Trên thế giới, trong trường hợp tái cơ cấu tài chính thì các ngân hàng thuờng phải giải quyết dứt điểm các khoản nợ xấu vì các khoản nợ xấu thực
sự không hấp dẫn các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư thường phải miễn cưỡng khi thanh toán các khoản nợ xấu này cho nên Chính phủ thường phải tìm cách “đánh bóng” ngân hàng để có được lượng tài sản có chất lượng tốt tương đương với các khoản nợ của mình với mục đích thu hút các nhà đầu tư.
Sau đây là một số thực tế xử lý nợ xấu ở một số nước trên thế giới:
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thập kỷ 80, 90 nền kinh tế Thái Lan đang trong giai đoạn tăng trưởng, có hiệu quả và tương ứng với diễn biến đó là nợ xấu (NPLs) ở khu vực ngân hàng là khá thấp. Những biện pháp thường được các ngân hàng áp dụng là: gia hạn nợ, điều chỉnh lãi suất vay, đảo nợ. Các biện pháp này đã có kết quả khi mới xảy ra nợ xấu. Đó là việc làm trước tiên của ngân hàng.
Nhưng từ năm 1997, nhất là năm 1998, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã tác động mạnh lên nền kinh tế, nhiều Công ty là khách hàng vay nợ ngân hàng bị mất khả năng thanh toán dẫn tới nợ quá hạn tại các ngân hàng tăng lên đột ngột thì các giải pháp nói trên không còn hiệu quả nữa. Do vậy, Chính phủ đã có các giải pháp khác như tái cơ cấu doanh nghiệp, đấu thầu quản lý Công ty, tái cơ cấu nợ ngân hàng... qua đó tách các khoản nợ xấu ra khỏi doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện để họ cạnh tranh được trong thị trường đầy biến động. Bốn mô hình (phương thức) đã được Thái Lan áp dụng là: cơ cấu kế hoạch hoá; chu trình CDRAC; phương án không chính thức; phương án tái cơ cấu.
* Cơ cấu kế hoạch hoá (Planner Regime)
Theo mô hình này, doanh nghiệp con nợ phải đệ đơn, cơ quan quản lý phải chỉ định đối tác, con nợ phải xuất trình kế hoạch trong thời hạn ấn định, sự chấp nhận kế hoạch của con nợ, tổ chức gặp gỡ giữa các chủ nợ và người tham gia kế hoạch. Toà án xem xét kế hoạch, chấp nhận hoặc không chấp nhận để doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch đó trong thời hạn từ 5-7 năm.
Ngân hàng có quyền can thiệp vào một Công ty, trong trường hợp công ty không hoàn trả vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên việc áp dụng mô hình này rất khó vì các công ty tìm mọi cách để ngân hàng không can thiệp vào.
* Chu trình CDRAC (Corporate Debt Restructuring Advisory Committee)
Dưới sức ép của IMF, Thái Lan đã phải xây dựng một Luật để có hành lang pháp lý cao hơn. Theo đó yêu cầu chủ nợ là ngân hàng và con nợ phải ký kết với nhau và về phía nhà nước phải lập ra một Uỷ ban tư vấn tái cơ cấu nợ, do Ngân hàng trung ương Thái Lan đảm nhiệm. Uỷ ban này viết tắt là CDRAC. Theo đó, yêu cầu các con nợ phải cung cấp thông tin đầy đủ cho chủ nợ và phải có thái độ rõ ràng trong một thời gian sớm nhất, để biết họ có khả năng tài chính trả nợ không, tiếp đó là ngân hàng cam kết giúp đỡ con nợ duy trì hoạt động để có nguồn trả nợ. Uỷ ban CDRAC là người có quyền xem xét việc thương thuyết giữa chủ nợ và con nợ, đưa ra yêu cầu 2 bên phải thực hiện.
Thực chất của phương thức này là sử dụng công cụ thương thuyết giữa chủ nợ và con nợ. Ngân hàng nào có con nợ lớn nhất thì đưa ra kế hoạch sơ thảo và đứng ra triệu tập họp. Các chủ nợ họp trước, làm biên bản ghi nhớ, sau đó mời các con nợ đến bàn thảo. Trong thời gian 3 tháng nghiên cứu, các chủ nợ lập kế hoạch và chuyển kế hoạch đó cho con nợ nghiên cứu trước. Cuộc họp được chính thức tiến hành, sau trao đổi thảo luận là biểu quyết lần 1, nếu không xong lại bàn thảo tiếp và biểu quyết lần 2. Biểu quyết lần 2 mang tính chất bắt buộc. Nếu không nhất trí thông qua, thì quay lại từ đầu. Kết quả xấu nhất, qua các lần làm đi, làm lại vẫn không thống nhất được thì biện pháp cuối cùng là đưa ra toà án.
* Các phương án không chính thức (Informal Workouts)
Phương án này được áp dụng với những Công ty có trình độ quản lý sản xuất kinh doanh tốt, nhưng lại gặp khó khăn tạm thời về khả năng thanh toán. Họ phải chủ động đề ra các phương án hiệu quả, nhanh chóng khắc phục
khó khăn, mà không cần có sự can thiệp nào từ bên ngoài. Tuy nhiên, thực tế có rất ít phương án không chính thức để đưa đến tái cơ cấu thực sự. Hầu hết các khách hàng vay lớn tìm cách bảo vệ quyền lợi của mình và không sẵn sàng thảo luận vay trên cơ sở thương mại. Do vậy, hậu quả là các ngân hàng không đầu tư thêm vốn để hỗ trợ các Công ty này.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan cho biết, phương pháp này rất có hiệu quả đối vớí những Công ty thiếu khả năng chi trả tạm thời, nhưng lãnh đạo Công ty có khả năng và có trình độ quản lý kinh doanh. Trong trường hợp này, nếu lãnh đạo Công ty có trình độ, có quyết tâm cao và có phương án cụ thể để khắc phục, thì ngân hàng tiếp tục hỗ trợ để khắc phục sự mất cân đối tạm thời để duy trì sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu lãnh đạo Công ty yếu kém, thì phương thức này có nhược điểm là không đưa ra được tư vấn cụ thể nào cho khách hàng và ngân hàng, nó cũng không giúp cho 2 bên một sáng kiến nào, không đưa ra một nguồn vốn nào cho chủ nợ và con nợ.
* Các Công ty Quản lý tài sản - AMC
Mỗi Ngân hàng thương mại lập ra một bộ phận quản lý nợ (Assets Management Division - AMD) hoặc bộ phận quản lý đặc biệt (Special Assets Management - SAM) để chuyên trách việc xử lý các khoản nợ xấu có giá trị dưới 5 triệu Bath. Đối với những khoản nợ xấu trên 5 triệu Bath, các ngân hàng phải chuyển đến Công ty AMC để xử lý.
Chính phủ thành lập Công ty Quản lý tài sản AMC với chức năng chuyên trách xử lý nợ khó đòi của các Công ty tài chính hoặc NHTM thuộc sở hữu của Chính phủ. Quá trình hình thành Công ty AMC tại Thái Lan có 2 giai đoạn:
- Từ 1997 đến năm 2000, Chính phủ thành lập cơ quan tái cơ cấu tài chính FRA và một AMC để xử lý nợ khó đòi của 58 công ty tài chính. Công ty AMC đầu tiên được thành lập với vốn ban đầu 1.000 triệu Bath do Chính
phủ huy động vốn và Bộ Tài chính là một cổ đông. Sau 2 năm, Công ty AMC này về cơ bản đã xử lý xong nợ khó đòi của 58 Công ty tài chính.
- Tháng 4/2000, Chính phủ bỏ ra 25 triệu Bath từ quỹ phát triển các định chế tài chính FIDF thành lập 01 Công ty AMC 100% vốn nhà nuớc (Sukhumvit Asset Management Co.,Ltd - Sam) để xử lý nợ khó đòi cho ngân hàng KRUNG THAI BANK. Đây là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nuớc, có nợ khó đòi chiếm 60% tổng số nợ khó đòi của hệ thống ngân hàng. Đồng thời, nhiều NHTM khác cũng thành lập Công ty AMC thuộc sở hữu của mình (Chatuchak AMC, Chantaburi ACM, Thonburi AMC, Sinsuptawe AMC)
Việc hình thành nên các Công ty AMC đã tách bạch hoạt động xử lý nợ ra khỏi hoạt động của các Công ty tài chính, NHTM, giảm bớt sức ép nợ xấu lên các đơn vị này và tạo điều kiện cho các đơn vị này tập trung vào hoạt động kinh doanh theo các mục tiêu đề ra. Với chức năng chuyên trách trong xử lý nợ khó đòi, các Công ty AMC đuợc chủ động sử dụng các biện pháp thích hợp để xử lý nợ, tận thu hồi tối đa nợ khó đòi trong nền kinh tế.
* Cẩm nang thực hành tái cơ cấu nợ.
Một dự án do WB tài trợ cho Ngân hàng Trung uơng Thái Lan để huớng dẫn cho các NHTM thực tài hành tái cơ cấu nợ đã đuợc triển khai nhanh chóng và có hiệu quả. Theo các chuyên gia WB đánh giá, đây là tổng hợp cách quản lý và xử lý tốt nhất đối với nợ xấu, phuơng pháp này đua ra những huớng dẫn chặt chẽ phù hợp với quy định và quy trình thực hành tối uu của quốc tế (SAFS 15, 114, TAS 34 và 36), nhung vẫn duy trì đuợc độ linh hoạt tại mỗi quốc gia.
Sau khi tiếp nhận dự án này, Ngân hàng Trung uơng Thái Lan đã đua ra một chuơng trình cụ thể gồm 5 buớc (Thu thập thông tin, đánh giá khả năng trả nợ (sơ bộ), đánh giá cụ thể (thứ cấp), xác định phuơng án cơ cấu lại, chọn phuơng án xử lý ít tốn kém nhất) và tổ chức huấn luyện cho cán bộ
NHTM (từ trưởng phó phòng trở lên) rồi tiếp đó là tất cả các cán bộ tín dụng của NHTM.
Đặc điểm của phương thức này là đưa con nợ và chủ nợ ngồi lại với nhau và nó bảo đảm được 4 tính chất: tính cân bằng, tính thống nhất, tính bắt buộc (kỷ luật), tính linh hoạt, (biến đổi trong thương thuyết với con nợ)
* Chính sách thuế đối với xử lý nợ khó đòi
Tại Thái Lan, xử lý nợ khó đòi theo các bước nói trên được Nhà nước rất quan tâm và có những chính sách hỗ trợ cụ thể, đặc biệt là chính sách thuế.
Trong năm 2000 và 2001, Nhà nước không đánh thuế đối với các trường hợp: khách hàng được ngân hàng xóa nợ (vì xoá nợ được coi như 1 khoản khách hàng đầu tư và đối với ngân hàng khi xóa nợ cho khách hàng sẽ được tính vào chi phí); Ngân hàng bán tài sản thế chấp (do không được tính là thu nhập); Công ty bán tài sản để trả nợ ngân hàng...
Các trường hợp được Nhà nước giảm thuế: Công ty phải chuyển quyền sở hữu tài sản; ngân hàng họat động kinh doanh bị lỗ; ngân hàng chuyển quyền sở hữu tài sản thế chấp để thu nợ..
1.3.1.2. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu ở Mỹ
Với sự cạnh tranh khốc liệt để có được các khoản cho vay trong suốt thời kỳ kinh tế tăng trưởng, các ngân hàng ở Mỹ đã phải chấp nhận các khoản tín dụng có chất lượng thấp hơn để có thêm thu nhập. Hậu quả của sự cạnh tranh này là sự gia tăng khối lượng các khoản vay không được thanh toán đúng hạn (nợ quá hạn thanh toán tăng từ 7,5 tỷ USD vào Quý 4 năm 1997 lên mức 17,7 tỷ đô la vào quý 3 năm 2000). Từ quý 3 năm 1999 đến quý 3 năm 2000, các khoản vay không có dự phòng đã tăng 25,9%, các khoản vay quá hạn đã tăng 16,5%, các khoản vay quá hạn trong ngành thương mại và công nghiệp tăng 43,7%.
