47% cơ sở của cả nước; trong đó 270 cơ sở đủ điều kiện xuất khẩu hàng thủy sản vào EU. Vùng có khoảng 235 nhà máy có tổng công suất chế biến trên 1,2 triệu tấn/năm, chiếm gần 86% công suất chế biến thủy sản đông lạnh cả nước. Sản phẩm thủy sản của ĐBSCL đã được tiêu thụ ở 165 thị trường các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là những thị trường trọng điểm, giàu tiềm năng như: EU, Đông Âu, Mỹ, Canada, Braxin, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… với doanh số xuất khẩu hàng năm xấp xỉ 5 tỷ USD.
Ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL còn giải quyết việc làm cho hàng triệu công nhân lao động, tạo động lực cho nghề khai thác đánh bắt và nuôi trồng thủy sản phát triển, với giá trị sản xuất thủy sản chiếm hơn 35% trong giá trị sản xuất nông nghiệp và hơn 12% tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế trong vùng.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến XKTS của ĐBSCL còn nhiều hạn chế, bất cập. Theo Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặt hàng cá tra hiện chủ yếu là chế biến phile xuất khẩu, chiếm 90 - 98%; các mặt hàng tôm, mực và thủy hải sản khác, tỷ lệ sản xuất chế biến khoảng 30 - 50% so với tổng sản lượng XKTS.
1.2.5. Những vấn đề cần giải quyết trong phát triển thủy sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long bằng sông Cửu Long
* Biến đổi khí hậu và nước biển dâng tác động đến nuôi trồng thủy sản
Trong những năm qua, vấn đề biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến tất cả các lĩnh vực sản xuất và đời sống người dân. Kịch bản BĐKH và NBD năm 2011 cho thấy, mực NBD trung bình ven biển Việt Nam có khả năng cao hơn mực nước biển trung bình toàn cầu và mực NBD khu vực ven biển các tỉnh phía Nam cao hơn so với khu vực phía Bắc. Đến cuối thế kỷ XXI, khu vực ven biển từ Mũi Cà Mau đến Kiên Giang có mực NBD cao nhất, dao động từ 32 đến 106 cm. 38,9% diện tích ĐBSCL có nguy cơ bị ngập úng khi mực NBD 100 cm.
Trong số diện tích bị ngập có hơn 9.800 km2 dành cho nông nghiệp và thuỷ sản. Khoảng hơn 4,8 triệu người bị tác động do NBD, trong đó có hơn 1,5 triệu người nghèo. Gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng ĐBSCL bị ảnh hưởng trực tiếp. Như vậy, tần suất và mức độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ gia tăng hơn ở ĐBSCL. Ngập lụt do NBD và gia tăng xâm nhập mặn. Những thay đổi nền nhiệt và bức xạ, những thay đổi lượng mưa theo mùa,... là những mối đe dọa, ảnh hưởng đến năng suất NTTS cũng như các hệ sinh thái tự nhiên ven biển - cơ sở nguồn lợi cho phát triển thủy sản bền vững. Kéo theo các biểu hiện thời tiết như vậy là các mối nguy hại đối với sinh kế người dân - đối tượng dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH và đối với an ninh thực phẩm của vùng này.
Các nghiên cứu tác động của BĐKH đến nuôi tôm nước lợ cho thấy sự thay đổi về tần suất và cường độ của bão, lũ và nhiệt độ tăng cao trên 35°C gây ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động nuôi tôm nước lợ ven biển. Thậm chí, mức độ nắng nóng kéo dài với nhiệt độ không khí tăng cao trên 35°C làm giảm sản lượng tôm nuôi trong 5 năm cũng như 2 năm sau đó: Tôm bị giảm khả năng miễn dịch, giảm ăn, dễ bị mắc bệnh, giảm tốc độ lớn và có thể bị chết hàng loạt. Nếu không có các giải pháp thích ứng, BĐKH sẽ làm giảm sản lượng tôm nuôi nước lợ khoảng 8,6% và 13,2% tương ứng với các giai đoạn đến năm 2020 và 2030.
* Thách thức lớn về sức cạnh tranh và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trong ngành thủy sản.
Ngành chế biến XKTS của ĐBSCL đang ở trình độ thấp, phần lớn là chế biến thô, giá trị kinh tế không cao. Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu đối với các sản phẩm chủ lực như: Tôm sú sinh thái, cá tra, tôm, nghêu, sò huyết, cua biển… gắn với chỉ dẫn địa lý, xuất xứ nguồn gốc chưa được thực hiện hiệu quả.
Chế biến thủy sản xuất khẩu sang Nhật đang gặp khó do các rào cản kỹ thuật. Cạnh tranh trên thị trường Nhật diễn ra gay gắt. Sự cạnh tranh từ các nước có thế mạnh TS như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, kể cả Hoa Kỳ và Canada. Bangladesh bắt đầu thúc đẩy sản xuất tôm thẻ chân trắng gây áp lực lên mặt hàng tôm xuất khẩu của nước ta rất lớn. Các thị trường khó tính với những yêu cầu cao
về vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng như EU, Nhật Bản, Canada cũng tạo thách thức lớn cho ngày thủy sản của Việt Nam, trong đó có các tỉnh vùng ĐBSCL.
