Tiêu chí đánh giá kết quả xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu 082 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH tây ĐÔ,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 29 - 30)

-Tỷ lệ xóa nợ ròng = xóa nợ ròng/tổng dư nợ.

Xóa nợ ròng = dư nợ các khoản vay đã xóa nợ vì rủi ro - giá trị các khoản thu bù đắp thiệt hại.

Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu nợ từ các khoản nợ đã chuyển ra ngoại bảng và đang được ngân hàng sử dụng các biện pháp mạnh để đòi. Neu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ ngân hàng đang gặp rủi ro tín dụng vì có quá nhiều các khoản nợ xấu phải xóa nhưng giá trị thu hồi bù đắp không đáng kể. Ngược lại, chỉ tiêu này thấp có thể cho thấy các khoản vay đã tien hành xóa nợ là nhỏ hoặc giá trị các khoản thu bù đắp được phần nhiều các thiệt hại mà khoản nợ xấu bị xóa nợ gây ra. Dù thế nào thì khi tỷ lệ này thấp đều chứng tỏ rằng công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng đạt được kết quả tích cực.

-Tỷ lệ các khoản nợ xấu đã thu hồi được/Tổng dư nợ xấu.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi nợ từ các khoản nợ xấu đã phát sinh sau các biện pháp xử lý của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng đã tiến hành thu hồi được nhiều khoản nợ xấu. Ngược lại, tỷ lệ này thấp chứng tỏ công tác thu hồi nợ xấu thực hiện không tốt.

-Khả năng bù đắp rủi ro:

+ Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất = dự phòng RRTD được trích lập/dư nợ bị thất thoát

Hệ số này cho biết khi các khoản vay bị thất thoát thì dự phòng RRTD đã trích lập có đủ để bù đắp hay không. Hệ số này lớn hơn 1 và càng cao thì chứng tỏ ngân hàng đã rất thận trọng và sẵn sàng hy sinh lợi nhuận để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng khi RRTD xảy ra.

Hệ số này cao và lớn hơn 1 sẽ đảm bảo nếu có RRTD xảy ra đối với các khoản nợ

Một phần của tài liệu 082 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH tây ĐÔ,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w