1.1.5.1. Nuôi ao
Nuôi ao: là hình thức phổ biến nhất, diện tích ao tuỳ thuộc vào điều kiện của từng gia đình, ao nuôi cá tốt nhất có diện tích khoảng 200-2.000m2, đối với tôm cá thể 1.200 – 1.500 m2
1.1.5.2. Nuôi lồng bè
Nuôi lồng bè nuôi cá trong lồng treo trên sông hoặc hồ chứa. Nguồn thức ăn tự nhiên và thức ăn công nghiệp. Nguồn nước lưu động thường xuyên nên không phải xử lý chất thảy. Tuy nhiên, do chất lượng nước không thể kiểm soát được nên cần chọn lựa vị trí thích hợp để neo lồng bè. Thông thường, tiêu chuẩn lựa chọn vị trí nuôi dựa trên các yếu tố sau: Nhiệt độ, mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước, vật chất lơ lửng, sinh vật gây bệnh, trao đổi nước, dòng chảy, khả năng làm bẩn lồng; độ sâu, chất đáy, giá thể…
1.1.5.3. Nuôi đăng quầng
Nuôi đăng quầng là hình thức nuôi thủy sản sử dụng diện tích mặt nước ven bờ sông, kênh, rạch, đầm phá có ít nhất một mặt là lưới chắn.Ưu điểm là đây là đầu tư ít, chi phí thấp, quản lý được thức ăn và dễ theo dõi quá trình sinh trưởng của tôm, cá, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên. Song, dễ thất thoát và lây nhiễm dịch bệnh giữa các đăng trong cùng dòng nước. Đồng thời hạn chế về năng suất vì mật độ thả nuôi thấp.
1.1.5.4. Nuôi bãi triều
Nuôi bãi triều thường phù hợp với đối tượng nuôi là nghêu. Khu vực thả nuôi là các bãi bồi ven biển hoặc cửa sông với diện tích khá rộng. Tuy nhiên, nó có khả năng gây thất thoát lớn do ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng bởi thiên tai rét đậm, rét hại, …
1.1.5.5. Nuôi dàn dây treo
Nuôi dàn dây treo là hình thức dùng trụ xi măng, có đục lỗ phía trên để xâu dây treo dây vào giàn. Các giàn treo bằng gỗ cứng đóng hình chữ nhật hay hình vuông với chiều dài mỗi giàn trung bình 6,5-7,5 m, được chôn sâu từ 1 -2 m (vì khu vực nuôi thường có nền đáy bùn). Đối tượng nuôi thường là hàu, vẹm xanh.
1.1.5.6. Nuôi kết hợp
Nuôi thủy sản kết hợp là hình thức nuôi kết hợp giữa nuôi thủy sản với phân ngành khác trong nông nghiệp như: tôm –rừng, tôm – lúa, tôm-dừa, lúa - cá…, có thể xen canh hoặc luân canh tùy thuộc vào đặc điểm tự nhiên của địa phương.