thuật quản lý rủi ro, là việc ứng dụng triệt để ƣu thế của công nghệ thông tin vào quá trình quản lý… những biện pháp nghiệp vụ có tính chất then chốt trong việc tăng cƣờng chất lƣợng quản lý Hải quan đồng thời tạo điều kiện cho thƣơng mại phát triển. Chính quá trình này đã tạo ra một diện mạo mới cho công tác quản lý Hải quan với tên gọi Quản lý Hải quan hiện đại. Xu thế mở rộng giao thƣơng, khối lƣợng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tăng nhanh, trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, trong khi đó nguồn lực Hải quan không thể tăng theo kịp, nên Hải quan các nƣớc trên thế giới đã từng bƣớc xây dựng, hình thành và cho đến nay đã khẳng định một mô hình quản lý mới phù hợp, đáp ứng đƣợc các yêu cầu do thực tiễn giao lƣu thƣơng mại, phát triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia đặt ra... Ngành Hải quan Việt Nam và các doanh nghiệp đang đối mặt với những cơ hội và thách thức lớn trong thời gian tới. Cơ chế thƣơng mại thay đổi nhanh chóng khiến cho nhu cầu sử dụng đại lý làm thủ tục hải quan trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

- 53 -

2.2.2. Phương hướng phát triển Đại lý hải quan của Việt Nam

Ở nƣớc ta, trong những năm vừa qua, thủ tục hải quan đã bắt đầu chuyển dần từ thủ tục hải quan truyền thống sang thủ tục hải quan điện tử; qua 03 năm thực hiện đến nay thủ tục hải quan điện tử đã đƣợc triển khai tại 20 Cục Hải quan tỉnh, thành phố, số doanh nghiệp đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử đạt 3.849 doanh nghiệp; Năm 2011, số tờ khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử đạt trên 2,8 triệu tờ khai chiếm tỷ lệ trên 79% của 09 loại hình hàng hoá xuất, nhập khẩu đƣợc áp dụng, với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 198,92 tỷ USD chiếm tỷ lệ trên 97,67%. Hiện tại, số Chi cục thực hiện hải quan điện tử đã đạt 96 Chi cục, chiếm tỷ lệ 84%, đã có 10/20 Cục Hải quan có tỷ lệ tờ khai hải quan điện tử chiếm tỷ lệ 100%; có 13/20 Cục Hải quan có tỷ lệ kim ngạch thủ tục hải quan điện tử đạt trên 75%. Thời gian thông quan lô hàng xuất, nhập khẩu trung bình: luồng xanh từ 3-15 phút; luồng vàng từ 10- 60 phút; luồng đỏ phụ thuộc thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa.

Thủ tục hải quan điện tử thực hiện theo Quyết định số 149/2005/QĐ- TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử, sau đó đƣợc sửa đổi, bổ sung bằng Quyết định số 103/2009/QĐ-TTg ngày 12/8/2009; Quyết định số 50/2005/QĐ-BTC ngày 19/7/2005 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính ban hành Quy định thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, sau đó đƣợc thay thế bằng Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 (có hiệu lực từ ngày 10/7/2007) và gần đây nhất là Thông tƣ số 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 (có hiệu lực từ ngày 01/12/2009). Quyết định này đã cho thấy ngành Hải quan đã và đang đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác hiện đại hóa thủ tục hải quan nói chung.

Hoạt động XNK trong những năm tới sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, nhất là, khi nền kinh tế thế giới đƣợc dự báo phát triển, cũng là cơ hội tốt cho

- 54 -

hoạt động XNK của Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn. Tác động tích cực của việc gia nhập WTO sẽ làm tăng quy mô ngoại thƣơng của nƣớc ta, giảm mức thất thu và khai thác các nguồn thu khác trong nƣớc. Mặt khác, việc triển khai các cam kết thƣơng mại, cắt giảm thuế quan sẽ làm giảm chi phí đầu vào cho nhiều sản phẩm, tạo sức ép các doanh nghiệp trong nƣớc phải đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh để giử vững thị trƣờng trong nƣớc, khai thác thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu ra nƣớc ngoài. Tuy nhiên, việc thực hiện cam kết về loại bỏ các hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trƣờng hàng hóa và dịch vụ.v.v. cũng sẽ gây cản trở lớn tới khả năng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa của nƣớc ta. Nhƣ vậy, trong thời gian tới việc xây dựng và phát triển đại lý hải quan chuyên nghiệp, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế nói chung, hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng chính là xu hƣớng và cũng là mục tiêu Việt Nam hƣớng tới.

Việc mở rộng thị trƣờng, đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế quốc tế đã tạo cơ hội nhƣng cũng đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp đại lý làm thủ tục hải quan ở nƣớc ta. Các doanh nghiệp đại lý làm thủ tục hải quan khi tham gia hoạt động liên quan đến thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK cần phải am hiểu và giải quyết hàng loạt các vấn đề nhƣ:

- Phải có sự am hiểu hệ thống kinh tế - chính trị, hệ thống luật pháp của nƣớc/ vùng lãnh thổ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa và công việc mà đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện.

- Nắm vững phong tục tập quán, thị hiếu tiêu dùng của thị trƣờng, của doanh nghiệp mà mình thực hiện thủ tục hải quan đã ký kết trong hợp đồng đại lý.

- Nắm vững về hàng hóa XNK mà Đại lý hải quan thực hiện thủ tục hải quan, nắm vững các thông tin liên quan nhƣ: bản chất, công dụng của hàng hóa, trị giá, giá cả của hàng hóa.v.v.

- Có sự am hiểu điều kiện địa lý, khí hậu, thời tiết, về đối tác, về địa bàn hoạt động… nơi doanh nghiệp đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện công việc.

- 55 -

2.2.3. Chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển Đại lý hải quan

Kể từ khi đất nƣớc thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng (tính từ sau Đại hội VI của Đảng đến nay) hoạt động xuất nhập khẩu của nƣớc ta trong nhiều năm liên tục tăng trƣởng với tốc độ cao. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp nƣớc ngoài đang hoạt động đầu tƣ và kinh doanh tại Việt Nam, kể cả những tập đoàn lớn nhất thế giới, nhƣ: Intel, Samsung, Nokia, Toyota, Honda,... Nền ngoại thƣơng Việt Nam đang từng bƣớc hội nhập sâu rộng vào thƣơng mại thế giới, các luồng vốn đầu tƣ trực tiếp và gián tiếp tăng lên không ngừng qua các năm, bên cạnh những mặt tích cực nhƣ tạo thêm nhiều công ăn việc làm, gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nhƣng mặt tiêu cực lại là một trong những nguyên nhân gây nên nhập siêu lớn với kim ngạch không ngừng tăng cao qua các năm (riêng năm 2007, năm đầu tiên sau khi trở thành thành viên WTO kim ngạch nhập siêu đã đạt mức kỷ lục là 14,1 tỷ USD và tiếp tục đạt mức trên 10 tỷ USD trong các năm tiếp theo, riêng năm 2011 là 9,8 tỷ USD) [23]. Quy mô kim ngạch XNK tuy tăng nhanh, nhƣng vẫn còn thấp so với nhiều nƣớc phát triển trong khu vực và trên thế giới, điều đó đòi hỏi công tác quản lý của Hải quan phải nhanh chóng đổi mới toàn diện. Việc giải quyết thủ tục hải quan cho các lô hàng XNK nếu vẫn duy trì phƣơng pháp quản lý thủ công truyền thống sẽ không còn hiệu quả và rất khó khăn (theo thống kê trong các năm từ 2006 đến 2011, đã có 20.061.308 tờ khai hải quan đƣợc đăng ký, trung bình mỗi ngày có trên 9.100 tờ khai đƣợc đăng ký, chƣa tính tới các tờ khai của hành khách, của cƣ dân biên giới, tờ khai hàng phi mậu dịch, trong khi số cán bộ công chức thực hiện công việc đăng ký, tiếp nhận tờ khai chỉ chiếm khoảng 10% biên chế toàn ngành) [23]. Trên thực tế do số cửa khẩu quốc gia và quốc tế nhiều, số biên chế phân bổ không đều giữa các Cục Hải quan, giữa cơ quan Tổng cục và Cục Hải quan tỉnh, thành phố, giữa các Chi cục Hải quan nên sự quá tải công việc của ngành Hải quan

- 56 -

là điều không tránh khỏi. Việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh kinh tế và tạo thuận lợi cho thƣơng mại thực tế là rất khó khăn và cũng không thể thực hiện với mức độ chính xác tuyệt đối. Do vậy, việc tìm đến một phƣơng pháp quản lý Hải quan hiện đại cũng phải chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định. Điều này không chỉ có ở Hải quan Việt Nam mà cũng xuất hiện ở Hải quan các nƣớc trên thế giới.

