IV. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại huyện Quế Phong
2. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.3. Cơ sở hạ tầng
a. Giao thông.
Diện tích đất giao thông hiện trạng năm 2015 là 711,83 ha. Hệ thống các công trình giao thông trên địa bàn huyện bao gồm những tuyến chính sau:
- Quốc lộ 48A là tuyến đường bộ quan trọng của huyện Quế Phong, chạy dọc từ xã Tiền Phong đến cửa khẩu Thông Thụ có chiều dài khoảng 53 Km, đi qua trung tâm 3 xã (Tiền Phong, Đồng Văn, Thông Thụ) đây là tuyến đường huyết mạch quan trọng trong việc trao đổi mua, bán hàng hoá của huyện với nước bạn Lào.
- Quốc lộ 16 nối từ quốc lộ 48A đi qua các xã Tiền Phong, thị trấn Kim Sơn, xã Mường Nọc, xã Châu Kim, xã Châu Thôn, xã Tri Lễ và đấu nối với đường Tây Nghệ An đi huyện Tương Dương.
- Các trục đường vào các xã đã được nhựa hóa nhưng nhiều nơi đã xuống cấp, hư hỏng. Trong giai đoạn tới cần nâng cấp, mở rộng đế đáp ứng nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế.
b. Thủy lợi.
Theo số liệu năm 2017, diện tích đất thuỷ lợi của huyện có 104,62 ha. Hệ thống kênh mương phần lớn chưa được đầu tư kiên cố hóa (trừ tuyến mương cấp 1,2 thuộc hệ thống thủy lợi Nậm Giải - Mương Cuồng và một số đoạn kênh dẫn nước từ đập đến vùng tưới, hệ thống kênh mương nội đồng không đáng kể).
Được sự quan tâm của các cấp, trong những năm qua thông qua chương trình định canh định cư, chương trình 135… Quế Phong có điều kiện xây dựng
nhiều hồ đập nhỏ, nhiều công trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Đã góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tăng diện tích canh tác và năng suất cây trồng, giảm đáng kể việc phá rừng làm nương rẫy ở các xã vùng cao, đặc biệt cây lúa nước được đưa vào sản xuất đại trà ở hầu hết các xã trong huyện.
2.4. Về sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp và công tác xây dựng nông thôn mới.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn bình quân giai đoạn 2013-2017 đạt 17,83%/năm, trong đó tốc độ tăng trưởng do huyện quản lý đạt 7,74%/năm; Thu nhập bình quân đầu người (giá hiện hành) tăng từ 10,38 triệu đồng năm 2013 lên 19,4 triệu đồng năm 2017; cơ cấu kinh tế ngành tiếp tục chuyển dịch tích cực, đúng định hướng. Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá, giai đoạn 2010-2015 đạt trên 2.400 tỷ đồng, đạt chỉ tiêu Đại hội đề ra.
Nông, lâm, ngư nghiệp có bước phát triển khá, hình thành các sản phẩm mũi nhọn, cây - con đặc sản có giá trị kinh tế cao. Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh 2013) toàn ngành thực hiện đến năm 2017 (do huyện quản lý) đạt 431,6 tỷ đồng; cơ cấu nội ngành dịch chuyển tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần, ngành lâm nghiệp và thuỷ sản dần phát huy được tiềm năng, thế mạnh.
Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt trên 7.880 ha. Song song với việc đầu tư tăng năng suất, huyện đã chú trọng đầu tư đến giống lúa chất lượng cao như giống Japonica, dần hình thành vùng chuyên canh và xây dựng thương hiệu Gạo thơm Mường Nọc, từng bước nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích. Cơ cấu cây trồng đã được bố trí hợp lý hơn trước, trong đó những cây được xác định là cây làm giàu cho người dân như chanh leo, mía nguyên liệu và một số cây ngắn ngày khác như ngô, đậu, lạc,… đã góp phần tăng thu nhập cho người dân. Cây dược liệu, cây có giá trị kinh tế cao đang được quan tâm bảo tồn, phát triển và khai thác tiềm năng thế mạnh đặc thù của từng vùng đất như: bobo, mạc cà, cây chè hoa vàng, nhân trần, đào Mông,….
