Tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Thành Công

Một phần của tài liệu 068 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn CHI NHÁNH THÀNH CÔNG (Trang 31 - 40)

6, Ket cấu khóa luận

2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Thành Công

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn

Ngân hàng TMCP Sài Gòn tiền thân là ngân hàng TMCP Quế Đô, được thành lập theo giấy phép hoạt động số 00018/NH- GP ngày 06/06/1992 của thống đốc NHNN và giấy phép thành lập số 308/ GĐ- UB ngày 26/06/1992 của ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Qua quá trình 11 năm hoạt động thua lỗ, không hiệu quả dưới tên gọi ngân hàng TMCP Quế Đô, vào ngày 08/04/2003, ngân hàng TMCP Sài Gòn chính thức được thành lập theo quyết định số 336/ QĐ- NHNN ngày 08/04/2003 của thống đốc NHNN. Với sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng nghỉ mặc dù gặp muôn vàn những khó khăn của các cán bộ, công nhân viên, cho đến nay, ngân hàng TMCP Sài Gòn đã đạt được những thành quả nhất định, từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường nói chung và trong ngành ngân hàng nói riêng.

Sau đó chỉ hai năm, vào năm 2005, SCB vinh dự được xếp loại A trong khối ngân hàng TMCP, không những vậy còn nhận nhiều giải thưởng khác về hoạt động và các sản phẩm của mình. Cho dến năm 2006, đạt kỷ lục là “ Ngân hàng TMCP đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi”, SCB bắt đầu tiến hành tăng cường mạng lưới hoạt động của mình, cho đến cuối năm, đã có 20 điểm giao dịch trải đều khắp cả nước, đây là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cán bộ công nhân viên của ngân hàng.

Cho đến 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 283/GP- NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) hoạt động từ ngày 01/01/2012.

Đây được xem như là một dấu ấn đánh dấu sự thay đổi toàn diện về quy mô tổng tài sản, mạng lưới, công nghệ và nhân sự của SCB, dưới sự khéo léo kết hợp

tất cả điểm mạnh hiện có, đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - SCB đã không ngừng mở rộng và phát triển, vươn lên vị thế Top 5 ngân hàng TMCP có quy mô lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản hơn 566.834 tỷ đồng, vốn điều lệ hơn 15.231 tỷ đồng. Với 239 điểm giao dịch, hiện nay mạng lưới hoạt động của SCB đang phủ rộng khắp 28 tỉnh/thành thuộc các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, cùng đội ngũ nhân sự hơn 6.700 người.

Trong năm 2020, với những biến động phức tạp của nền kinh tế và sự bất ổn của thị trường trong và ngoài nước, Mức tăng trưởng có phần chậm lại với những năm trước nhưng so với ngành vẫn ở trong mức ổn định, không những vậy, SCB còn tích cực chung tay vào công tác phòng ngừa Covid-19 cùng toàn xã hội, các cổ đông của ngân hàng TMCP Sài Gòn đồng thuận góp 20 tỷ đồng vào quỹ phòng chống dịch bệnh đồng thời đăng kí mua vacxin tiêm chủng phòng ngừa dịch bệnh cho người lao động của mình.

2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn- Chi nhánh Thành Công

Chi nhánh Thành Công có trụ sở tại số Số 105, tòa nhà Ford Thăng Long, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội , với tên gọi đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Thành Công. Tên giao dịch SCB Thành Công.

SCB Thành Công là đại diện pháp nhân, có con dấu và bảng cân đối kế toán riêng, hạch toán phụ thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn.

Với sự thuận lợi về vị trí, là nơi tập trung trụ sở của nhiều công ty và doanh nghiệp lớn, tập trung đông dân cư, chắc chắn sự ra đời hoạt động của SCB Thành Công sẽ dấu ấn cho ngân hàng SCB đồng thời ngân hàng cũng có thể cung cấp các dịch vụ tốt nhất và hoàn hảo nhất đến tay người dân trên địa bàn.

2.1.3.Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của SCB- Chi nhánh Thành Công

về cơ cấu tổ chức của chi nhánh SCB Thành Công theo sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức SCB- Chi nhánh Thành Công

(Nguồn: SCB Thành Công)

Bộ máy quản lý của SCB - Chi nhánh Thành Công được áp dụng bởi mô hình trực tuyến dưới sự quản lý trực tiếp của Ban Giám đốc. Mô hình này giúp công tác vận hành của chi nhánh diễn ra một cách nhanh chóng, chặt chẽ và hiệu quả, phù ợp với tính đặc thù của ngân hàng.

