Tác động của FDI đến tình hình tăng trưởng kinhtế Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Tài chính quốc tế Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI vào tỉnh Bắc Ninh trong thời gian từ năm 2015 đến nay (Trang 28 - 30)

1. Tác động tới nguồn thu ngân sách

Nguồn vốn FDI đã đóng góp vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường quan hệ đối ngoại với các nước, các tập đoàn lớn và các tổ chức trên thế giới của tỉnh Bắc Ninh. Vốn FDI cũng có nhiều tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và tạo nên các giá trị phi vật chất.

Năm 2019 Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có nhiều đóng góp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cụ thể: Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực FDI đạt 991,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 92,3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Đóng góp cho ngân sách 14.400 tỷ đồng chiếm 48,14% tổng thu ngân sách Nhà nước (trong đó thu nội địa 8.900 tỷ đồng, chiếm 29,75% tổng thu ngân sách). Xuất khẩu 34.932 triệu USD chiếm 99,6% tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh.Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ước 37.456 tỷ đồng, chiếm 53,45% tổng vốn đầu tư phát triển.

Các doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục là điểm sáng và có đóng góp lớn, ổn định cho ngân sách của tỉnh trong đại dịch.

Trong năm 2020 mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng Bắc Ninh đã có những hành động thiết thực nhằm cải thiện môi trường đầu tư và nhất quán theo định hướng "2 ít, 3 cao", cải thiện chính sách và cơ sở hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp. Những hành động thiết thực kịp thời đó đã giúp tỉnh thu hút được rất nhiều dự án FDI mới với tổng giá trị lớn, nhiều dự án đã hướng vào phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho các ngành công nghiệp chủ lực; chú trọng đẩy mạnh công nghiệp chế tạo gắn kết doanh nghiệp của tỉnh với các doanh nghiệp FDI. Do đó, khu vực FDI đã có nhiều đóng góp tích cực vào tăng trưởng xuất khẩu, thu ngân sách và giải quyết việc làm cho người lao động. Trong bối cảnh chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, song 06 tháng đầu năm 2020, các doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh đã cố gắng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, với các kết quả đạt được tăng cao so với cùng kỳ năm 2019, cụ thể: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 427.837 tỷ đồng, bằng 93% so với cùng kỳ; doanh thu đạt 477.499 tỷ đồng, bằng 91% so với cùng kỳ; giá trị xuất khẩu đạt 13.990 tỷ đồng, bằng 84% so với cùng kỳ; giá trị nhập khẩu đạt 8.467 tỷ đồng, bằng 91% so với cùng kỳ; nộp ngân sách đạt 4.689 tỷ đồng, bằng 91% so với cùng kỳ.

2. Tác động tới vấn đề việc làm, lao động

Các doanh nghiệp FDI không chỉ đẩy mạnh sự phát triển công nghệ kỹ thuật mà còn tạo ra số lượng lớn công ăn việc làm, đồng thời thúc đẩy nâng cao tay nghề trình độ người lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

29 Qua thống kê, đến nay, các dự án FDI đầu tư mới vào Bắc Ninh chủ yếu hoạt động các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; bước đầu phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp công nghệ cao, sản phẩm đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường… Đồng thời, nhiều dự án đã hướng vào phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho các ngành công nghiệp chủ lực; chú trọng đẩy mạnh công nghiệp chế tạo gắn kết doanh nghiệp của tỉnh với các doanh nghiệp FDI. Do đó, khu vực FDI đã có nhiều đóng góp tích cực vào tăng trưởng xuất khẩu, thu ngân sách và giải quyết việc làm cho người lao động. Năm 2014 có 122.826 lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI, chiếm 19,3% tổng số lao động toàn tỉnh, đến năm 2018 tăng lên 196.500 người, chiếm 29,3% tổng số lao động toàn tỉnh. Năm 2014 thu nhập bình quân của người lao động là 6,78 triệu đồng/tháng, năm 2018 lên 11,2 triệu đồng/tháng. Hiện các doanh nghiệp FDI tại Bắc Ninh đang tạo việc làm cho 169.144 người lao động, chiếm 25,5% lao động trên toàn tỉnh.