Khủng hoảng ngành ngân hàng Mỹ đã diễn ra những năm 90 dẫn tới khoảng 1.600 ngân hàng, cùng 1.300 tổ chức tiết kiệm và tín dụng đứng trên bờ vực phá sản. Đứng trước tình hình đó, bên cạnh việc tự xử lý nợ xấu của các ngân hàng lớn có hoạt động bình thường, Tổ chức Quản lý cơ cấu lại (RTC) được thành lập với mục đích xử lý các khoản nợ tồn đọng của các tổ chức tài chính bị phá sản. Giải pháp xử lý nợ xấu của RTC là: Tổ chức bán đấu giá, ký hợp đồng quản lý tài sản, Chứng khoán hoá các tài sản và Liên doanh thông qua góp vốn cổ phần.
Đồng thời, các ngân hàng thương mại Mỹ cũng chủ động xử lý nợ xấu bằng các giải pháp cổ điển (khoanh nợ, cơ cấu nợ...) và các giải pháp mới (kết hợp ngân hàng còn hoạt động tốt với ngân hàng khó khăn, chứng khoán hóa tài sản nợ...)
Việc kết hợp các giải pháp xử lý nợ xấu tại Mỹ cho thấy vai trò chủ đạo của Chính phủ, với hành lang pháp lý hoàn thiện, khả năng “Dự báo” và “phản ứng” kịp thời, áp dụng các biện pháp xử lý sáng tạo... đã có tác động rất lớn, tạo ra hiệu quả cao trong xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại.
1.3.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Những năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM nhà nước Trung Quốc luôn cao hơn mức cho phép. Năm 1995, tỷ lệ nợ xấu là 21,4%, đến năm 2000 tỷ lệ này tăng lên 29%. Năm 2001, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhằm làm giảm bớt sự gia tăng nợ xấu nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức 25,4% - cao hơn nhiều so với mức cho phép của quốc tế. Tỷ lệ nợ xấu quá cao không những cản trở tiến trình cải cách của NHTM Trung Quốc mà còn làm tăng rủi ro tài chính trong hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, nhằm xử lý nợ tồn đọng, Trung Quốc đã áp dụng một số giải pháp sau:
- Hoàn thiện các bộ luật, văn bản pháp quy về tiền tệ, phát hành trái phiếu Chính phủ đặc biệt để bổ sung vốn cho các NHTM nhà nước.
- Xử lý nợ xấu của các NHTM thông qua việc cải cách quản lý nợ và phân loại nợ thành 5 cấp dựa trên mức độ rủi ro: loại nợ đạt tiêu chuẩn, loại nợ đáng chú ý, loại nợ bình thuờng, loại nợ có nghi vấn và loại nợ dễ bị mất nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng chủ động thực thi các biện pháp cần thiết.
- Thành lập 4 công ty Quản lý tài sản trực thuộc 4 NHTM nhà nuớc để xử lý nợ xấu theo huớng chuyển nợ thành cổ phần. Các công ty quản lý tài sản đuợc lập ra nhằm tiếp nhận, quản lý, xử lý các khoản nợ xấu của ngân hàng chuyển giao. Các công ty này coi việc bảo toàn tài sản, giảm thua lỗ cho các doanh nghiệp nhà nuớc là mục tiêu hoạt động chủ yếu của mình. Vốn ban đầu của 4 công ty là 10 tỷ nhân dân tệ (1,2 tỷ USD) và do Bộ Tài chính Trung Quốc cấp. Trong quá trình hoạt động, các công ty này có quyền phát hành trái phiếu có sự bảo đảm của ngành tài chính ra công chúng, sau đó dùng vốn thu đuợc để mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng, trực tiếp chuyển các khoản nợ này thành khoản đầu tu vào doanh nghiệp hoặc thành cổ phần của doanh nghiệp. Đối với các DNNN lâm vào khó khăn, Công ty Quản lý tài sản thực hiện mua lại quyền sở hữu nợ và cổ phần của các nhà đầu tu ở trong và ngoài nuớc của doanh nghiệp nhà nuớc, tổ chức lại doanh nghiệp thông qua chuyển nợ thành cổ phần, thực hiện thanh lý, phá sản đối với các doanh nghiệp có những khoản nợ khổng lồ và không có khả năng thanh toán. Nhu vậy, thông qua việc chuyển nợ thành cổ phần, các doanh nghiệp thay vì phải trả lãi các khoản nợ ngân hàng đã chuyển sang trả cổ tức cho cổ đông. Đây là giải pháp nhằm giải quyết mối quan hệ giữa Ngân hàng và doanh nghiệp.