Chăn nuôi được xác định là lợi thế của huyện, việc đầu tư phát triển tổng đàn được đẩy mạnh theo các chương trình, dự án; việc quy hoạch vùng chăn thả, nhân rộng chăn nuôi có quản lý và đầu tư thức ăn, phòng chống dịch bệnh được quan tâm
chỉ đạo thực hiện; đàn vịt bầu đã được đầu tư khôi phục và phát triển; đầu tư con giống từ các chương trình dự án và công tác thú y được chú trọng, không để xảy ra dịch bệnh. Nhờ đó, tổng đàn, xuất bán, giết thịt đều tăng trưởng khá.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 228 ha, trong đó nuôi trồng thuỷ sản lồng bè trên mặt hồ thuỷ điện, sống suối, các loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao đang được quan tâm đầu tư, hỗ trợ; sản lượng tăng nhanh, bình quân đạt 7,1%, năm 2015 đạt 495 tấn các loại.
Lĩnh vực lâm nghiệp tăng trưởng khá, giá trị sản xuất tăng bình quân 18,5%/năm. Việc lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư theo Quyết định 147/TTg, Chương trình 30a, trồng rừng thay thế nương rẫy, quỹ dịch vụ môi trường rừng và đầu tư trồng rừng từ vốn hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, đã tổ chức trồng được 3.306 ha rừng tập trung, 108 ha rừng phân tán; tổ chức bảo vệ 141.211 ha, khoanh nuôi 11.103 ha, chăm sóc 3.556 ha, góp phần nâng cao chất lượng rừng, đảm bảo ổn định độ che phủ ở mức 76,7%; không xảy ra cháy rừng. Khai thác, chế biến lâm sản phụ như nứa, lùng, măng tươi, cây dược liệu... hàng năm tăng cao.
Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới được quan tâm thực hiện và đạt một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Tổ chức thực hiện tốt các chính sách về ổn định đời sống và sản xuất, giải quyết có hiệu quả vấn đề ăn, ở, học hành, chữa bệnh và hưởng thụ văn hoá cho nhân dân. Ổn định đời sống sinh hoạt và sản xuất cho các khu, điểm tái định cư Thủy điện Hủa Na và các khu dân cư theo Quyết định 193/TTg; quy hoạch dân cư biên giới theo Quyết định 160/TTg; dự án di dân ra khỏi vùng lũ quét; thực hiện tốt giải phóng mặt bằng và tái định cư các công trình xây dựng trên địa bàn.
Mô hình kinh tế trang trại nông, lâm, thuỷ sản kết hợp tăng nhanh theo từng năm. Đến nay toàn huyện có 162 trang trại, trong đó có 87 trang trại cho thu nhập bình quân mỗi năm từ 35-40 triệu đồng/trang trại; 7 trang trại có doanh thu từ 500 triệu đồng/năm (đạt tiêu chuẩn theo Thông tư 27), trong đó có 02 trang trại có doanh thu đạt 1,5-2 tỷ đồng/năm; số hợp tác xã trên địa bàn hiện có 20 đơn vị, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
2.5. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN, TTCN), đầu tư xây dựng chuyển biến rõ nét; tổng giá trị sản xuất đến năm 2017 (do huyện quản lý) đạt 436,57 tỷ đồng (giá so sánh 2012), góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho người lao động; các sản phẩm TTCN ngày càng đa dạng, phong phú. Trên địa bàn có 10 nhà máy thủy điện được xây dựng, đã hoàn thành và phát điện 04 nhà máy với tổng công suất 215 MW.
2.6. Thƣơng mại, dịch vụ.
Lĩnh vực dịch vụ tiếp tục phát triển, tổng giá trị sản xuất đến năm 2017 (do huyện quản lý) đạt 251,6 tỷ đồng (giá so sánh 2012); hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng, vận tải và bưu chính viễn thông, Internet tăng khá nhanh và kinh doanh có hiệu quả cao. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 165,4 tỷ đồng năm 2015; các cơ sở kinh doanh cá thể liên tục tăng, đến đầu năm 2015 có 789 cơ sở kinh doanh cá thể trong tổng số 861 cơ sở kinh doanh trên toàn huyện. Đến nay tất cả các xã, thị trấn đã được sử dụng được điện thoại cố định, di động; 153/194 thôn bản của 14/14 xã, thị trấn được sử dụng điện lưới quốc gia, đưa tỷ lệ hộ dân được dùng điện lưới lên 80,13%. Số hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 75%.
3.Thực trạng về văn hoá - xã hội.
3.1. Văn hoá, thông tin, thể thao.
Công tác tuyên truyền các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị trên địa bàn được thực hiện tốt, chuyển tải và cung cấp kịp thời thông tin về các hoạt động, sự kiện trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt đã phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức thành công chương trình Sắc xuân miền Tây Nghệ An năm 2018 và công bố di sản văn hoá phi vật thể quốc gia Lễ Xăng Khan. Tổ chức thành công Lễ hội Đền chín gian năm 2018 gắn với kỷ niệm 55 năm thành lập huyện (19/4/1963 - 19/4/2018), đã thu hút hơn 5.000 lượt khách trong và ngoài tỉnh về tham dự. Tăng cường tuyên truyền bảo vệ di tích lịch sử, ý nghĩa lễ hội, hướng dẫn nhân dân và du khách thực hiện nếp sống văn minh nơi thờ tự và lễ hội.
