sông Cửu Long
Phát triển thủy sản phải gắn với yêu cầu của thị trường và xu hướng biến đổi thị trường, BĐKH và NBD; lấy hiệu quả kinh tế làm động lực, hướng mạnh vào các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao, có khả năng thích ứng với chế độ khí hậu mới.
* Phát triển NTTS thích nghi với Biến đổi khí hậu và nước biển dâng
Nước biển dâng và xâm nhập mặn làm mở rộng dần diện tích nước mặn - lợ ở ĐBSCL. Do đó, để thích ứng với sự thay đổi này cần có định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu sản phẩm thủy sản phù hợp với điều kiện sinh thái mới, coi trọng hiệu quả kinh tế dài hạn.
Đa dạng hoá các đối tượng nuôi thoả mãn nhu cầu của thị trường nội địa, góp phần đảm bảo an ninh thực phẩm và xoá đói giảm nghèo. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu trong NTTS trên cơ sở kết hợp hài hòa, sử dụng hợp lý và bền vững nguồn tài nguyên đất và nước trên cả 3 loại hình là nước mặn, lợ và ngọt, nhằm đưa NTTS thành một lĩnh vực sản xuất hàng hoá lớn của ĐBSCL.
Nghiên cứu các mô hình mới, phù hợp với sự biến động thất thường của khí hậu, thời tiết và các giống mới có khả năng thích nghi với biến đổi sinh thái.
* Phát triển NTTS phải gắn với yêu cầu của thị trường
Xây dựng mô hình NTTS vừa giảm thiểu tác động của thời tiết, an toàn sinh học; giảm chi phí thức ăn; truy xuất được nguồn gốc; không sử dụng thuốc kháng sinh; thân thiện môi trường do hạn chế sử dụng nước, giảm thiểu chất thải, và có thể áp dụng được cả quy mô nhỏ hay lớn.
Từ khâu nuôi trồng đến khâu chế biến tạo thương phẩm có chất lượng tốt, truy xuất được nguồn gốc, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính nhất trên thế giới.
* Phát triển nuôi thủy sản cần đi đôi với bảo vệ môi trường
- Quy hoạch thủy lợi gắn với quy hoạch nuôi trồng thủy sản bảo đảm hài hòa các tiêu chí vùng sinh thái.
- Đầu tư ngành thủy lợi hướng tới nâng cao chất lượng và số lượng cấp nước, hạn chế lây lan ô nhiễm và dịch bệnh từ nguồn nước thải. Bên cạnh đó cần xây dựng một số công trình trọng điểm về cải thiện nguồn nước cấp và thoát cho vùng nuôi trên 400.000 ha tôm quảng canh cải tiến.
- Tận dụng tối đa khả năng và cải tạo hệ thống thuỷ nông hiện có cho mục đích NTTS kết hợp với công nghệ xử lý chất thải, đặc biệt ở các khu vực ven biển dự báo sẽ ngập do NBD. Quy hoạch và thiết kế các đập, đê ngăn mặn hoặc hệ thống thủy lợi cho các khu vực nằm sâu trong đất liền đã được quy hoạch để trồng lúa (bảo đảm an ninh lương thực quốc gia) và theo kịch bản ngập do NBD.
- Đối với các vùng NTTS nước lợ ven biển cần chú trọng bảo vệ và trồng mới rừng ngập mặn để duy trì cơ sở nguồn lợi cho phát triển NTTS bền vững, giảm nhẹ thiên tai và chủ động ứng phó với tác động xấu từ việc xây dựng các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông.
Tiểu kết Chương 1
Trong nôi dung chương 1, tác giả đã làm rõ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn phát triển thủy sản. Thực tiễn cho thấy, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh lâu dài trong phát triển thủy sản. Mạng lưới sông, ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào giúp hình thành nên các thủy vực phát triển nuôi trồng thủy sản. Đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế khá rộng. So với các ngư trường khác, ngư trường ở đồng bằng sông Cửu Long chiếm diện tích nhỏ hơn và trữ lượng so sánh với các vùng khác cũng thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến và nâng cấp tàu cá, mở rộng vùng khai thác nên sản lượng của toàn vùng vẫn đứng đầu cả nước. Để hướng tới sự phát triển bền vững, các tỉnh vùng ĐBSCL cần có nhiều giải pháp để khắc phục những khó khăn thách thức của điều kiện tụ nhiên, nhất là BĐKH và nước biển dâng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong và ngoài nước.
Chương 2. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỦY SẢN Ở CÁC HUYỆN VEN BIỂN