* Tác động của ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản đến môi trường và hệ sinh thái.
- Vấn đề suy giảm tài nguyên biển do khai thác quá mức
Theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong khai thác thủy sản ĐBSCL chưa thiết lập được hệ thống quản lý nguồn lợi thủy hải sản; chưa tổ chức cho tàu thuyền khai thác hợp lý tài nguyên tôm, cá gắn với bảo vệ, phát triển và tái tạo nguồn lợi hải sản. Hiện nguồn lợi hải sản ven bờ biển ĐBSCL giảm mạnh và đã có dấu hiệu tổn thương: cá nổi nhỏ đã khai thác vượt quá giới hạn 25 - 30%, làm mất dần khả năng tái tạo, phục hồi mật độ quần thể, đồng thời làm cá nổi loại lớn thiếu thức ăn. Hải sản tầng đáy cũng bị khai thác ở mức độ cao, vượt quá giới hạn cho phép từ 30 - 35%, trong đó có nhiều giống loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng. Nguồn lợi hải sản vùng lộng và vùng biển xa bờ chưa được đánh giá và dự báo chính xác. Nghề khai thác hải sản có quy mô sản xuất nhỏ. Việc sử dụng các phương pháp cấm khai thác có tính hủy diệt còn phổ biến. Tình trạng khai thác sai tuyến, sai mùa vụ, sai kích thước vẫn thường xuyên xảy ra.
Theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai thác thủy sản ở vùng ĐBSCL chưa thiết lập được hệ thống quản lý nguồn lợi thủy hải sản; chưa tổ chức cho tàu thuyền khai thác hợp lý tài nguyên tôm cá gắn với bảo vệ, phát triển và tái tạo nguồn lợi hải sản. Hiện nay, nguồn lợi hải sản ven bờ biển ĐBSCL giảm mạnh và đã có dấu hiệu tổn thương: cá nổi nhỏ đã khai thác vượt quá giới hạn 25 - 30%, làm mất dần khả năng tái tạo, phục hồi mật độ quần thể, đồng thời làm cá nổi loại lớn thiếu thức ăn. Hải sản tầng đáy cũng bị khai thác ở mức độ cao, vượt quá giới hạn cho phép từ 30 - 35%, trong đó có nhiều giống loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng. Nguồn lợi hải sản vùng lộng và vùng biển xa bờ chưa được đánh giá và dự báo chính xác. Nghề khai thác hải sản có quy mô sản xuất nhỏ. Việc sử dụng các phương pháp cấm khai thác có tính hủy diệt còn phổ biến. Tình trạng khai thác sai tuyến, sai mùa vụ, sai kích thước vẫn thường xuyên xảy ra.
Những năm gần đây, dịch bệnh đã phát sinh trên diện rộng ở các loại cá, tôm nuôi diễn biến rất phức tạp gây nhiều thiệt hại đối với người nuôi trồng thủy sản. Nuôi cá nước ngọt trên sông ô nhiễm môi trường làm cá tra, cá ba sa,... chết hàng loạt ở một số bè cá trên sông; dịch bệnh trên các ao hồ và cá đồng ở một số tỉnh thuộc lưu vực sông Tiền và sông Hậu. dịch bệnh tôm nuôi đã phát sinh trên 20-60% diện tích nuôi ở các tỉnh ven biển Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Tiền Giang,... Điều đó đã ảnh hưởng lớn đến người dân và các doanh nghiệp.
Cùng với tác động môi trường do chất thải trong sản xuất chế biến công nghiệp, nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư và đô thị là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại lớn cho NTTS, cụ thể:
ĐBSCL là vùng tập trung nhiều các loại đất phèn tiềm tàng và phèn hoạt động. Khi bị đào đắp ao nuôi thủy sản, đào kinh rạch cấp và thoát nước, vệ sinh ao nuôi sau mùa thu hoạch đã làm cho tầng phèn tiềm tàng bị tác động. Quá trình lan truyền phèn tiềm tàng làm giảm độ pH môi trường nước, gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh tôm, cá trong nuôi trồng.
Quá trình chuyển dịch trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản diễn ra quy mô lớn ở vùng mặn hóa ven biển làm gia tăng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển.
Nuôi cá bè trên sông rạch, nuôi thâm canh thủy sản vùng ngọt hóa đã gây nên các tác động đến chất lượng môi trường nước ở đây. Chất thải trong nuôi trồng thủy sản là bùn thải chứa phân của các loài thủy sản tôm, cá, các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư của các loại vật tư sử dụng trong nuôi trồng như: hóa chất, vôi và các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe2+, Fe3+, Al3+, SO42-, các thành phần chứa H2S, NH3... là sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí ngập nước tạo thành, nguồn bùn phù sa lắng đọng trong các ao nuôi trồng thủy sản thải ra hàng năm trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi. Đặc biệt, nguồn chất thải này lan truyền rất nhanh đối với hệ thống nuôi cá bè trên sông, nuôi cá trong các đầm trũng ngập nước gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước.