b) Phương pháp giải của mô hình khuếch tán
2.3. Nhận xét chung về kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình cho hệ thống
thống sông Hồng – Thái Bình và hệ thống sông Sò
Kết quả kiểm định bộ thông số của mô hình cho một số nhận xét sau:
Đối với mô đun thủy lực kết quả kiểm định mô hình khá tốt với chỉ số Nash dao động từ 0.8-0.9%. Tại những trạm thủy văn dùng để so sánh mực nƣớc, đƣờng quá trình giữa tính toán và thực đo khá phù hợp với chỉ số Nash dao động từ 0.7-0.8%. Từ kết quả kiểm định mô hình cho thấy, sai số giữa mực nƣớc thực đo và tính toán tại các trạm trong thời kỳ mô phỏng hoàn toàn chấp nhận đƣợc.
Việc kiểm định mô đun khuếch tán cho kết quả sai số độ mặn lớn nhất tại một số trạm nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, tại trạm Cửa Cấm trên sông Cấm con mặn tuy đã bắt đƣợc xu thế và thời gian xuất hiện đỉnh nhƣng sai số về đỉnh còn khá lớn, còn tại trạm Đông Xuyên trên sông Thái Bình, tuy sai số về đỉnh mặn không lớn nhƣng lại không bắt đƣợc xu thế và thời gian xuất hiện đỉnh.
Đối với lƣu vực sông Sò, do thiếu số liệu quan trắc độ mặn nên việc kiểm định mô hình còn hạn chế. Tuy nhiên, hệ thống sông Sò thuộc hệ thống sông Hồng – Thái Bình và chịu tác động chi phối trực tiếp của hệ thống sông chính nên việc áp dụng các thông số đã hiệu chỉnh và kiểm định cho mạng sông chính có kết quả phù hợp nên có thể áp dụng cho lƣu vực sông nhánh khác trong cùng hệ thống.
Nhƣ vậy có thể thấy việc kiểm định mô hình tính toán truyền mặn nhìn chung đã đạt kết quả khá tốt trên hầu hết các con sông.
Kết luận chung:
Bộ thông số của mô hình cho hệ thống sông Hồng – Thái Bình đã đƣợc hiệu chỉnh và kiểm nghiệm bằng số liệu thực đo của hai thời kỳ là tháng 1/2006 và tháng 1/2007. Qua đó cho một số kết luận nhƣ sau:
- Mô hình đã mô phỏng tốt cho mùa cạn của hệ thống sông Hồng - Thái Bình thông qua kết quả đánh giá sai số nhìn chung đạt kết quả tốt.
- Quá trình triều và mặn xảy ra đồng pha, đỉnh mặn xuất hiện trùng với đỉnh triều, thời gian xuất hiện đỉnh mặn giữa tính toán và thực đo lệch 1-2 giờ.
Sai số tính toán và thực đo không tốt cho sông Thái Bình và các sông khác có thể do một số nguyên nhân chính sau:
- Sai số khi thực hiện các phép trung bình hoá trong mô phỏng đoạn sông và mặt cắt tự nhiên,
- Sai số do tính không đồng bộ về thời gian về số liệu địa hình.
- Tác động của độ mặn khi xâm nhập sâu sẽ bị nhiều tác động chi phối bổ sung trên đƣờng đi nhƣ tác động lấy nƣớc và xả nƣớc, tác động giao thông thủy và diễn biến của địa hình mặt cắt sông. Tác động ngày càng tăng cƣờng của chế độ dòng chảy từ thƣợng lƣu về, tạo ra chế độ trộn lẫn phức tạp giữa nƣớc sông và nƣớc biến do thủy triều đƣa vào.
- Độ mặn tính toán theo mô hình là độ mặn trung bình trên toàn mặt cắt trong khi độ mặn thực đo chỉ tại một vị trí (gần giữa sông) tính theo trung bình trên một thủy trực. Nhƣ vậy sẽ dẫn đến sai số khách quan xuất hiện ngay cả khi kết quả tính toán có mức tin cậy cao. Sai số này càng lớn khi mức độ xâm nhập triều yếu tạo ra dạng đƣờng bao hình nêm vào cửa sông.
Về nguyên tắc, chọn vị trí càng nhiều càng có điều kiện kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình. Tuy nhiên do thời gian thực hiện luận văn chỉ trong thời gian ngắn, đồng thời số liệu thu thập để kiểm định và thẩm tra rất lớn nên chỉ chọn các vị trí điển hình cho các sông và tại các vị trí có yêu cầu dự báo. Kết quả tính toán kiểm tra cho thấy, mặc dù mức độ phù hợp cho từng vị trí có khác nhau nhƣng mức độ phù hợp ở tất cả các vị trí đƣợc chọn đều ở giới hạn cho phép.
Mặc dù còn những sai khác giữa tính toán và thực đo nhƣng sự phù hợp một cách tƣơng đối giữa đƣờng quá trình mực nƣớc, lƣu lƣợng, độ mặn tính toán và thực đo cho các mùa cạn thực đo năm 2006 và 2007.
Với kết quả mô phỏng đạt mức tin cậy trong bài toán thủy lực, xâm nhập mặn, với bộ thông số đƣợc đánh giá tốt cho hầu hết các sông thì mô hình MIKE 11 đƣợc tính toán tạo biên vào cho bài toán tính toán xâm nhập mặn cho các kịch bản SLR để phục vụ bài toán xâm nhập mặn tại lƣu vực sông Sò tỉnh Nam Định.
CHƢƠNG 3
XÂY DỰNG KỊCH BẢN XÂM NHẬP MẶN LƢU VỰC SÔNG SÒ DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA NƢỚC BIỂN DÂNG SLR VÀ ĐỀ XUẤT LẤY NƢỚC TƢỚI PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP