Một số khái niệm liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng nhận thức của học sinh lớp 10 về nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản tại một số trường THPT ở nội và ngoại thành TP hồ chí minh​ (Trang 25)

7. Phương pháp nghiên cứu:

1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài

* Nhận thức

Nhận thức là một trong 3 mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm và hành động). Nhận thức cĩ quan hệ chặt chẽ với tình cảm và hành động cũng như với các hiện tượng tâm lý khác của con người.

Hoạt động nhận thức là một hoạt động rất đặc trưng của con nguời nĩi chung và của mỗi người nĩi riêng. Nhận thức – đĩ là mơt lĩnh vực hết sức phức tạp, khi tìm hiểu về vấn đề này cần xem xét dưới nhiều gĩc độ khác nhau. Nhận thức là hoạt động của chủ thể nhằm khám phá thế giới xung quanh, dĩ nhiên kết quả của hoạt động là nhằm tìm ra chân lý hay sự thật về những thuộc tính và quy luật khách quan của một sự vật cụ thể.

* Khái niệm chung

Hiện nay, trong TLH cĩ các cách hiểu nhận thức như sau: - Nhận thức là sự phản ánh (xét dưới gĩc độ phản ánh). - Nhận thức là hoạt động.

- Nhận thức được xem như một quá trình lĩnh hội.

Hoạt động nhận thức là một hoạt động bao gồm nhiều quá trình khác nhau, thể hiện những mức độ phản ánh khác nhau và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan.

nhận thức khá đầy đủ như sau: “Nhận thức là một chuỗi các hoạt động tâm lý tái tạo hiện thực khách quan trong đầu ĩc con người. Nhận thức biểu hiện ở các mức: biết; hiểu; vận dụng. Trong đĩ biết là mức độ nhận thức thấp nhất; hiểu là mức độ nhận thức tiếp theo và cao hơn biết, nảy sinh trên cơ sở biết; vận dụng là mức nhận thức cao nhất giúp con người ngày càng đi sâu vào thực tiễn, tìm ra chân lý, làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân”.

Bản chất của nhận thức: Nhận thức là một quá trình hoạt động. Ở con người, quá trình nhận thức thường gắn với mục đích và động cơ nhất định nên nhận thức con người là một họat động. Nhận thức mang bản chất xã hội, lịch sử. Nhận thức phải sử dụng vốn từ ngữ do các thế hệ trước sáng tạo ra. Quá trình nhận thức được thúc đẩy bởi nhu cầu xã hội. Nhận thức là sản phẩm của sự phát triển xã hội - lịch sử. [27]

Căn cứ và tính chất phản ánh cĩ thể chia tồn bộ hoạt động nhân thức thành hai giai đoạn lớn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.

* Các mức độ của quá trình nhận thức - Nhận thức cảm tính:

Nhận thức cảm tính là giai đoan đầu sơ đẳng trong tồn bộ hoạt động nhận thức của con người. Đặc điểm chủ yếu của nhận thức cảm tính là chỉ phản ánh những thuộc tính bề ngồi, cụ thể của sự vật và hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của con người.

Nhận thức cảm tính bao gồm 2 mức độ sau:

* Cảm giác: là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật và hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.

* Tri giác: là quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngồi của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta. [19]

- Nhận thức lý tính.

Nhận thức lý tính là giai đoạn cao hơn nhận thức cảm tính. Nhận thức lý tính phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối liên hệ bản chất của sự vật, hiện tượng trong hiện tượng khách quan mà con ngưới chưa biết.

* Tư duy: là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong cĩ tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan, mà trước đĩ ta chưa biết.

* Tưởng tượng: là một quá trình tâm lý phản ảnh những cái chưa từng cĩ trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã cĩ.

Nếu nhận thức cảm tính chỉ phản ánh những thuộc tính bên ngồi của sự vật hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta thì quá trình nhận thức lý tính phản ánh được những thuộc tính bên trong, bản chất, quy luật của sự vật hiện tượng và phản ánh được cả những sự vật hiện tượng khơng trực tiếp tác động vào cảm giác của ta. Nhận thức cảm tính cung cấp cho con người vốn hiểu biết bên ngồi của sự vật hiện tượng. Từ đĩ cĩ thể biến đổi được các sự vật hiện tượng vì đã nắm được thuộc tính bản chất cũng như quy luật của nĩ.

Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính cĩ quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong hoạt động nhận thức thống nhất, biện chứng.

Theo quan điểm phản ánh luận của V.I.Lênin, nhận thức con người cĩ nhiều giai đoạn, mức độ khác nhau. “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đĩ là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”.

Trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh, cĩ nhiều nội dung bàn về các mức độ nhận thức thấm đậm tính chất thực tiễn. Hồ Chí Minh cho rằng, vấn đề mọi người tiếp thu cái gì, nhận thức cái gì cần; “hiểu kỹ, nhớ lâu, vận dụng tốt”.

Quan điểm của B.S. Bloom vềđánh giá các mục tiêu nhận thức: B.S Bloom phân loại mục tiêu nhận thức ra 6 mức độ từ thấp đến cao: Nhận biết; Hiểu; Vận dụng; Phân tích; Tổng hợp; Đánh giá. Hai mức đầu là nhận thức ở mức thấp. Bốn mức sau gọi là nhận thức ở mức cao, vì chúng đề cập đến các thao tác tư duy phức tạp hơn (phân tích, tổng hợp, đánh giá).

Như vậy, hoạt động nhận thức giúp cho con người hiểu biết về thế giới khách quan, về các sự vật hiện tượng. Sự hiểu biết cĩ thểở nhiều mức độ:

- Nhận biết: là mức độ nhận thức thấp nhất, chỉ nắm được các dấu hiệu bên ngồi của khái niệm nhưng chưa cĩ khả năng vận dụng để giải quyết những tình huống, những hiện tượng. Nhận biết được biểu hiện ra cac dấu hiệu sau: nhận ra vấn đề, nhận biết được hình thức bên ngồi của khái niệm, nhận biết được một số biểu hiện cụ thể.

- Thơng hiểu: là khi nắm được một số thuộc tính bản chất, nắm được khái niệm sự vật, hiện tượng nhưng chưa giải quyết được vấn đề.

- Vận dụng: Khi đã nắm vững và thơng hiểu sâu được bản chất, các thuộc tính trừu tượng bên trong của khái niệm, do đĩ cĩ thể dùng các khái niệm để giải quyết được những vấn đề, những tình huống phức tạp.

Nhận thức của mọi người cĩ những quá trình cơ bản như nhau, đều thực hiện theo những quy luật giống nhau. Nhưng kết quảđạt được của mỗi người khác nhau tức là phản ánh hiện thực đúng hoặc sai khác nhau. Đĩ là do phẩm chất trí tuệ của mỗi cá nhân quyết định. [19]

Tĩm lại: Quá trình nhận thức của con người rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Quá trình nhận thức cĩ thể diễn ra ở nhiều mức độkhác nhau, song để đánh giá nhận thức của con người về một vấn đề nào đĩ chúng ta cĩ thể đánh giá theo các mức độ nhận thức hay đánh đánh giá một cách giản đơn theo hai hướng: nhận thức đúng đắn hay nhận thức chưa đúng đắn (nhận thức sai lệch).

Trong đề tài này, nhận thức của học sinh lớp 10 đối với nội dung giáo duc SKSS được khảo sát ở mức độ thấp: mức độ nhận biết; các em biết hay chưa, biết đúng hay sai về một vài kiến thức cụ thể trong nội dung giáo dục SKSS, đĩ chính là vốn hiểu biết của học sinh về những nội dung kiến thức nhất định.

1.2.2. Sứckhỏe sinh sản, giáo dục sức khỏe sinh sản, nội dung giáo sục sức khỏe sinh sản

* Sức khỏe sinh sản

- Khái niệm sức khỏe sinh sản

Trên thế giới, vấn đề sức khoẻ sinh sản (SKSS) được quan tâm nhiều từ khoảng thập niên 90 của thế kỉ XX, do yêu cầu của việc giáo dục dân số, sự phát triển của các khoa học nghiên cứu về giới tính, đặc biệt là do tình hình phức tạp của đời sống xã hội

về các tệ nạn xã hội, về sự bùng nổ dân số, về sự phát triển của những lối sống khơng lành mạnh trong thanh thiếu niên.