Ban Giám đốc Chi nhánh: gồm 03 người (01 Giám đốc và 02 phó Giám đốc) chịu trách nhiệm điều hành, giám sát mọi hoạt động của chi nhánh đồng thời tiến hành thực hiện và triển khai mọi chỉ thị từ trụ sở chính.

Ban giám đốc là người có nhiệm vụ xây dựng và phê duyệt các chiến lược phát triển đồng thời trình lên trụ sở chính, là người chịu trách nhiệm hoàn toàn theo pháp lý đối với hội đồng quản trị của ngân hàng.

Phòng kế toán ngân quỹ là một bộ phận quan trọng với chi nhánh ngân hàng, có nhiệm vụ hạch toán mọi các bút toán phát sinh của chi nhánh, đồng thời xây dựng và quyết toán các kế hoạch tài chính của chi nhánh cùng với tiền lương của toàn bộ cán bộ, công nhân viên tại đây. Ngoài ra còn là bộ phận nắm rõ nhất tình hình hoạt động tài chính của chi nhánh để kịp thời đưa ra các biện pháp tốt nhất cho chi nhánh.

Phòng hành chính nhân sự có chức năng thực hiện việc tham mưu và hỗ trợ cho ban giám đốc phát triển và tiến hành các công tác tổ chức, các hoạt động quản lý nhân sự đồng thời giám sát các nghiệp vụ hành chính của chi nhánh.

Phòng tín dụng kinh doanh: Là phòng nghiệp vụ có vai trò tổ chức, thực hiện và quản lý hoạt động cho vay của chi nhánh, bao gồm các hoạt động soạn thảo các văn bản, hồ sơ, giấy tờ phục vụ cho hoạt động cho vay đối với khách hàng; Quản lý, giải ngân đối với khoản vay của khách đồng thời theo dõi và đôn đốc khách hàng trả khoản nợ và lãi vay đúng hạn; Kiểm tra định kì và thường xuyên khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích hay không và giám sát, đánh giá các dự án đầu tư và tình hình tài chính của khách hàng của chi nhánh.

Phòng giao dịch có nhiệm vụ tiếp nhận tiền gửi, huy động vốn và thực hiện một vài nghiệp vụ tín dụng theo sự chỉ đạo của ban Giám Đốc, không những vậy, đây là bộ tiến hành giới thiệu và cung cấp dịch vụ ngân hàng đến tay khách hàng, lắng nghe những mong muốn, nguyện vọng và góp ý của khách để tham mưu các chính sách sản phẩm phù hợp cho chi nhánh.

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB- Chi nhánh Thành Công năm 2018-2020

2.1.4.1. Tình hình hoạt động kinh doanh

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018-

Tổng doanh thu Tổng chi phí

—⅛-Lợi nhuận trước thuế

(Nguồn: SCB- Chi nhánh Thành Công)

Kết quả kinh doanh năm 2018 ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 30.4 tỷ đồng, phần lợi nhuận này theo ta thấy là khá khiêm tốn so với quy mô hiện tại

Năm 2018 2019 2020

Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %

Tiền gửi của TCKT 140.71 8.23 267.89 13.77 216.57 10.41 Tiền gửi dân cư 1,569.29 91.77 1,676.97 86.23 1,862.16 89.59 Tổng huy động tiền

gửi________________

1,710 100 1,944.86 100 2,078.73 100

của ngân hàng, nguyên nhân là do chi nhánh đang thực hiện việc cân đối về nguồn lực dùng cho việc trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.

Năm 2019, tổng doanh thu SCB- Chi nhánh Thành Công đạt 1,187 tỷ đồng, tăng 192 tỷ đồng so với năm 2018 là 995 tỷ, tuy nhiên lợi nhuân trước thuế lại bị giảm 1.5 tỷ từ 30.4 tỷ xuống còn 28.9 tỷ do phần chi phí huy động lớn cùng với lượng nợ xấu tồn đọng còn nhiều nên chi nhánh phải dành phần lớn lợi nhuân dung để trích lập dự phòng khiến lợi nhuận trước thuế bị giảm.

Đến năm 2020, tuy phải trải qua một năm khá khó khăn nhưng SCB vẫn đạt mức tăng trưởng lợi nhuận tốt, tổng lợi nhuận trước thuế tăng vọt lên đến 64.7 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với năm 2018 và 2019 cho thấy SCB- Chi nhánh Thành Công đã hợp lí hơn trong hoạt động quản trị và sự nõ lực của tất cả bộ phận và toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh.