Cùng với sự tăng trƣởng của ngoại thƣơng, khối lƣợng các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cũng tăng trƣởng một cách nhanh chóng, đều trên 10% trong những năm vừa qua. Nhƣng càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động XNK thì khó khăn của Hải quan và doanh nghiệp không ngừng tăng lên. Khối lƣợng công việc lớn sẽ rất khó khăn cho cán bộ Hải quan giải thích đầy đủ cho doanh nghiệp những yêu cầu về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. Bên cạnh đó, sự thay đổi nhanh chóng của các văn bản quy định, yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các thoả thuận không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện cập nhật kịp thời. Vì vậy, đòi hỏi thành lập các đại lý hải quan ở các cửa khẩu trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

2.2.4. Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại về hoạt động của Đại lý hải quan quan

- Đại lý hải quan hiện nay ít về số lượng, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Luật Hải quan năm 2001 ra đời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đại lý hải quan, đặc biệt là khi Nghị định số 79/2005/NĐ-CP có hiệu lực, đại lý hải quan thực sự đã bắt đầu hoạt động theo đúng bản chất của loại hình dịch vụ này.

Thời gian qua, do chính sách mở cửa hội nhập kinh tế của Nhà nƣớc, nhiều doanh nghiệp nƣớc ngoài đã không ngừng gia tăng đầu tƣ vào Việt

- 57 -

Nam dƣới hình thức góp vốn hoặc 100% vốn đầu tƣ trong lĩnh vực giao nhận vận tải, cùng với đó là một số nhỏ doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc cũng bắt đầu tham gia thành lập đại lý hải quan, tuy nhiên phần lớn Đại lý hải quan hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, nhƣ: Công ty cổ phần, Công ty TNHH,... (104/126 đại lý hải quan, chiếm 82,5%), cũng có một số đại lý làm thủ tục hải quan có chi nhánh thực hiện thủ tục hải quan trong toàn quốc nhƣ: Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn, Công ty LD TNHH Nippon Express Việt Nam, Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long, Công ty TNHH Yusen Logistics Solution, Gemadept, Vietrans,... Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có những ƣu điểm về sự năng động, về khả năng tạo nhanh và nhiều việc làm, đã đạt đƣợc một số kết quả ban đầu về xuất khẩu, đóng góp ngân sách, nhƣng nhìn chung hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này vẫn chỉ đạt ở mức độ thấp, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng

Cho đến năm 2012, hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan cũng chƣa có bƣớc đột phá mới, cụ thể qua Bảng thống kê hoạt động đại lý 6 tháng đầu năm 2012 tại 04 Cục Hải quan tỉnh, thành phố có số lƣợng đại lý đƣợc công nhận và hoạt động nhiều nhất cả nƣớc dƣới đây:

Bảng 2.1: Thống kê hoạt động Đại lý hải quan 6 tháng đầu năm 2012 tại 4 Cục Hải quan tỉnh, thành phố

TT Cục Hải quan tỉnh, TP’ Số lƣợng đại lý đƣợc

công nhận

Đại lý đứng tên trên tờ khai hải quan Số lƣợng đại lý Số lƣợng tờ khai Kim ngạch (USD) 1 Hà Nội 32 1 15 596.699 2 Hải Phòng 19 7 7.416 411.513.079 3 TP. Hồ Chí Minh 23 8 2.504 1.333.602.154 4 Bình Dƣơng 12 08 9.266 317.456.643

- 58 -

- Đại lý hải quan chưa hoạt động đúng nghĩa của mô hình này:

Trong số các công ty vừa và nhỏ thì hoạt động chuyên doanh chiếm tỷ trọng chƣa nhiều, phần nhiều là kinh doanh tổng hợp. Nếu xem trong danh mục ngành nghề kinh doanh của các công ty này chúng ta có thể thấy không ít công ty đăng ký kinh doanh rất nhiều ngành nghề. Số lƣợng đại lý hải quan tham gia hoạt động theo đúng nghĩa còn rất hạn chế. Ví dụ nhƣ tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong số các doanh nghiệp đăng ký hoạt động đại lý thì chỉ có khoảng 17% (5/33) hoạt động đúng nghĩa đại lý thủ tục hải quan. Tỷ lệ này tại các đơn vị hải quan khác cũng tƣơng tự [22]. Pháp luật về đại lý hải quan đã quy định rất cụ thể các hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan ở 3 nhóm hoạt động chính: (1) Tƣ vấn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu; (2) Làm các công việc liên quan đến thủ tục hải quan và (3) các công việc liên quan đến tranh chấp. Tuy nhiên hiện nay, các đại lý hải quan ở Việt Nam chủ yếu đƣợc biết đến là ngƣời khai thuê hải quan, tức là hầu hết các doanh nghiệp đại lý hải quan chỉ làm các công việc liên quan đến thủ tục hải quan nhƣ: khai hải quan - một thủ tục hành chính đơn thuần. Thậm chí, các doanh nghiệp đại lý hải quan còn không tƣ vấn cho chủ hàng các quy định

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về đại lý hải quan và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)