2.Hình thái cấu tạo tế bào tảo 2.1 Hình thá

Một phần của tài liệu Hình thái, cấu tạo của các nhóm vi sinh vật khác docx (Trang 52)

2.1. Hình thái

Tảo có cơ thể là một tế bào riêng lẻ hoặc dính với nhau thành tập đoàn , chuyển động hoặc không chuyển đông, cơ thể có roi chuyển động được. Roi có thể có một hoặc 2, đơn giản hoặc phân nhánh . Đặc điểm cấu trúc roi và số lượng roi là tiêu chuẩn để phân loại.

Có những cơ thể tảo là dạng tản, khôn phân hóa thành thân, rễ, lá, không có rãnh dẫn. Tản có thể là những dạng sợi, dạng bản gồm nhiều tế bào cấu trúc nên.

2.2. Cấu tạo

Tảo có cấu trúc 1 tế bào thực vật gồm màng bao bọc, bên trong là nguyên sinh chất với nhân điển hình. Màng nhân có cấu trúc bằng xenlulozohoặc hemixenlulozo.Cấu trúc màng là một vỏ bao. Bao có thể gồm 2 hoặc nhiều tấm lợp lại như ở

Bacillariophyta và Dinophyta. Đặc điểm cấu trúc vỏ là tiêu chuẩn để phân loại tảo. Trong nguyên sinh chất chứa lục lạp (chloroplast) gồm các thylakoit riêng rẽ hoặc liên kết với nhau. Trên các thylacoit mang các sắc tố (pigments). Màng lục lạp là một đặc điểm rất quan trọng để phân loại các ngành tảo.

Các sắc tố của tảo rất khác nhau, nhưng tấ cả các ngành tảo đếu có diệp lục a, ngoài ra ở các ngành tảo khác có thể có diệp lục b, c. tùy theo tế bào chứa loại sắc tố nào mà chia thành:Tảo đỏ, ngoài diệp lục tố a còn chứa sắc tố đỏ phycocrytrin ; tảo vàng có sắ tố vàng xanthophin..Dựa vào sắc tố mà tảo có sự phân bố khác nhau so với độ sâu của nước. Hình dạng của lục lạp là chỉ tiêu để nhận dang tảo.

Bên trong nguyên sinh chất còn thấy các chất dự trữ như ở tảo đỏ, sản phẩm dự trữ là floridin, tảo lục là tinh bột, tảo lam là glucogen , tảo mắt là paramylon.điều đó cho thấycác nghành tảo khác nhau có chất dự trữ khác nhau.

Ngoài ra trong nguyên sinh chất còn chứa các thể riboxom, các hạt cơ thể, lipit, không bào, ở ngành tảo mắt còn có các điểm mắt (stigura), nhờ đó tế bào di chuyển về phía ánh sáng.

2.3. Sinh sản ở tảo tảo có 3 cách sinh sản

+ Sinh sản sinh dưỡng : bằng hình thức phân đôi hoặc bằng đứt đoạn khúc của cơ thể. + Sinh sản vô tính : bằng bào tử.

+ Sinh sản hữu tính : theo 3 kiểu bắng các giao tử (gmet) - Sinh sản hữu tính đẳng giao

- Sinh sản hữu tính dị giao

- Sinh sản hữu tính noãn giao

Kết quả của quá trình sinh sản hữu tính là hình thành hợp tử (zygot)

Một phần của tài liệu Hình thái, cấu tạo của các nhóm vi sinh vật khác docx (Trang 52)