Việc nghiên cứu SKSS thường được tiến hành theo các hướng:

+ Nghiên cứu theo gĩc độ Dân số học và Giáo dục dân số: Các cơng trình nghiên cứu thường đi vào những phương thức điều chỉnh sự phát triển dân số, hoạt động kế hoạch hố gia đình, căn cứ để xây dựng các chính sách dân số và Giáo dục dân số, xây dựng chương trình, nội dung giáo dục dân số, giáo dục giới tính và đời sống gia đình... Ở nhiều nước, việc nghiên cứu SKSS được gắn với vấn đề giáo dục Dân sốđược coi là một bộ phận của Giáo dục giới tính, của chính sách dân số.

+ Nghiên cứu theo gĩc độ Y học: Nghiên cứu những tri thức khoa học về các vấn đề của SKSS, những vấn đềkĩ thuật của “kế hoạch hố gia đình”

+ Nghiên cứu việc giáo dục SKSS cho thanh thiếu niên, cho người lớn đặc biệt là trẻ vị thành niên, trẻ ngồi nhà trường.

Việc nghiên cứu trên ngày càng phát triển hơn sau Hơi nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển tại Cairo, Ai Cập tháng 9/1994.

Ở Việt Nam, vấn đề giáo dục SKSS được đặc biệt quan tâm trong tình hình hiện nay, đặc biệt ở đối tượng thanh thiếu niên. Nhiều cơng trình nghiên cứu về SKSS đã được thực hiện và cơng bố, trong đĩ, cĩ những cơng trình đã kết hợp giáo dục dân số, giáo dục giới tính với giáo dục SKSS, kết hợp Dân số học, Y học, Xã hội học, Tâm lý học, Giáo dục học về các nội dung trên. Năm 2004, Bộ giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo đưa các nội dung giáo dục Dân số - SKSS vào chương trình đào tạo trong các trường sư phạm.

Trước đây, người ta cho rằng,“sức khoẻ sinh sản” chỉ là những vấn đề về tình trạng sức khoẻ và khảnăng sinh sản của người phụ nữ, về“kế hoạch hố gia đình” với việc thực hiện các biện pháp tránh thai và một số vấn đề liên quan tới việc thụ thai và sinh nở.

Tuy nhiên, ngày nay mọi người đều nhận thấy, nội dung của khái niệm “sức khoẻ sinh sản” rộng hơn nhiều. Nĩ cịn liên quan đến hoạt động tình dục, những quan niệm về lối sống, về thái độ và cảm xúc yêu đương trong đời sống tình dục của cả nam lẫn nữ, những vấn đề bệnh lý về mặt tình dục, hoạt động của các cơ quan sinh dục, về quá

trình thụ thai và mang thai, về tri thức và nghệ thuật sinh nở, nuơi con để các cặp vợ chồng cĩ những đứa trẻ khoẻ mạnh và thơng minh.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa: “Sức khoẻ sinh sản là tình trạng khoẻ mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội, của tất cả những gì liên quan đến hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản chứ khơng phải chỉ là khơng cĩ bệnh tật hoặc là ốm yếu”. [5]

Như vậy, khi nĩi đến “sức khoẻ sinh sản” phải chú ý đến tồn bộ những vấn đề về cấu tạo, về chức năng, về tình trạng hoạt động của hệ cơ quan sinh dục, về nhiều vấn đề tâm lý nảy sinh trong đời sống sinh lý giới tính và cả một số vấn đề tâm lý xã

hội giới tính, trong đĩ cĩ đời sống tình dục và nếp sống sinh hoạt liên quan đến vấn đề tình dục, thái độ và trách nhiệm của người nam và người nữ trong vấn đề giới tính, trong việc thụ thai khả năng sinh nở kế hoạch hĩa sinh nở và nuơi con, mối quan hệ giới tính giữa hai giới ...

*Nội dung của khái niệm sức khỏe sinh sản bao hàm 3 vấn đềcơ bản:

Thứ nhất, con người phải đạt được một sựđảm bảo đầy đủ về mặt thể lực và một tình trạng sức khỏe tốt. Tức là đảm bảo về mặt dinh dưỡng, các chỉ số về cơ thể

(chiều cao, cân nặng,…) và các bộmáy cơ quan của cơ thể phát triển hồn hảo. Từ sự phát triển khỏe mạnh về thể lực là điều kiện cơ bản để cĩ thể thực hiện chức năng duy trì nịi giống của con người với thế hệ kế tiếp khỏe mạnh.

