3. Nội dung nghiên cứu
2.3.3. Phương pháp đo đạc, đánh giá một số đặc điểm cấu trúc của cây ngập mặn
Xác định đường kính thân và chiều cao cây:
Xác định đường kính thân cây bằng thước dây đo đường kính (Forestry Suppliers Metric Fabric Diameter Tape Model 283d/5m) tại vị trí 30 cm phía trên bạnh gốc đối với các loài trang (Kandelia obovata) và vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza), tại vị trí phía trên rễ chống cao nhất đối với đước vòi (Rhizophora stylosa).
Chiều cao thân cây được đo bằng thước mét, bắt đầu tính từ vị trí đo đường kính thân cây đến ngọn cao nhất của cây.
Xác định mật độ của rừng:
Tiến hành đếm số lượng cây trong mỗi ô tiêu chuẩn (R = 7m). Dựa trên số lượng cây trung bình có một trong ô tiêu chuẩn, ta tính được mật độ cây của mỗi rừng
Số lượng cây trung bình của một ô tiêu chuẩn: (N)= (Ô1+ Ô2+ Ô3)/3 Mật độ cây ở mỗi tuổi rừng (số cây/ha) = (N x 10000)/S
N: Số lượng cây trung bình của một ô tiêu chuẩn. S: Diện tích mỗi ô tiêu chuẩn
2.3.4. Phương pháp lấy mẫu đất và phân tích các chỉ tiêu lý hóa của đất
- Lấy mẫu đất và xử lý mẫu đất:
Lấy mẫu đất:
Sử dụng thiết bị khoan máng đặt tại vị trí lấy mẫu sau đó dùng lực ấn xuống độ sâu 100cm, dùng lực xoay tay cầm 3600 để tạo mặt cắt hoàn chỉnh cho mẫu đất, sâu đó vừa xoay vừa từ từ rút khoan lên. Dùng dao lấy mẫu ở các khoảng 0cm – 20cm; 20cm – 40cm; 40cm – 60cm; 60cm – 80cm; 80cm – 100cm (Kauffman và Donato, (2012) [53].
Sử dụng khuôn lấy đất của Mỹ với thể tích khuôn lấy mẫu đất là: V= 3,14 x x h ; (h là chiều cao của khoảng đất)
Sau đó mang về Phòng phân tích Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội xử lý và phân tích.
Số lượng mẫu phân tích: (3 khuôn đất/kiểu rừng x 4 kiểu rừng x 5 khoảng đất/khuôn đất) = 60 mẫu
- Xác định độ mặn, Eh, pH trong đất
Sử dụng máy đo để bàn HACH: HQ411d PH/mV để xác định độ Eh và pH của đất.
Dùng khoan lấy mẫu đất cắm xuống độ sâu từ 0 – 100cm, sau đó dùng dùng đầu máy đo, đo từng khoảng độ: 0cm – 20cm; 20cm – 40cm; 40cm – 60cm; 60cm – 80cm; 80cm – 100cm trong hố.
Sử dụng khúc xạ kế AZ LM-HSR10ATC để xác định độ mặn của nước trong đất.
- Xác định hàm lượng mùn trong đất theo phương pháp Chiurin
Phân tích 60 mẫu đất ở các kiểu rừng ngập mặn.
- Xác định hàm lượng đạm (N) dễ tiêu trong đất
Dựa theo TCVN 5255: 2009 chất lượng đất - Xác định hàm lượng đạm dễ tiêu trong đất.
Phân tích 60 mẫu đất ở các kiểu rừng ngập mặn.
- Xác định hàm lượng photpho (P) dễ tiêu trong đất
Dựa theo TCVN 5626:2009 chất lượng đất - Xác định photpho dễ tiêu trong đất.
Phân tích 60 mẫu đất ở các kiểu rừng ngập mặn.
- Xác định hàm lượng kali (K) dễ tiêu trong đất
Dựa theo TCVN 8662:2011 chất lượng đất - Xác định kali dễ tiêu trong đất. Phân tích 60 mẫu đất ở các kiểu rừng ngập mặn.
- Xác định thành phần cơ giới đất
Dựa theo TCVN 4193:2014 chất lượng đất - xác định thành phần cấp hạt trong đất khoáng- phương pháp rây và sa lắng.
Phân tích 60 mẫu đất ở các kiểu rừng ngập mặn.