Phương pháp và quy trình đánh giá tính thích nghi sinh thái củacây trồng với điều kiện SKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ tài NGUYÊN SINH KHÍ hậu PHỤC vụ bảo tồn và PHÁT TRIỂN đa DẠNG SINH học VÙNG TRUNG DU MIỀN núi bắc bộ (Trang 25 - 27)

hướng nghiên cứu Sinh thái học ứng dụng có ý nghĩa thực tiễn cao, không chỉ là cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý, hoạch định chính sách về phát triển nơng – lâm nghiệp, mà còn là cơ sở khoa học trong việc chỉ đạo kỹ thuật canh tác hệ thống cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái, đảm bảo phát triển ngành nông nghiệp bền vững.

4.4.1. Phương pháp thành lập bản đồ sinh khí hậu

4.4.1.1. Nguyên tắc thành lập bản đồ sinh khí hậu

Xuất phát từ quan điểm sinh thái phát sinh TTV tự nhiên, bản đồ SKH được thành lập cần phải thỏa mãn một số nguyên tắc cơ bản:(i) Phản ánh được đặc điểm khí hậu của

vùng lãnh thổ nghiên cứu, sự phân hóa của chúng trong không gian và theo thời gian; (ii) Phản ánh được đặc điểm sinh thái của các kiểu TTV có trên lãnh thổ nghiên cứu; (iii) Đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, quy hoạch không gian lãnh thổ nghiên cứu..

4.4.1.2. Phương pháp thu thập, phân tích, xử lí tài liệu

Xác định các tài liệu, số liệu cần thu thập tại khu vực nghiên cứu như điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, các số liệu quan trắc từ các trạm khí tượng trên địa bàn tỉnh trong khoảng thời gian đủ dài để đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.

4.4.1.3. Phương pháp phân loại sinh khí hậu

Cấp phân vị cơ sở của bản đồ SKH đối với một tỉnh là cấp loại SKH, phản ánh

mức độ đảm bảo nhiệt, mưa - ẩm của lãnh thổ đến sự tồn tại của các kiểu TTV tự nhiên. 4.4.1.4. Phương pháp phân tích thống kê

Sử dụng phần mềm Microsoft Excell để xử lí và mơ hình hóa số liệu. 4.4.1.5. Phương pháp bản đồ và thông tin địa lý (GIS)

Bản đồ SKH được thành lập bằng phần mềm Mapinfor và được quản lý trong cơ sở dữ liệu GIS.

4.4.2. Phương pháp và quy trình đánh giá tính thích nghi sinh thái của cây trồng với điều kiện SKH trồng với điều kiện SKH

* Nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá:

- Các chỉ tiêu lựa chọn phải phản ánh mối quan hệ của chúng đối với chủ thể đánh giá. - Ưu tiên lựa chọn các chỉ tiêu có sự phân hóa khơng gian.

- Đánh giá mức độ TNST của cây trồng với điều kiện SKH: Mức độ rất thích nghi(những loại SKH mà ở đó cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nhất). Mức độ tương đối thích nghi(những loại SKH có một vài giới hạn nhất định đối với cây trồng). Mức độ khơng thích nghi(những loại SKH có những chỉ tiêu bất lợi cho sự tồn tại, sinh trưởng,

phát triển của cây trồng)(Nguyễn Khanh Vân, 2006).

4.4.2.2.Quy trình đánh giá tính thích nghi sinh thái của cây trồng với điều kiện SKH

* Bước 1: Xác định nhu cầu sinh thái, các giới hạn sinh thái của từng loài cây

trồng đối với các yếu tố sinh khí hậu.

* Bước 2:Tiến hành phân cấp mức độ thích nghi của các loại cây trồng với từng yếu tố SKH theo 3

mức độ(Bảng 4.1):

Bảng 4.1: Phân cấp mức độ thích nghi sinh thái của cây trồng với các yếu tố SKH

Ký hiệu Mức độ TNST Điểm

S1 Rất thích nghi 2

S2 Tương đối thích nghi 1

N Khơng thích nghi 0

* Bước 3: Lập bảng ma trận đánh giá mức độ TNST của các loại cây trồng với

các yếu tố SKH chính. Giá trị thích nghi được thể hiện bằng các điểm số tỉ lệ tương ứng

* Bước 4: Kết quả đánh giá mức độ TNST

- Tổng điểm thích nghi (S):∑S = ST + SR + Sk + Sn. Trong đó:ST: Sốđiểm thích nghi với nhiệt độ trung bình năm; SR: Số điểm thích nghi với lượng mưa trung bình năm; Sk: Số điểm thích nghi với độ dài mùa khơ; Sn: Số điểm thích nghi với độ dài mùa lạnh

- Tỷ lệ điểm thích nghi được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng điểm thích nghi của mỗi lồi trên tổng điểm thích nghi tối đa.S = ∑S / ∑Stuyệt đối

hạng thích nghi.Mỗi cấp đánh giá tương ứng với những khoảng giá trị của điểm đánh giá chung. Khoảng cách giữa các hạng đánh giá được tính theo cơng thức: ∆S = (Smax – Smin)/M. Trong đó: ∆S: Khoảng cách điểm giữa các hạng đánh giá ; Smax: Tỷ lệ điểm

thích nghi cao nhất của cây trồng; Smin: Tỷ lệ điểm thích nghi thấp nhất của cây trồng; M: Số lượng cấp phân hạng thích nghi phục vụ đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ tài NGUYÊN SINH KHÍ hậu PHỤC vụ bảo tồn và PHÁT TRIỂN đa DẠNG SINH học VÙNG TRUNG DU MIỀN núi bắc bộ (Trang 25 - 27)