Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải nguy hại tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải nguy hại là pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang trên địa bàn quận bắc từ liêm thành phố hà nội (Trang 25 - 29)

3. Nội dung nghiên cứu

1.5. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải nguy hại tại Việt Nam

(1) Hiện trạng thu gom [14]

Luật Bảo vệ môi trường, Quyết định 16/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi xử lý sản phẩm thải bỏ đã quy định: Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ thuộc các ngành hàng pin và ắc quy, thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp, dầu nhớt, mỡ bôi trơn, bao bì khó phân huỷ trong tự nhiên, săm lốp và các hoá chất, nguồn phóng xạ trong sản xuất… nhưng đến nay, hoạt động thu hồi, xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc.

Hiện có khoảng 100 doanh nghiệp được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Công suất xử lý của các cơ sở được Bộ TN&MT cấp phép là khoảng 1,3 triệu tấn/năm, mới giải quyết được hơn 70% lượng CTNH phát sinh. Các cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố có công nghiệp phát triển mạnh như: Hà Nội có 14 cơ sở; Hải phòng có 4 cơ sở; Bình Dương có 20 cơ sở; Đồng Nai có 20 cơ sở; Tp Hồ Chí Minh có 13 cơ sở.

Hầu hết các cơ sở xử lý CTNH đều là doanh nghiệp tư nhân (chiếm 97% tổng số doanh nghiệp xử lý CTNH do Bộ TN&MT cấp phép hoạt động). Các cơ sở này đóng vai trò chính trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH trên phạm vi cả nước. Việc phát triển các doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo cơ chế thị trường giúp cho hoạt động quản lý chất thải có tính cạnh tranh cao, tạo điều kiện cho các chủ nguồn thải CTNH cần chuyển giao có thể chọn lựa doanh nghiệp xử lý có kinh nghiệm và dịch vụ phù hợp, tránh tình trạng độc quyền và ép giá xử lý.

Hầu hết các cơ sở xử lý chất thải nguy hại được cấp phép đều có công nghệ, thiết bị để tái chế các loại chất thải nguy hại có khả năng tái chế, trong đó có một số đơn vị chỉ đăng ký xử lý một số loại chất thải nguy hại để phục vụ tái chế tại chỗ như: Dầu thải, ắc quy thải; các vật liệu kim loại dính dầu…

Tại Hà Nội: Tỷ lệ thu gom, vận chuyển CTNH khoảng 89,8% (tương đương khoảng 84 tấn/ngày), tỉ lệ xử lý đạt 83,17% (tương đương khoảng 77 tấn/ngày) và được xử lý tại Khu xử lý chất thải Nam Sơn; Khu xử lý chất thải rắn Cầu Diễn và một số cơ sở xử lý nhỏ lẻ khác trên địa bàn thành phố Hà Nội khoảng 27,15% (tương đương với 25 tấn/ngày), còn lại được vận chuyển đi xử lý tại các cơ sở xử lý khác bên ngoài thành phố Hà Nội, hoặc được lưu giữ tại các cơ sở phát sinh theo đúng quy định.

Tính đến tháng 6 năm 2017, Sở Tài nguyên và Môi trường đã cấp được 1.893 mã số quản lý CTNH cho các chủ nguồn thải đã đăng ký cấp mới, cấp lại sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. [16]

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 22 chủ vận chuyển, 12 chủ xử lý, tiêu hủy CTNN và 2 chủ hành nghề QLCTNH (theo Thông tư số 12/2011/TT- BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường) do UBND Thành phố Hà Nội cấp phép. Ngoài ra còn có 23 chủ hành nghề QLCTNH do Tổng cục Môi trường cấp phép hoạt động trên địa bàn Thành phố.

Đối với các cơ sở không thuộc diện bắt buộc phải lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH và tình trạng đăng ký chủ nguồn thải CTNH đối với các cơ sở bắt buộc trên địa bàn chiếm tỷ lệ thấp dẫn đến nhận thức và hoạt động QLCTNH trên địa bàn còn nhiều bất cập như không phân loại CTNH, để lẫn CTNH với chất thải thông thường, kho lưu giữ CTNH không đúng quy định, ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH với đơn vị không có giấy phép của cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường cấp… Ở một số nơi còn xảy ra tình trạng CTNH chưa được quản lý, kiểm soát chặt chẽ từ nơi phát sinh CTNH đến nơi xử lý cuối cùng, không đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường; hoặc tái chế tự phát như tái chế nhựa, chưng cất dầu thải....; hoặc được thu gom và xử lý chung với rác thải sinh hoạt; lưu giữ chất thải và vệ sinh công nghiệp còn kém ở các cơ sở gây rò rỉ các chất thải độc hại dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, nhất là ô nhiễm nước mặt và nước ngầm.

được cấp giấy phép, có một số cơ sở không tuân thủ các quy trình một cách nghiêm túc, thậm chí hoạt động ngoài khả năng được cấp phép gây ảnh hưởng tới môi trường. Một số không thực hiện đúng quy định báo cáo định kỳ gây khó khăn trong công tác quản lý CTNH.

(2) Hiện trạng xử lý

Thực tế, 10 năm trước, một số doanh nghiệp sản xuất pin và ắc quy lớn của Việt Nam như: Công ty cổ phần Pin ắc quy miền Nam, Công ty cổ phần Pin ắc quy Tia Sáng đều thu hồi ắc quy chì và xử lý để tái sử dụng, nhưng giá thu mua của công ty không cạnh tranh nổi với giá thu mua của lực lượng “đồng nát” nên hoạt động này không hiệu quả và dần bị thu hẹp lại.

Nếu hoạt động tái chế chì từ ắc quy chì thải được thực hiện tại các nhà máy sản xuất ắc quy hiện nay, nơi có điều kiện tổ chức sản xuất công nghiệp với các phương pháp xử lý tương đối tiên tiến thì hiệu suất thu hồi cao hơn và giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường xung quanh. Nhưng thực tế hiện nay, lượng ắc quy chì thải đang chủ yếu được đưa về các làng nghề tái chế nơi có công nghệ thô sơ, chỉ tái chế được chì thô để xuất khẩu gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề và gây lãng phí tài nguyên, giảm hiệu quả sản xuất (khi xuất chì thô với giá rẻ trong khi các cơ sở sản xuất ắc quy đang phải nhập khẩu chì tinh chế với giá đắt).

Ắc quy chì được xếp vào danh mục chất thải nguy hại, do đó các cơ sở xử lý, tái chế ắc quy chì đều phải có giấy phép xử lý chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.

Tính đến tháng 7 năm 2014, đã có 18 cơ sở phá dỡ, tái chế ắc quy chì thải được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép hoạt động với công suất phổ biến từ 0,5 – 200 tấn/ngày. Một số cơ sở tái chế ắc quy chì thải điển hình là:

- Công ty TNHH Thye Ming Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn của Đài Loan đặt tại tỉnh Bình Dương. Công ty chuyên sản xuất các loại chì, thu hồi tái chế các loại bình ULAB, với công suất tái chế 60.000 tấn/năm.

- Công ty TNHH tái chế Covi (Vĩnh Phúc) là doanh nghiệp 100% vốn của Hàn Quốc. Công ty chuyên tái chế ắc quy chì thải, phế liệu chì để sản xuất ra sản phẩm chì thỏi tinh chế trên 99%, với công suất 7.000 tấn/năm.

- Công ty TNHH Dung Ngọc tại tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, có công suất tái chế ắc quy khoảng 20.000 tấn/năm.

- Công ty TNHH Ngọc Thiên tại Hưng Yên có công suất tái chế ắc quy khoảng 20.000 tấn/năm.

Hiện nay có một số đơn vị đã đầu tư và đưa vào sử dụng công nghệ hiện đại để tái chế ắc quy, toàn bộ quy trình xử lý được cơ giới, tự động hóa với nguyên lý hoạt động như sau: Bình ắc quy (có cả dung dịch axit) được đưa vào máy nghiền đồng thời có bổ sung dung dịch kiềm (sô đa) để trung hòa, sau đó hỗn hợp sau nghiền được đưa tới hệ thống phân tách bằng nước, nhựa có tỷ trọng bé nổi lên trên, còn chì có tỷ trọng lớn chìm xuống dưới và được vớt ra bởi gàu chuyên dụng. Hệ thống cơ giới hoá có công suất rất lớn do vậy nếu không có đủ nguyên liệu đầu vào thì sẽ không có hiệu quả kinh tế vì đầu tư rất tốn kém.

Bên cạnh các cơ sở đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép, hoạt động tái chế ắc quy chì vẫn đang được diễn ra tại các làng nghề tái chế, điển hình là làng nghề tái chế chì Đông Mai - Văn Lâm - Hưng Yên.

Làng nghề Đông Mai (xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên) là làng nghề tái chế ắc quy chì nổi tiếng ở Miền Bắc. Tại đây có 61/529 hộ hoạt động thu gom và tái chế ắc quy chì với hình thức Công ty TNHH, Hiệp hội làng nghề (23 hộ hoạt động thu gom, 35 hộ vừa thu gom, vừa tái chế, 3 hộ phục vụ vận chuyển, tinh chế, làm khuôn) với số lao động tham gia là trên 500 người. Hoạt động thu gom thông qua các hình thức: bằng hợp đồng với các doanh nghiệp sản xuất ắc quy thông qua trao đổi sản phẩm; thông qua các đại lý thu gom; thông qua các cá nhân thu mua phế liệu. Sản lượng tái chế đạt hàng trăm ngàn tấn ắc quy phế liệu/năm. Hoạt động tái chế ở đây bao gồm: tách phần chì (cực âm, dương) để tái chế thu chì; tách phần nhựa (vỏ, lá cách) để thu hồi bán nhựa; tách lá cách lông, vỏ nhựa đem thuê người khác xử lý. Phần bỏ đi không sử dụng là vỏ bình màu đen, lá cách lông, và các tạp chất. Do không có các biện pháp quản lý sản xuất tốt cũng như thiết bị xử lý ô nhiễm chưa đáp ứng các yêu cầu về môi trường theo quy định hiện hành, nên làng nghề bị ô nhiễm khói bụi chì, nước thải a-xit trầm trọng.

Để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động tái chế chì tại Làng nghề Đông Mai gây nên, UBND huyện Văn Lâm đã quyết định chuyển dịch hoạt động tái chế từ sản xuất manh mún của nhiều hộ gia đình trong làng sang quy mô sản xuất tập trung tại cụm công nghiệp dưới sự quản lý, điều hành của Công ty TNHH làng nghề Đông Mai. Từ khi chuyển vào cụm công nghiệp, hoạt động tái chế chì tại làng

nghề đã được kiểm soát tốt hơn, đã giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu vực dân cư trong xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải nguy hại là pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang trên địa bàn quận bắc từ liêm thành phố hà nội (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)