Xử lý nợ xấu của Việt Nam phải dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới đã thực hiện, tuy nhiên, việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính toán đến điều kiện cụ thể của Việt Nam trong điều kiện hiện nay nhu: Kinh tế vĩ mô chua ổn định; Hoạt động cho vay phần lớn dựa trên tài sản đảm
bảo là bất động sản, trong khi thị trường này chưa thể phục hồi ngay; Xử lý nợ xấu không được gây tổn thất lớn cho Chính phủ và bản thân các ngân hàng. Đối với Việt Nam, việc lựa chọn, áp dụng phương thức nào thì trước hết vẫn cần đánh giá toàn diện về khả năng thực hiện các biện pháp để tái cấu trúc và xử lý nợ xấu. Trong đó cần đặc biệt lưu ý tới các vấn đề sau:
Một là, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho việc thực hiện tái cấu trúc và xử lý nợ xấu. Trong đó đặc biệt chú ý đến việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của công ty quản lý tài sản và hoạt động chứng khoán hóa.
Hai là, việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cần được triển khai đồng bộ với xử lý nợ xấu bao gồm những nội dung liên quan đến kiểm kê đánh giá các khoản nợ, mua bán nợ xấu và đóng cửa các ngân hàng yếu kém, đồng thời hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng tốt.
Ba là, phát triển thị trường trái phiếu, mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực ngân hàng. Đây được coi là kênh huy động vốn hữu hiệu trong thời điểm nguồn lực nội tại của ngân hàng trong nước gặp khó khăn.
Bốn là, cần xây dựng mạng an toàn tài chính quốc gia, trong đó có phân định trách nhiệm và cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các thành viên như NHNN, Bộ Tài chính, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và Bảo hiểm tiền gửi.
Năm là, xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ của nhà nước cho các doanh nghiệp, khách hàng vay vốn và các TCTD, ... như hỗ trợ về thuế, cơ chế chính sách, thủ tục pháp lý, ... trong quá trình xử lý nợ xấu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã đi vào nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về nợ cho vay, nợ xấu, một số khái niệm về nợ xấu như khái niệm nợ xấu của Tổ chức Tiền tệ Thế giới; của Chuẩn mực Kế toán quốc tế và của Việt Nam.
Từ những vấn đề cơ bản về nợ xấu, chương 1 đã đi vào phân loại nợ xấu, từ đó rút ra các nguyên nhân phát sinh nợ xấu và các dấu hiệu nhận biết nợ xấu cũng như tác động của nợ xấu đến các TCTD, đến nền kinh tế. Ngoài ra cũng tập trung nghiên cứu việc quản lý nợ xấu của các NHTM và các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nợ xấu.
Luận văn cũng nêu ra một số bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới từ đó góp phần hoàn thiện cũng như hạn chế rủi ro nợ xấu tại Sở Giao dịch 3 BIDV nói riêng cũng như các NHTM tại Việt Nam nói chung.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI SỞ GIAO DỊCH 3 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM