3. Nội dung nghiên cứu
3.2.2. Đặc điểm hóa học
- Hàm lượng mùn:
Hàm lượng (%) mùn trong đất rừng ngập mặn là lượng mùn có trong 100 g đất khô, đây chính là một chỉ tiêu đánh giá hàm lượng vât chất hữu cơ có trong đất RNM. Hàm lượng mùn trong đất rừng ngập mặn được phân tích và tính toán theo phương pháp Chiurin. Ở mỗi tuổi rừng khác nhau, các mẫu được lấy theo độ sâu các tầng lần lượt như sau: 0 – 20cm, 20 – 40cm, 40 – 60cm, 60 – 80cm, 80 – 100cm.
Kết quả nghiên cứu về hàm lượng mùn trong đất tại các kiểu rừng ngập mặn khu vực cửa sông Ba Lạt (hình 3.8, bảng 3.8) cho thấy:
Hàm lượng mùn ở các kiểu rừng có xu hướng giảm dần theo độ sâu tầng đất. Sự biến thiên hàm lượng mùn trong đất ở các khoảng độ sâu 0 - 40 và 40 – 100 là rất rõ rệt. Sự khác biệt này cho thấy độ sâu của đất ảnh hưởng lớn đến sự phân bố hàm lượng mùn trong đất RNM. Càng xuống tầng đất phía dưới thì hàm lượng mùn càng giảm rõ so với tầng đất mặt.
Ở rừng trồng thuần loài trang hàm lượng mùn dao động từ 2,3 – 1,1 %, trung bình là 1,5 %; rừng bần chua dao động từ 2,8 – 1,0 %, trung bình 1,9 %; rừng hỗn giao từ 2,7 – 1,0 %, trung bình 1,7 % và rừng tự nhiên có hàm lượng mùn dao động lớn nhất từ 4,0 % ở tầng 0-20 cm giảm xuống còn 1,1 % ở tầng 80 – 100 cm.
Bảng 3.8: Đặc điểm về hàm lƣợng mùn của đất ở các kiểu rừng
Độ sâu Mùn (%)
Trang Bần chua Hỗn giao Tự nhiên
0 – 20 cm 2,3 ± 0,2 2,8 ± 0,6 2,7 ± 0,4 4,0 ± 0,3 20 – 40 cm 1,7 ± 0,2 2,5 ± 0,3 2,1 ± 0,5 3,3 ± 0,3 40 – 60 cm 1,6 ± 0,1 1,6 ± 0,6 1,7 ± 0,4 2,5 ± 0,4 60 – 80 cm 1,1 ± 0,1 1,3 ± 0,4 1,3 ± 0,1 1,5 ± 0,6 80 – 100 cm 1,0 ± 0,2 1,0 ± 0,3 1,0 ± 0,3 1,1 ± 0,4 Trung Bình 1,5 ± 0,2 1,9 ± 0,4 1,7 ± 0,3 2,5 ± 0,4
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Thu Hà và cộng sự,(2002) [7] về hàm lượng cacbon tích luỹ trong đất rừng ngập mặn ở miền Nam Thái Lan và đất RNM ở Indonesia. Tác giả cho biết, lượng cacbon tích luỹ trong đất chủ yếu ở độ sau từ 0 – 60 cm, lượng cacbon giảm dần ở các độ sâu tiếp theo. Đồng thời kết quả nghiên cứu còn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phan Hà Trang, (2018) [33] khi nghiên cứu về hàm lượng chất hữu cơ trong đất rừng ngập mặn ở huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả chỉ ra rằng, hàm lượng chất hữu cơ tích luỹ trong đất rừng giảm dần theo độ sâu của đất, nguyên nhân là do quá trình sunfat hoá các chất hữu cơ và quá trình hô hấp kỵ khí của đất.
Hình 3.8: Đặc điểm về hàm lượng mùn của đất ở các kiểu rừng
- Hàm lượng đạm dễ tiêu:
Nitơ trong đất rừng ngập mặn chủ yếu được cung cấp từ mùn bã hữu cơ của sinh vật vùng triều (Nguyễn Đức Cự, 1991) [6].
Bảng 3.9: Đặc điểm về hàm lƣợng nito của đất ở các kiểu rừng
Độ sâu Nito (mg/kg)
Trang Bần chua Hỗn giao Tự nhiên
0 – 20 cm 177,7 ± 17,2 63,3 ±10,0 75,8 ± 14,1 208,0 ± 14,2 20 – 40 cm 152,3 ± 13,2 58,7 ± 14,5 71,0 ± 13,5 190,3 ± 10,5 40 – 60 cm 90,0 ± 24,0 44,0 ± 10,6 37,5 ± 15,2 155,7 ± 31,7 60 – 80 cm 57,3 ± 27,2 41,0 ± 10,1 20,7 ± 10,3 89,3 ± 18,1 80 – 100 cm 39,5 ± 17,3 35,3 ± 13,3 15,8 ± 8,8 61,3 ± 23,1 Trung Bình 104,3 ± 19,8 48,5 ± 11,7 44,2 ± 12,4 140,9 ± 19,5
Kết quả nghiên cứu hàm lượng nito tại các kiểu rừng thuộc khu vực cửa sông Ba Lạt cho thấy: Hàm lượng nito giảm dần rõ rệt theo độ sâu tầng đất, cụ thể: Ở rừng trang hàm lượng nito dao động từ 177,7 – 39,5 mg/kg, trung bình là 104,3 mg/kg; rừng bần chua có khoảng dao động thấp hơn từ 63,3 – 35,3 mg/kg, trung bình là 48,5 mg/kg; rừng hỗn giao hàm lượng nito giảm dần từ 75,8 mg/kg ở tầng mặt và chỉ còn 15,8 mg/kg ở tầng 80 – 100 cm; giá trị trung bình đạt 42,2 mg/kg; ở rừng tự nhiên hàm lượng nito củng có xu hướng giảm dần từ 208,0 – 61,3 mg/kg, trung bình là 140,9 mg/kg.