Thứ hai, con người cĩ một đời sống tinh thần ổn định, tâm lý thoải mái và lối sống lành mạnh. Con người khơng bị bắt buộc làm những điều họ khơng muốn (bị cưỡng ép) làm những điều cĩ hại cho cơ thể họ vì những lý do như khơng hiểu biết, thơng tin sai, hay hành vi của người khác gây ảnh hưởng đến họ. Nĩ cũng cĩ nghĩa là mỗi người được tự do khơng chịu một áp lực tâm lý nào dựa trên các đặc điểm sinh sản của họ.

Thứba, con người cĩ thểđạt được những giá trị xã hội cao nhất mà họ cĩ thểđạt được: trình độ học vấn, điều kiện học tập, trình độ tay nghề, giao tiếp xã hội, và các quan hệ xã hội khác là cơ sở để chọ nhận thức, thái độ và hành vi tình dục của họ, cũng như thực hiện quá trình sinh sản đúng đắn. [3]

Như vậy, sức khỏe sinh sản khơng chỉ đơn giản là một con người khơng cĩ bệnh tật hay khơng ốm yếu. Sức khỏe sinh sản hàm ý rằng, con người cĩ thể cĩ một đời sống tình dục thỏa mãn, an tồn và cĩ khả năng sinh sản, được tự chủ quyết định khi nào và tiến hành như thế nào trong việc này.

* Những nội dung cơ bản của vấn đề sức khỏe sinh sản:

Sức khỏe sinh sản của mỗi con người cĩ mối quan hệ mật thiết với gia đình, cộng đồng và xã hội. Nĩ khơng chỉ thuần túy mang ý nghĩa về duy trì nịi giống mà vấn đề quan trọng hơn là ở chỗ sức khỏe sinh sản cĩ vai trị quyết định cơ bản, là điều kiện tiền đề đối với bản thân của mỗi người trong suốt quá trình từ khi sinh ra, lớn lên, trưởng thành và tham gia đĩng gĩp vào sự vận động, phát triển chung của xã hội. Trong mối quan hệ cá nhân – gia đình – cộng đồng xã hội, sức khỏe sinh sản của từng thành viên sẽ là yếu tố cơ sở, nền tảng cho sức khỏe sinh sản của gia đình và xã hội. Ngược lại, sự phát triển của xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, văn hĩa, giáo dục khoa học – kỹ thuật,… sẽ là điều kiện khách quan giúp cho sức khỏe sinh sản ngày càng được tăng trưởng.

Một khi sức khỏe sinh sản của từng thành viên trong xã hội được đảm bảo, trước hết, đĩ chính là nền tảng ban đầu cho sự thực hiện việc duy trì nịi giống, tạo ra thế hệ tiếp nối, khỏe mạnh và phát triển bình thường. Đồng thời, mỗi con người được phát triển tồn diện về cả thể lực, trí lực và tâm hồn sẽ cĩ ý nghĩa rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực, đến việc lao động sản xuất và sáng tạo các giá trị mới.

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, như việc khơng nhận được thơng tin đầy đủ, hạn chế trong cơng tác tuyên truyền giáo dục và nhất là chưa cĩ những chiến lược và chính sách đồng bộ, hợp lý vềcơng tác chăm sĩc, hỗ trợ, tăng cường về sức khỏe sinh sản. Trên thực trạng chung, sức khỏe sinh sản hiện đang đứng trước những vấn đề đáng báo động. Tình trạng tiêu cực với nhiều vấn đề trở ngại nảy đang là những thách thức rất lớn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, nhất là đối với các nước nghèo, các nước đang phát triển và thậm chí ngay cảcác nước phát triển.

Theo thống kê của Tổ chức Dân số Thế giới và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) trong những năm gần đây tình hình chung về sức khỏe sinh sản trên tồn thế giới cĩ những vấn đề nổi trộisau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng nhận thức của học sinh lớp 10 về nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản tại một số trường THPT ở nội và ngoại thành TP hồ chí minh​ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)