Hoạt động xử lý ắc quy và bóng đèn huỳnh quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải nguy hại là pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang trên địa bàn quận bắc từ liêm thành phố hà nội (Trang 59 - 63)

3. Nội dung nghiên cứu

3.3. Hoạt động xử lý ắc quy và bóng đèn huỳnh quang

(1) Đối với pin và ắc quy thải

 Công nghệ xử lý pin, ắc quy thải

Các loại pin, ắc quy thải đượccác Công ty thu gom từ các chủ nguồn thải về đưa vào khu vực chứa lưu giữ riêng ắc quy trong kho lưu giữ CTNH tại cơ sở xử lý. Sau đó, các bình ắc quy được mở nắp, tháo bỏ axit vào bình chứa rồi xếp úp ngược vào giỏ chứa. Mỗi giỏ chứa có sức chứa khoảng 100 – 150 kg. Hệ thống ròng dọc nâng giỏ chứa ắc quy, nhờ hệ thống Pa lăng (có tải trọng 1,5 tấn) di chuyển đến bể chứa 1 ngâm trong khoảng 10 – 15 phút để dung dịch nước vôi trong trung hòa hết lượng axit bám dính trong bình ắc quy, rồi chuyển giỏ chứa sang bể chứa 2 để rửa lại nhằm loại bỏ lượng nước vôi dư. Thời gian ngâm trong bể 2 khoảng 5 – 10 phút. Sau đó, dùng hệ thống ròng dọc và pa lăng nâng toàn bộ giỏ ắc quy lên khỏi mặt nước từ 5 – 10 phút để cho nước trong bình thoát ra hết. Khi ráo nước, giỏ chứa ắc quy được chuyển qua khu vực cắt để phá dỡ. Tại đây, bình ắc quy sẽ được bóc tách riêng các thành phần và phân loại như sau:

Tách riêng phần vỏ nhựa và các tấm cách bằng nhựa (chiếm khoảng 30% trong 01 bình ắc quy hỏng) được đưa tới bể chứa 3 để rửa sạch lại bằng nước. Sau đó được đập dập nhỏ, đóng gói nhập kho.

Tách riêng phần bản cực đồng, các dây đồng, lá đồng dẫn điện (chiếm khoảng 8% trong 01 bình ắc quy hỏng) đưa tới bể chứa 3 rửa sạch và cho vào kho chứa.

Phần còn lại (chiếm khoảng hơn 60% trong 01 bình ắc quy hỏng) gồm các xương bản cực là các lá chì và tấm cực được phủ muối chì, chì oxit được tách riêng và nhập kho.

Hình 3.14. Sơ đồ công nghệ xử lý pin, ắc quy thải

 Công nghệ tái chế chì

Nguyên tắc của công nghệ tái chế chì là gia nhiệt chì nóng chảy cùng với các chất phụ gia để tách riêng các thành phần tạp chất khỏi chì. Toàn bộ lượng chì nguyên liệu, chì thải, vụn chì thu được sau quá trình xử lý bình ắc quy cùng với lượng xỉ chì thu gom từ các chủ nguồn thải sẽ được đưa vào lò nung cùng phụ gia (muối ăn) để gia nhiệt thành chì nóng chảy. Sau đó chì sẽ được đổ khuôn, làm nguội bằng nước rồi tháo khuôn để tạo thành thành phẩm chì tái chế theo quy định.

Khí thải từ quá trình tái chế thì chủ yếu gồm bụi, hơi chì, và khí SO2 sẽ được thu gom bằng chụp hút và dẫn qua tháp lọc. Tại đây khí thải sẽ được dẫn đi từ dưới và dung dịch hấp thụ (nước, NaOH) được phun từ trên xuống. Dòng khí sau khi qua tháp lọc sẽ được hút bằng quạt hút đi ra môi trường không khí qua ống khói.

Dung dịch hấp thụ được bơm tuần hoàn tái sử dụng đồng thời có châm thêm NaOH để đảm bảo nồng độ luôn ổn định. Khi không còn sử dụng được nữa thì dung dịch này được bơm về HTXLNT của nhà máy để xử lý đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường.

Các tạp chất, cặn rắn từ lò nung được thu gom ổn định, hóa rắn và chôn lấp trong hố chôn CTNH theo đúng quy định.

Hình 3.15. Sơ đồ công nghệ tái chế chì

(2) Đối với bóng đèn huỳnh quang

Thông thường bóng đèn huỳnh quang bao gồm ống thuỷ tinh được hàn kín trong đó có khí argon (Ar) ở áp suất thấp (2.5 Torr) và hơi thuỷ ngân (Hg). Bên trong của thành ống được phủ một lớp bột của các hợp chất phospho. Khi xuất hiện hiệu điện thế các điện tử sẽ phóng giữa các điện cực trên đường đi nó sẽ bắn ra các phân tử khí Ar phát sinh thêm nhiều điện tử và điện tử sẽ tấn công các nguyên tử Hg ở dạng hơi và làm nó hoạt động mạnh lên và phát ra tia tử ngoại, các tia này sẽ kích thích lớp phủ phospho làm nó phát huỳnh quang và tạo ra ánh sáng nhìn thấy. Trong mọi trường hợp việc thu hồi Hg từ đèn huỳnh quang là nhiệm vụ bắt buộc trong quá

bóng đèn và tách bột phospho trắng có chứa lượng lớn Hg. Các bột sau đó được đưa vào các thiết bị chuyên dụng để thu hồi Hg.

Công nghệ xử lý thiết bị theo các bước cụ thể sau: Bóng đèn được đưa vào máy hủy đèn theo các cửa nạp tương ứng. Sau đó bóng được đập vỡ, hơi thủy ngân thoát ra sẽ được quạt hút hút qua hệ thống lọc túi và lọc than hoạt tính, qua khuyến cáo của nhà sản xuất về tuổi thọ của bộ lọc và thùng than hoạt tính theo số lượng bóng đèn mà máy đã hủy (đã bão hòa) thì ta phải thay túi lọc và than hoạt tính. Phần thủy tinh có dính bột phốt pho sẽ nằm lại trong thùng, khi thùng chứa đầy ta tiến hành thay thùng phi. Túi lọc than hoạt tính và than hoạt tính sau khi thay ra cũng được cho vào thùng và chuyển xuống lưu giữ trong hầm.

Hình 3.16. Sơ đồ công nghệ xử lý bóng đèn huỳnh quang

3.4. Ước tính ô nhiễm từ pin, bóng đèn huỳnh quang thải đến môi trường

Qua kết quả điều tra khảo sát tại Bắc Từ Liêm cho thấy, tại các hộ gia đình thì pin và bóng đèn huỳnh quang hỏng thường được đưa vào hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt thông thường. Do chưa có điều kiện mở rộng nghiên cứu ra toàn thành phố, nhóm nghiên cứu sử dụng kết quả tại Bắc Từ Liêm để ước tính lượng

chất thải nguy hại (pin, bóng đèn huỳnh quang) đưa vào các bãi chôn lấp hàng năm như sau:

 Lượng thải hàng năm từ các hộ gia đình

Bảng 3.2 . Ước tính lượng chất thải nguy hại tại quận Bắc Từ Liêm

STT Tên phường Dân số (người)

Lượng pin, ắc quy thải (kg/năm) Lượng bóng đèn huỳnh quang thải (kg/năm) 1 Thượng Cát 10 151 6219 611 2 Liên Mạc 14 108 8643 849 3 Đông Ngạc 23 765 14558 1431 4 Đức Thắng 20 146 12341 1213 5 Thụy Phương 14 131 8657 851 6 Tây Tựu 25 547 15650 1538 7 Xuân Đỉnh 34 936 21402 2103 8 Xuân Tảo 14 530 8901 875 9 Minh Khai 35 822 21945 2156 10 Cổ Nhuế 1 35 174 21548 2117 11 Cổ Nhuế 2 46 880 28719 2822 12 Phú Diễn 29 560 18108 1780 13 Phúc Diễn 28 502 17460 1716 Tổng cộng 330 925 204150 20602

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải nguy hại là pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang trên địa bàn quận bắc từ liêm thành phố hà nội (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)