2.1.4.2. Tình hình huy động vốn

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2018-2020

■Vốn huy động

■Tổng nguồn vốn

(Nguồn: SCB- Chi nhánh Thành Công)

Dựa vào bảng trên ta có thể thấy được tình hình huy động vốn của SCB- Chi nhánh Thành Công. Từ năm 2018 đến năm 2020 tăng từ 1710 tỷ đồng lên 12,078.73 tỷ đồng, đây là một dấu hiệu tích cực đối với tình hình khá phực tạp của nền kinh tế trong nước, ta cũng có thể thấy được, so với tổng nguồn vốn của chi nhánh, vốn huy

27

động chiếm tỷ trọng cực kì cao, năm 2018 chiếm 75,6%, năm 2019 chiếm 77,2% và năm 2020 chiếm 73,7%. Có được kết quả như vậy là sự cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn thể các phòng ban của chi nhánh, SCB là một trong những ngân hàng top trong việc huy động vốn vay từ khách hàng, trong đó thu hút chính bởi lãi suất tiền gửi của ngân hàng này khá cao, mà lãi suất chính là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định gửi tiền của khách hàng. Mặc dù trong tình hình diễn biến phức tạp của bệnh dịch và xã hội nhưng SCB- Chi nhánh Thành Công luôn xem đó vừa là thách thức cũng vừa là cơ hội cho ngân hàng.

Bảng 2.3: Huy động vốn theo đối tượng của SCB- Chi nhánh Thành Công năm 2018-2020 (Tỷ đồng)

(Nguồn: SCB- Chi nhánh Thành Công)

Với số liệu trong bảng, ta có thể thấy được, hoạt động huy động vốn tiền gửi của chi nhánh chủ yếu đến từ loại tiền gửi dân cư, từ năm 2018 đến 2020 chiếm tỷ trọng lần lượt là: 91.77%, 86.23% và 89.59%. Giai đoạn từ năm 2018-2019 có thể thấy, tiền gửi dân cư tăng khá ổn định, năm 2019 mức tiền gửi dân cư đạt 1,676.97 tỷ đồng tăng hơn 5% so với năm 2018, đến năm 2020, mức tiền gửi này đạt

2,078.73 tỷ đồng, tăng trưởng 6.8% so với năm trước đó. Về tiền gửi của các TCKT, tuy tiến tỷ trọng thấp hơn so với tiền gửi dân cư nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa vốn của ngân hàng, từ năm 2018 đến năm 2019, huy động tiền gửi của đối tượng này tăng từ 140.71 tỷ lên 267.89 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi, điều này có thể chứng minh rằng, SCB ngoài tập trung huy động tiền gửi từ các tổ chức cá nhân, đã chú trọng hơn vào việc huy động từ các nguồn đa dạng hơn trong quá trình tuần hoàn vốn của mình. Tuy nhiên đến năm 2020, số vốn huy động từ các TCKT bị giảm hơn 51 tỷ do tình hình kinh tế, xã hội biến động phức tạp gây khó khăn cho quá trình huy động vốn từ các TCKT. SCB- Chi nhánh Thành Công

được thành lập với mục đích xây dựng một trung tâm bán lẻ lớn nhất miền Bắc, bởi vậy, với ưu đãi cực lớn về lãi suất tiền gửi cá nhân, cùng với các ưu đãi đi kèm,

Bảng 2.4: Cơ cấu huy động vốn gửi theo loại tiền

■VND

■Ngoại tệ quy đổi VND

ngân hàng luôn đứng trong top 5 ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao nhất toàn ngành.

(Nguồn: SCB- Chi nhánh Thành Công)

Về cơ bản, hoạt động huy động vốn của SCB - Chi nhánh Thành Công đã đạt được các mục tiêu do Hội sở Ngân hàng TMCP Sài Gòn đề ra thông qua đa dạng hóa sản phẩm, hình thức huy động vốn, lãi suất huy động linh hoạt tỷ giá phù hợp với từng thị trường. Tuy tỉ trọng ngoại tệ quy đổi ra VNĐ chỉ chiếm phần nhỏ, so với tổng huy động vốn qua các năm chiếm lần lượt từ năm 2018 đến năm 2020 là: 3.67%; 2.63%; 2.64%. nhưng đây cũng được coi như thành công của ngân hàng trong điều kiện thị trường khó khăn cùng sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài.

