Xuất biện pháp nâng cao hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải nguy hại là pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang trên địa bàn quận bắc từ liêm thành phố hà nội (Trang 63 - 117)

3. Nội dung nghiên cứu

3.5. xuất biện pháp nâng cao hiệu quả

3.5.1. Đề xuất biện pháp quản lý

(1)Đối với pin và ắc quy

pháp linh hoạt, mềm dẻo kết hợp với biện pháp khuyến khích kinh tế phù hợp sao cho nguồn ắc quy cũ được thu hút vào một số lượng hạn chế các cơ sở được phép thu gom. Các cơ sở này sẽ là nguồn cung cấp phế liệu cho các nhà máy xử lý chế biến ắc quy đã qua sử dụng. Một số lượng hạn chế các đại lý bán ắc quy có uy tín, có đủ năng lực cần thiết sẽ được cấp giấy phép đặc biệt để thu mua ắc quy cũ với giá cả hợp lý, chắc chắn sẽ thu gom được lượng đáng kể ắc quy cũ, xóa bỏ được tình trạng không kiểm soát được như hiện nay.

Vai trò của quản lý Nhà nước là cực kỳ quan trọng. Nếu Nhà nước có những điều luật hoặc chính sách khuyến khích cho việc xử lý tập trung ắc quy qua sử dụng thì tình hình sẽ được cải thiện rất nhiều. Chúng ta không thể áp dụng nguyên xi hình mẫu của nước ngoài nhưng cần nghiêm túc xem xét vấn đề và khẩn trương đưa ra các giải pháp cần thiết. Cần phải nhấn mạnh là nếu Nhà nước và các cơ quan có trách nhiệm không vào cuộc thì vấn đề sẽ không tự giải quyết được.

Về việc xây dựng các cơ sở chế biến phế liệu chì: Để đảm bảo cho doanh nghiệp có nhiệm vụ tái chế vừa kinh doanh có lãi, vừa đảm bảo yêu cầu về môi trường thì xí nghiệp phải có công suất phù hợp để có thể áp dụng công nghệ tái chế và xử lý chất thải cần thiết. Theo một số tài liệu của nước ngoài, công suất tính theo Pb từ 10 - 15 nghìn tấn/ năm là phù hợp. Cũng có tài liệu nêu từ 2,5 - 3 nghìn tấn/ năm, tương đương với tái chế 100 - 150 nghìn bình ắc quy cũ. Chúng ta chưa có kinh nghiệm về việc này, nhưng các nhà máy sản xuất ắc quy trong nước phân bố trên cả nước nếu được trang bị dây chuyền tái chế sẽ rất thích hợp cho nhiệm vụ tái chế ắc quy qua sử dụng và đảm bảo xử lý toàn bộ số này.

Vấn đề tận dụng ắc quy phế thải không đơn thuần là một hoạt động kinh tế mà nên tiếp cận dưới góc độ kinh tế - xã hội và quản lý môi trường. Chỉ khi đó chúng ta mới có cách nhìn đúng đắn đối với vấn đề này và đưa ra được các giải pháp khả thi. Để giải quyết không thể dựa vào một vài cá nhân hay tập thể nhỏ mà phải có sự tập trung trí tuệ tập thể, tập trung nguồn nhân lực và dành một khoản kinh phí xứng đáng cho vấn đề này.

Ngoài ra, từ quá trình khảo sát mô hình tái chế ắc quy chì tập trung đã áp dụng tại làng nghề Đông Mai, Hưng Yên có thể đánh giá tiềm năng phát triển khu công nghiệp tái chế chì tại một số vùng kinh tế trọng điểm trong giai đoạn tới là phù hợp. Tuy nhiên, để thực hiện được việc này, Nhà nước cần có những giải pháp hỗ trợ cụ thể hơn:

- Hỗ trợ các làng nghề nghiên cứu công nghệ tái chế chì phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả tái chế và đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường;

- Tăng cường giám sát việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở tái chế chì. Tiến tới loại bỏ các cơ sở tái chế chì nằm trong khu dân cư và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng quy hoạch phát triển lĩnh vực tái chế chì tại một số khu vực có nhiều tiềm năng.

(2) Đối với bóng đèn huỳnh quang

Nhà nước nên quy định mức giá trần cho chi phí thực hiện thu gom và xử lý tái chế sản phẩm thải bỏ. Do đặc thù sản phẩm bóng đèn huỳnh quang hầu như không có giá trị tái chế, theo tính toán sơ bộ của doanh nghiệp, tổng chi phí cần bỏ ra cho việc thu gom và xử lý tái chế bóng đèn huỳnh quang thải bỏ rất cao, có thể lên đế hàng tỷ đồng mỗi năm trong thời điểm hiện nay. Điều này sẽ làm tăng giá thành giá sản xuất và giá bán đến tay người dùng, làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, đặc biệt là việc cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại từ nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, khi các hiệp định thương mại song phương và đa phương bắt đầu có hiệu lực thi hành trong thời gian sắp tới. Số lượng các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý tái chế đèn huỳnh quang thải bỏ trên địa bàn cả nước hiện nay không nhiều, chi phí của nhà cung cấp dịch vụ đưa ra còn rất cao trong khi hiện nay chưa có quy định cụ thể của Nhà nước về mức giá trần không chế. Vì vậy, điều này chưa khuyến khích việc liên kết hợp tác thu gom, xử lý giữa doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và doanh nghiệp làm dịch vụ thu gom, xử lý tái chế.

Việt Nam nên tham khảo một số mô hình thu gom, xử lý sản phẩm tương tự tại một số nước phát triển trong khu vực hiện nay. Ví dụ như tại Đài Loan, việc thu gom bóng đèn huỳnh quang được thực hiện chủ yếu thông qua kênh rác thải sinh hoạt do các kênh thu gom khác không có hiệu quả. Các đơn vị có chức năng thu gom rác thải sinh hoạt sẽ phân loại riêng bóng đèn huỳnh quang thải bỏ (không phân biệt sản phẩm của nhà sản xuất hay nhà nhập khẩu nào). Sau đó, đơn vị thu gom sẽ vận chuyển các đèn huỳnh quang thải bỏ này đến các cơ sở xử lý tái chế tập trung. Chi phí cho việc thu gom này sẽ do Chính phủ chi trả thông qua mức thuế áp cho từng sản phẩm lưu thông trên thị trường.

Vấn đề thu gom ắc quy cũ: Để có thể xử lý tập trung nguồn phế liệu, mấu chốt của vấn đề là thu gom ắc quy cũ. Ở các nước phát triển có hệ thống luật pháp, chính sách tương đối hoàn chỉnh việc thu gom không gặp khó khăn nhờ thông qua hệ thống phân phối ắc quy mới. Nhà sản xuất thông qua nhà phân phối có nghĩa vụ thu nhận lại ắc quy đã qua sử dụng để tái chế. Luật về môi trường cũng không cho phép người sử dụng tùy tiện hành động mà phải giao lại ắc quy cũ để tránh nguy cơ phát thải không kiểm soát.

Tại các nước tiên tiến, có rất nhiều chương trình, hành động được thực hiện để thu gom pin, ắc quy thải một cách hiệu quả. Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ Chương trình Hành động đối với Chất thải và Tài nguyên (WRAP) năm 2006- 2007 của Anh. Chương trình này đã thực hiện hàng loạt những thử nghiệm thu gom pin, ắc quy nhằm rút ra những bài học quyết định trong việc xây dựng và thực hiện thành công kế hoạch thu gom pin.

 Thu gom lề đường

Thu gom pin chỉ là một trong nhiều hoạt động khuyến khích các cửa hàng và có thể thành công với các chiến dịch truyền thông hiệu quả. Những người quản lý cửa hàng cần sắp xếp hợp lý để thực hiện việc thu gom và phổ biến các thông tin này đến các khách hàng.

Kiểu dáng của chiếc thùng đựng pin đã qua sử dụng được thiết kế để có thể đựng được tất cả các loại pin thông thường khác được bán tại các cửa hàng bán lẻ. Các nhà bán lẻ cần đảm bảo bố trí thu gom hợp lý các loại pin trong cửa hàng để vận chuyển đến một điểm đã được thống nhất, nơi mà pin có thể được thu gom, phân loại và tái chế. Những thử nghiệm của WRAP chưa phân tích được những lợi ích của cước phí vận chuyển rẻ nhất có thể, một phần do liên quan đến quy định vận chuyển các chất thải nguy hại.

 Thu gom có sự tham gia của cộng đồng

Các chủ hộ gia đình có thể bỏ pin vào các thùng thu gom ở bảo tàng, các cửa hàng ở địa phương, các cơ quan, trung tâm thể thao, thư viện hoặc trên đường phố.

Việc thiết kế thùng đựng pin thải sử dụng được cho tất cả các loại pin thông thường, có thể dễ dàng xử lý, mặt khác, các pin có kích thước lớn có thể bỏ bên cạnh hoặc trên thùng một cách hợp lý, để ngăn ngừa việc sử dụng sai mục đích. Nói chung, người dân không muốn tham gia vào quá trình tái chế pin, tuy nhiên, việc

lựa chọn địa điểm để thực hiện các kế hoạch thu gom cộng đồng nên tính cả những du khách thông thường.

(2) Đối với bóng đèn huỳnh quang

Theo Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg ngày 9-8-2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ thì bắt đầu từ ngày 1-1-2015, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu bóng đèn compact, bóng đèn huỳnh quang phải thực hiện thu hồi và xử lý các loại bóng đèn thải bỏ này. Cụ thể, phải thiết lập điểm thu hồi, tiếp nhận, vận chuyển, xử lý bóng đèn huỳnh quang thải bỏ và báo cáo cơ quan quản lý môi trường kết quả thu hồi, xử lý trong từng năm. Tuy nhiên, qua trình tìm hiểu cho thấy, sau một thời gian sử dụng, với số lượng đèn huỳnh quang thải bỏ nhỏ lẻ, không thường xuyên, nên phần lớn người dân không phân loại để đưa đến các điểm thu gom, xử lý theo tiêu chuẩn quy định mà thải bỏ chung với các loại rác thải sinh hoạt thông thường. Bên cạnh đó, phần lớn các cơ sở phân phối bóng đèn hiện nay là các cửa hàng hay đại lý nhỏ, với các chủng loại sản phẩm kinh doanh đa dạng như bóng đèn, pin, ắc quy, thiết bị điện… từ nhiều nhà sản xuất khác nhau (riêng bóng đèn có trên 30 nhà sản xuất và nhập khẩu). Vì vậy khó yêu cầu họ tiếp nhận, thu hồi, phân loại riêng, bảo quản các sản phẩm thải bỏ của từng nhà cung ứng, đáp ứng các điều kiện kỹ thuật về điểm thu hồi. Do đó, cần tìm ra những giải pháp hợp lí để giải quyết những vấn đề trên. Dưới đây là một số đề xuất giúp nâng cao hiệu quả thu gom bóng đèn huỳnh quang thải tại cộng đồng:

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của bóng đèn huỳnh quang vỡ đến sức khỏe và môi trường.

- Hướng dẫn người dân cách lưu trữ bóng đèn thải đúng cách: Khi bóng bị hỏng thì không dựng ở góc, phải cho vào túi hạn chế tối đa việc làm vỡ bóng, để riêng túi đựng bóng đèn không vứt chung với các loại rác thải thông thường.

- Tại nhà văn hóa của tổ dân phố, đặt thùng đựng rác thải nguy hại để các hộ gia đình đem bóng đèn huỳnh quang (pin, ắc quy thải và các loại chất thải nguy hại khác) tới tập kết.

- Chu kì 1 tuần/1 lần hoặc lâu hơn tùy thuộc vào khối lượng chất thải nguy hại đem đến, đại diện cán bộ tổ dân phố sẽ báo cho đơn vị xử lý môi trường vận chuyển đi. - Nhận thức của người dân về chất thải nguy hại chưa cao trong khi chi phí xử lý

ly chất thải nguy hại là rất khó. Do đó, CTNH sau khi được chuyển từ nhà văn hóa đi có thể liên hệ gửi nhờ tại các khu công nghiệp và các doanh nghiệp trên địa bàn Quận có thuê đơn vị xử lý CTNH.

- Khối lượng CTNH mà các hộ gia đình thải trong 1 tuần sẽ không nhiều nhưng nếu trong thời gian dài thì khối lượng này sẽ tăng cao, chi phí để xử lý cũng không nhỏ, không thể gửi nhờ tại các khu công nghiệp trong thời gian dài được. Trên địa bàn Quận có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân vì thế có thể kêu gọi sự ủng hộ, hỗ trợ của các đơn vị kinh tế này cho hoạt động xử lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, về lâu dài khi các hộ gia đình đã nhận thức được tác hại nghiêm trọng của chất thải nguy hại thì phần chi phí để xử lý phải do các hộ gia đình tự đóng góp để chi trả.