FDI là nguồn vốn quan trọng, góp phần giải quyết thiếu hụt về vốn trong quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo đảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Ðối với Bắc Ninh, nguồn vốn này trở thành "cú hích" để tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn. Lợi ích quan trọng và lâu dài mà DN FDI mang lại, ngoài giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động, còn là chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến. Chỉ tính riêng Samsung Việt Nam đã thu hút khoảng 85 nghìn lao động vào các dây chuyền sản xuất chính, nếu cộng tất cả các công ty vệ tinh trên địa bàn thì số lao động lên đến 150 nghìn người. Thu nhập trung bình của công nhân Samsung Việt Nam khoảng sáu triệu đồng/tháng, nếu tăng ca có thể tới tám triệu đồng/tháng. Ngoài ra, công ty còn có chế độ đãi ngộ đối với người lao động như tổ chức xe buýt đưa đón, giải trí, du lịch, tập huấn, đào tạo các khóa ngắn và dài hạn. Hiện công ty có bốn khu nhà ở dành cho công nhân, trong năm nay sẽ xây dựng thêm 10 khu, giải quyết chỗ ở cho 6.000 người.

3. Tác động tới các chỉ số phát triển của tỉnh (GRDP, GDP)

GRDP, GDP

Sự gia tăng của dòng vốn FDI cũng góp phần giúp chỉ số bình quân thu nhập theo đầu người của tỉnh Bắc Ninh tăng nhanh. Hiện tại GDP của tỉnh Bắc Ninh đang gấp 2,3 lần bình quân của cả nước. Mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại của Bắc Ninh vào năm 2020 là hoàn toàn có thể đạt được khi Bắc Ninh đang thực sự là điểm đến hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp nước ngoài, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn.

Tỷ lệ đóng góp khu vực FDI trong GRDP tăng dần qua các năm: Năm 2014 là 60,4%, năm 2016 là 63%, năm 2018 là 65,4%. Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực FDI năm 2014 chiếm 90,5%, năm 2018 tăng lên 92,8% (đạt 1.055.000 tỷ đồng). Sự xuất hiện của các “đại gia FDI” như Samsung đã giúp Bắc Ninh thay đổi ngoạn mục. Khu vực kinh tế có vốn FDI của tỉnh Bắc Ninh đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Tỷ lệ đóng góp của khu vực kinh tế FDI trong Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (GRDP) tăng dần qua các năm. Đến năm 2017, con số này đã tăng lên hơn 133.000 tỷ đồng, chiếm 3,25% GDP cả nước, xếp thứ 4/63 tỉnh thành.

30

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tăng mạnh kể từ 1997 đến nay.

Bắc Ninh cũng chính là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, với gần 6.000 USD, gấp 2,5 lần bình quân cả nước. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng của Bắc Ninh đứng đầu cả nước (trên 19%), quy mô kinh tế đứng thứ 4; giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 12%; giá trị xuất khẩu chiếm gần 15% cả nước, đứng thứ 2 chỉ sau TP.HCM; đứng thứ 10 về thu ngân sách. Theo số liệu của Cục Thống kê Bắc Ninh, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (GRDP) 9 tháng năm 2017 đạt 97.881 tỷ đồng, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2016. Cùng với đó, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 25,1%, là tỉnh dẫn đầu cả nước về chỉ số sản xuất công nghiệp.

II. Những tồn tại hạn chế trong thu hút vốn FDI và nguyên nhân 1. Những tồn tại hạn chế trong thu hút vốn FDI

Một phần của tài liệu Tài chính quốc tế Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI vào tỉnh Bắc Ninh trong thời gian từ năm 2015 đến nay (Trang 28 - 30)