2.1.4.3. Tình hình tín dụng

Tình hình dư nợ cấp tín dụng của SCB- Chi nhánh Thành Công đã đang phát triển đáng kể trong những năm qua. Tổng dư nợ SCB- Chi nhánh Thành Công đạt 2,640.55 tỷ đồng đến cuối năm 2019, tăng 10,6% so với năm 2018 và đạt 2,495.6 tỷ đồng năm 2020. Tăng trưởng tín dụng luôn gắn liền với các yếu tố thúc đẩy bổ sung

2018 2019 2020

Cho vay bằng VND 2,008.7 2625.8 2,481.1

Cho vay bằng ngoại tệ 31 14.75 145

Tổng dư nợ cho vay 2,012.5 2640.55 2495.6

2018 2019 2020

Hộ kinh doanh và cá nhân 765.9 727.65 921.9

Các tổ chức kinh doanh khác 1,246.6 1912.9 1573.7

Tổng dư nợ cho vay 2,012.5 2,640.55 2,495.6

như nhu cầu vốn từ khách hàng, từ nền kinh tế nói chung và nền kinh tế quanh khu vực nói riêng. Năm 2020, do tình hình kinh tế - xã hội khó khăn gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động của ngân hàng, dư nợ tuy có giảm 5.5% từ 2,640.55 tỷ đồng năm 2019 xuống 2,495.6 tỷ năm 2020 nhưng không nhiều so với tình hình chung của các ngân hàng do chi nhánh đã xây dựng được tương đối

lượng khách hàng ổn định trong những năm qua.

Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng theo kì hạn

■Ngắn hạn

■Trung hạn

■Dài hạn

(Nguồn SCB- Chi nhánh Thành Công)

Theo thống kê trên ta có thể thấy được, cơ cấu dư nợ tín dụng qua các năm bị thay đổi một cách rõ rệt. Năm 2018, dư nợ cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 54.7%, thấp nhất là cho vay dài hạn chiếm 14.22% , vay dài hạn là phương thức vay có lãi suất thấp nhất, tuy nhiên, phương thức cho vay này thích hợp cho đối tượng là các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư dài hạn. Năm 2019, cơ cấu này lại bị thay đổi ngược lại so với năm trước, cơ cấu dư nợ theo vốn ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao nhất, đạt 1,026.2 tỷ, thấp nhất lại là vốn trung hạn, chỉ đạt 713.7 tỷ. SCB đã triển khai nhiều gói vay ngắn hạn cho khách hàng đa dạng hơn, phong phú hơn để quay vòng vốn cho ngân hàng một cách tốt hơn khi tỷ trọng vốn ngắn hạn tăng lên. Cho đến năm 2020, tình hình dịch bệnh, thiên tai diễn biến phức tạp, kinh tế bị tổn hại nặng nề, đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong nước, vì vậy, nguồn cho vay dài hạn của ngân hàng tăng lên 171.72 tỷ đồng so với năm 2019, chủ yếu

30

cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức kinh tế. Hoạt động tín dụng đã phát triển quy mô đáng kể, sản phẩm đa dạng, cơ cấu tín dụng chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, đối với huy động vốn, cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn sẽ khó thu xếp nguồn vốn vay cũng như có thể gặp áp lực thanh khoản trong từng giai đoạn .

Bảng 2.6: Dư nợ theo tiền tệ ( Tỷ đồng)

(Nguồn: SCB- Chi nhánh Thành Công)

Tỷ lệ cho vay bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong dư nợ cho vay của ngân hàng, tỷ trọng từ năm 2018 đến năm 2020 lần lượt là: 0.18%; 0.55% và 0.58%, đối tượng cho vay mà SCB- Chi nhánh Thành Công hướng đến chủ yếu là cá nhân và các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt trong khoảng thời gian dịch bệnh, ngân hàng chú trọng vào việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho sự phục hồi và phát triển nền kinh tế nước nhà.

(Nguồn: SCB- Chi nhánh Thành Công)

Dựa vào bảng trên ta có thể thấy được, dư nợ cho vay đối với hộ kinh doanh và cá nhân chiếm tỷ trọng tuy nhỏ hơn so với các tổ chức kinh doanh khác nhưng tỷ trọng này cũng được coi là khá lớn, đạt lần lượt từ năm 2018 đến năm 2020 tương ứng 38,6%; 32,75% và 36%. SCB- Chi nhánh Thành Công đang hướng tới phân khúc bán lẻ nên ngày càng có nhiều những gói sản phẩm cá nhân phù hợp, phổ rộng

Một phần của tài liệu 068 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn CHI NHÁNH THÀNH CÔNG (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w