Hình 3.17. Sơ đồ đề xuất giải pháp thu gom tại cộng đồng

Trên địa bàn Hà Nội hoặc gần Hà Nội hiện nay có một số khu xử lý chất thải nguy hại, các loại chất thải nguy hại trên sau khi được thu gom đúng cách sẽ được đưa tới các khu xử lý này:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Qua quá trình thực hiện đồ án “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải nguy hại là pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội” nhận thấy có nhiều vấn đề nảy sinh trong quản lý chất thải nguy hại (pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang) tại Quận Bắc Từ Liêm nói riêng và Thành phố Hà Nội nói chung. Với lượng phát sinh pin, ắc quy được điều tra và tính toán năm 2018 lần lượt là 41 tấn và 162 tấn, còn với bóng đèn huỳnh quang là 20 tấn tiềm ẩn những mối nguy hại rất lớn đối với môi trường và sức khỏe. Khi lượng chất thải nguy hại có dấu hiệu ngày càng tăng cao như thế nhưng lại thiếu đi sự quản lý của các cơ quan, tổ chức quản lý trong thu gom, xử lý loại chất thải này. Bên cạnh đó ý thức người dân về loại chất thải này còn chưa cao, tỉ lệ hiểu biết người dân về CTĐT còn thấp, địa điểm xử lý loại chất thải nguy hại này chỉ dừng lại ở quy mô cơ sở tái chế, làng nghề tái chế. Pin, ắc quy và bóng đèn huỳnh quang thải không chỉ mang lại những tác hại mà nó còn đem đến nhiều cơ hội trong tái chế. Chính vì vậy cần phải có những giải pháp để giải quyết những mặt tồn tại hiện nay và tìm ra những giải pháp thu gom tái chế để tận dụng lại được tối đa thành phần của các chất thải nguy hại nói trên.

Kiến nghị

Do còn nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện đánh giá hiện trạng chất thải nguy hại, nên nội dung đánh giá có thể không phản ánh hết được vấn đề đang tồn tại (chỉ điều tra 7 phường). Để phản ánh chính xác nội dung đánh gia hơn cần tiến hành mở rộng quy mô thực hiện đánh giá trong tương lai, đánh giá toàn bộ các phường trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.

Chính quyền Thành phố Hà Nội cần phải có những chính sách, giải pháp quản lý phù hợp với loại chất thải này, nâng cao nhận thức cộng đồng về chất thải nguy hại và tác hại của chúng nếu không xử lý đúng cách.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] UNEP (2007), E-waste Vol I: Inventory assessment manual. [2] Môi trường Việt (2016), Định nghĩa về chất thải nguy hại [3] Trung tâm công nghệ thông tin, Sở TNMT Vĩnh Phúc. 2013

[4] UBND thành phố Hà Nội. Tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm (2017), phương hướng, nhiệm vụ tháng 6 năm 2017

[5] Niên giám thống kê quận Bắc Từ Liêm (2017) [6] URENCO (2007), The development of e-waste inventory in Vietnam.

[7] UNEP (2007), E-waste Vol II: Inventory assessment manual.

[8] Phòng TNMT Thị xã Sơn Tây (2015), Báo cáo tổng hợp công tác bảo vệ môi trường tại Thị xã Sơn Tây.

[9] Đại học Bách Khoa Hà Nội (2011), “Quản lý chất thải nguy hại”.

[10] Nguyễn Chiến Thắng (2016), “Đánh giá hiện trạng chất thải rắn điện tử và đề xuất giải pháp quản lý thích hợp tại Thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội”.

[11] Cộng đồng điện tử gia dụng, “Tuổi thọ trung bình một số đồ điện tử gia dụng”. http://egiadung.vn

[12] Điện máy xanh: https://www.dienmayxanh.com.

[13] Viện Khoa học và quản lý môi trường (2016), “Tái chế và thu hồi chì trong quá trình và sản xuất ắc quy”.

[14] Thanh Bình (2016), Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ pin phế thải.

[15] Báo Dân Việt (2015), Thải bỏ bóng đèn huỳnh quang, compact: Tỷ lệ thu gom, xử lý còn thấp.

[16] Nguyễn Thu Huyền (2018), Hiện trạng phát sinh pin, ắc quy và bóng đèn huỳnh quang một số tỉnh phía Bắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải nguy hại là pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang trên địa bàn quận bắc từ liêm thành phố hà nội (Trang 63 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)