Tương tự hàm lượng mùn trong đất rừng, hàm lượng nito một phần được cung cấp từ sự phân huỷ lượng rơi của cây rừng, phù sa từ các con sông, trầm tích từ biển và đặc biệt là lượng thức ăn dư thừa từ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.
Hình 3.9: Đặc điểm về hàm lượng nito của đất ở các kiểu rừng
- Hàm lượng photpho dễ tiêu:
Photpho trong đất rừng ngập mặn được cung cấp chủ yếu từ phù sa các cửa sông đưa ra, mùn bã hữu cơ của RNM và hệ động vật đáy vùng triều (Nguyễn Đức Cự, 1991) [6]. Mùn bã hữu cơ ở đây chính là thành phần vật rụng, thay đổi theo mùa và có mối tương quan với độ mặn nước ở trầm tích các tầng.
Trong điều kiện tự nhiên, lớp đất mặt làm giàu photpho một cách dần dần từ xác thực vật. Vì vậy đất giàu mùn thường giàu photpho (Hamilton L.S and Snedaker S.S , 19840) [52].
Bảng 3.10: Đặc điểm về hàm lƣợng photpho của đất ở các kiểu rừng
Độ sâu Photpho (mg/kg)
Trang Bần chua Hỗn giao Tự nhiên
0 – 20 cm 124,1 ± 18,4 74,7 ± 4,7 65,2 ± 7,0 147,8 ± 16,1 20 – 40 cm 113,5 ± 24,9 66,2 ± 6,5 56,8 ± 7,0 112,4 ± 30,2 40 – 60 cm 82,2 ± 32,6 53,9 ± 2,9 41,3 ± 3,5 85,0 ± 32,0 60 – 80 cm 37,6 ± 14,9 43,4 ± 8,0 36,7 ± 2,3 63,9 ± 27,0 80 – 100 cm 29,8 ± 12,0 32,4 ± 12,8 24,3 ± 9,1 36,8 ± 9,6 Trung Bình 77,4 ± 20,6 54,1 ± 7,0 44,9 ± 5,4 89,2 ± 23,0
Kết quả nghiên cứu về hàm lượng photpho phân bố theo tầng đất ở các kiểu rừng ngập mặn tại bảng 3.10 và hình 3.10 cho thấy:
Rừng tự nhiên có hàm lượng photpho giảm dần, dao động từ 147,8 – 36,8 mg/kg; trung bình 89,2 mg/kg. Rừng bần chua và rừng trang có hàm lượng photpho dao động lần lượt từ 54,1 mg/kg đến 77,4 mg/kg. Ở rừng hỗn giao hàm lượng photpho dao động từ 65,2 mg/kg đến 24,3 mg/kg, giá trị trung bình là 44,9 mg/kg.
- Hàm lượng kali dễ tiêu:
Hàm lượng kali trong các loại đất khác nhau thì khác nhau, đất có thành phần cơ giới nặng nhiều kali hơn đất có thành phần cơ giới nhẹ. Trong tầng đất mặt kali khoảng 0,2 đến 0,4%, hàm lượng kali trong đất thay đổi rộng và hàm lượng trung bình gấp khoảng 10 lần so với nito và photpho (Hà Thu Thuỷ, 2004) [29].
Khi độ mặn trong đất tăng lên dẫn đến hàm lượng kali giảm. Khi đó, trong đất hàm lượng các Na+, Mg2+ cũng tăng dẫn đến sự tranh chấp, đối kháng ion trong phức hệ keo đất đã đẩy ion K+ ra khỏi phức hệ hấp thu và dễ bị cây trồng hút củng như rữa trôi,...làm cho hàm lượng kali giảm đi.
Bảng 3.11: Đặc điểm về hàm lƣợng kali của đất ở các kiểu rừng
Độ sâu Kali (mg/kg)
Trang Bần chua Hỗn giao Tự nhiên
0 – 20 cm 825,3 ± 66,5 847,5 ± 34,1 825,3 ± 66,5 1014,0 ± 217,8 20 – 40 cm 727,7 ± 19,1 744,3 ± 64,8 734,3 ± 8,0 954,3 ± 166,3 40 – 60 cm 671,2 ± 45,0 693,0 ± 110,0 671,2 ± 45,0 886,5 ± 144,8 60 – 80 cm 509,3 ± 19,6 565,0 ± 183,0 509,3 ± 19,6 790,3 ± 201,0 80 – 100 cm 407,3 ± 76,5 483,0 ± 127,7 407,3 ± 76,5 686,5 ± 204,1 Trung Bình 628,2 ± 45,3 665,6 ± 103,9 629,5 ± 43,1 866,3 ± 186,8
Qua bảng 3.11 và hình 3.11 có thể thấy, giống như hàm lượng các chất hữu cơ, hàm lượng kali có xu hướng thay đổi giảm dần theo độ sâu của tầng đất. Ở rừng trang (825,3 – 407,3 mg/kg), bần chua (847,5 – 483,0 mg/kg) và hỗn giao (825,3 – 407,3 mg/kg) có hàm lượng kali giảm khá nhiều, ở độ sâu tầng đất 80 – 100 cm hàm lượng kali chỉ bằng 50% so với tầng mặt. Riêng ở rừng tự nhiên, hàm lượng kali dao động từ 1014,0 mg/kg đến 686,5 mg/kg; giá trị trung bình là 866,3 mg/kg.
Hình 3.11: Đặc điểm về hàm lượng kali của đất ở các kiểu rừng