4. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
1.2.4. Đặc điểm thủy văn sông ngòi
Lƣu vực sông Sò nằm trong khu vực khá đặc biệt về chế độ thủy văn. Bao bọc trực tiếp và chi phối chế độ thủy văn lƣu vực là sông Hồng ở phía Bắc, sông Ninh Cơ ở phía Tây và Tây Nam, vịnh Bắc Bộ ở phía Đông và Đông Nam.
a) Sông Hồng
Chảy vào ranh giới lƣu vực sông ở phía bắc từ Mom Rô đến Ba Lạt dài 34 km là nguồn cấp nƣớc cho lƣu vực sông Sò vào mùa cạn qua hệ thống cống dọc theo đê hữu sông Hồng.
Là đoạn cuối của hạ du sông Hồng nên mực nƣớc sông chịu ảnh hƣởng lớn của chế độ thủy triều vịnh Bắc Bộ (nhật triều, 2 bán nhật triều/tháng).
b) Sông Ninh Cơ
Là một phân lƣu lớn của sông Hồng, nhận nƣớc sông Hồng từ cửa Mom Rô và đổ vào biển Đông ở cửa Lạch thuộc hai huyện Hải Hậu và Nghĩa Hƣng của tỉnh Nam Định. Chiều dài sông khoảng 45 km. Sông chảy qua địa phận huyện Xuân Trƣờng thuộc phần phía bắc của lƣu vực sông Sò với chiều dài 13 km. Sông chịu ảnh hƣởng thủy triều khá rõ rệt ngay cả trong mùa lũ. Về mùa cạn sông Ninh Cơ là nguồn nƣớc tƣới chính của khu vực huyện Xuân Trƣờng và bắc huyện Giao Thủy.
Đoạn sông thƣợng lƣu hiện đang có xu thế bồi, mạnh mẽ nhất là khu vực hạ lƣu cửa Mom Rô nên đang gây ra điều kiện bất lợi cho việc cấp nƣớc tự chảy cho lƣu vực sông Sò.
c) Sông Sò
Sau khi xây dựng cống Ngô Đồng năm 1963, sông Sò có chế độ thủy văn khác hẳn với sông tự nhiên ranh giới hai huyện Xuân Trƣờng và Giao Thủy. Sông có chiều dài 23 km đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa Hà Lạn. Sau cống Ngô Đồng, sông chảy qua khu vực đồng bằng và là đƣờng ranh giới hai huyện Xuân Trƣờng và Giao Thủy. Sông có chiều dài 23 km đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa Hà Lạn.
Ở hạ lƣu sông cách cống Ngô Đồng 5 km có cống Nhất Đỗi 1 đƣợc xây dựng từ đầu các năm 1960 với nhiệm vụ ngăn mặn cho khu vực thƣợng lƣu nên cống thƣờng đƣợc đóng lại khi không có nhiệm vụ tiêu. Do vậy sông Sò có 2 chế độ thủy văn rất khác biệt nhau.
Đến năm 2010, cống Nhất Đỗi 2 (cách hạ lƣu cống Nhất Đỗi 1 là 1km) đƣợc xây dựng thay thế nhiệm vụ của cống Nhất Đỗi 1.
Đoạn I: từ cống Ngô Đồng đến đập Nhất Đỗi 2 dài 6 km làm nhiệm vụ tƣới. Trong trƣờng hợp cống Nhất Đỗi 2 đóng, đoạn sông này đƣợc coi nhƣ một hồ chứa nƣớc. Mực nƣớc trên đoạn này hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ mƣa ở khu vực thƣợng lƣu và quy trình vận hành tiêu của cống Nhất Đỗi 2. Trong trƣờng hợp mƣa lớn, cống thƣờng đƣợc mở để làm nhiệm vụ tiêu. Mức độ ngập lụt của phần diện tích này phụ thuộc vào khả năng tiêu của cống và mực nƣớc hạ lƣu đập.
Đoạn II: từ đập Nhất Đỗi 2 đến cửa Hà Lạn dài 17 km làm nhiệm vụ tiêu. Chế độ thủy văn của đoạn này phụ thuộc vào 2 yếu tố chính:
+Dao động tự nhiên của thủy triều vịnh Bắc Bộ với chế độ nhật triều. Do vậy, mực nƣớc trên toàn đoạn sông hoàn toàn bị chế độ triều chi phối cùng với xâm nhập của mặn.
+Chịu tác động của dòng chảy lũ do tác động xả lũ của sông Sò qua cống Nhất Đỗi 2 và qua các cống xả dọc ven sông hạ lƣu nhƣ cống Thanh Quan, Nam Điền, Thức Hoá...
Do vậy, đoạn sông này có diễn biến lòng sông khá phức tạp vừa chịu tác động của thủy triều vừa chịu tác động dòng chảy lũ. Hiện tại, đoạn sông này đƣợc hệ thống đê bảo vệ với cao trình chủ yếu để chống xâm nhập mặn.
Hệ thống thủy nông lƣu vực sông Sò tiếp với sông Hồng ở phía Bắc, sông Ninh Cơ ở phía Tây và Tây Nam, vịnh Bắc Bộ ở phía Đông và Đông Nam.
Ngoài ra sông Sò chảy qua trung tâm huyện tạo thành các trục tƣới tiêu nƣớc chính tự nhiên bao bọc khép kín lƣu vực. Các trục này đều ít nhiều chịu ảnh hƣởng của chế độ thủy triều biển Đông.
Nguồn nƣớc tƣới chính của hệ thống là sông Hồng và sông Ninh Cơ. Đây là hai con sông có nguồn nƣớc tƣới rất dồi dào và thuận lợi đồng thời là nguồn phù sa vô tận bổ sung dinh dƣỡng cho đồng ruộng (về mùa lũ hàm lƣợng chất lơ lửng từ 1,3 kg/m3 đến 3,6 kg/m3).