Tiếp tục thực hiện đồng bộ các hoạt động xúc tiến, đẩy mạnh phát triển du lịch như: tổ chức khảo sát quần thể Thác Bảy tầng để lập quy hoạch phát triển du lịch; phối hợp với các đơn vị xây dựng phóng sự quảng bá về danh lam thắng cảnh, văn hóa bản địa; xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch cho các cơ sở lưu trú trên địa bàn.
3.2. Công tác giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ.
Toàn ngành giáo dục đã tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ học kỳ II năm học 2017-2018 và khai giảng năm học mới 2018-2019 theo đúng thời gian, chất lượng dạy và học tiếp tục được nâng cao, thực hiện duy trì tốt sỹ số tại các cấp học, tiếp tục giữ vững phổ cập giáo dục tại các bậc học, công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh (Chín tháng năm 2018, thêm 02 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn lên 27 trường).
Cơ sở vật chất trường lớp học tiếp tục được quan tâm đầu tư. Tích cực huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học trên địa bàn. Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo khởi công xây dựng 30 phòng học kiên cố từ nguồn vốn TPCP; sửa chữa, nâng cấp 04 trường học từ nguồn ngân sách huyện với tổng mức đầu tư hơn 3.100 triệu đồng; xây dựng Nhà công vụ giáo viên điểm trường Pà Khốm – Trường Tiểu học Tri Lễ 1…
Các chương trình, phong trào giáo dục được tập trung thực hiện như phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học tại từng đơn vị trường góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại các bậc học; Tham gia các cuộc thi cấp tỉnh đạt được nhiều thành tích cao: 27 em đạt học sinh giỏi tỉnh cấp THCS, trong đó có 02 giải nhất, 05 giải nhì và 10 giải ba; đạt giải nhì cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học; đạt 01 giải nhất Hội khỏe phù Đổng; thi giáo viên giỏi cấp tỉnh ngành học mầm non đạt 6 người; tổ chức giao lưu "Em yêu tiếng Việt" cấp huyện đối với ngành học Tiểu học…
Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình hành động phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn huyện theo
Nghị quyết 06/NQ-TU; tiếp tục xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ.
3.3. Công tác y tế, dân số.
Các chương trình mục tiêu về y tế tiếp tục được thực hiện có hiệu quả, tiếp tục tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện. Công tác tiêm chủng đạt kết quả tốt, đảm bảo an toàn; chất lượng khám, chữa bệnh tại bệnh viện và các trạm y tế xã ngày càng được nâng cao, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. Đảm bảo đủ thuốc men, hóa chất để cấp cứu, khám, điều trị cho bệnh nhân; hoạt động kinh doanh, quản lý dược được quản lý chặt chẽ. Công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các trạm y tế xã, thị trấn được mở rộng (đạt tỉ lệ 99,9%)
- Triển khai thực hiện Chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ đợt 1 năm 2018, phát đông Chiến dịch tăng cường cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ huyện Quế Phong. Tăng cường tuyên truyền phổ biến về các chủ trương, chính sách dân số của Trung ương, tỉnh và huyện, tổ chức tuyên truyền tại các xã có tỷ lệ sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn cao trong năm 2018.
3.4. Công tác lao động, việc làm, chính sách xã hội.
Công tác giải quyết việc làm tiếp tục đạt kết quả tích cực, an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng; tiếp tục chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo
- Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm tiếp tục được quan tâm chỉ đạo: tích cực phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng, tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn; tăng cường thực hiện và đưa thông tin về chính sách xuất khẩu lao động đối với người lao động thuộc các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số, hộ chính sách người có công khi tham gia xuất khẩu lao động có thời hạn theo hợp đồng lao động
- Thực hiện chính sách người có công, đã giải quyết chế độ cho các đối tượng chính sách theo đúng quy định, tổ chức chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp ưu đãi thường xuyên cho 256 đối tượng người có công. Tổ chức kiểm tra, rà soát và phân bổ 18.360 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công trên địa bàn huyện.
Công tác bảo trợ xã hội và chăm sóc trẻ em tiếp tục được thực hiện tốt; đã thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng cho 2.902 đối tượng bảo trợ xã hội, kinh phí chi trả trong 9 tháng là 10.845 triệu đồng; số đối tượng tăng mới là 225 người, số đối tượng giảm do từ trần và lý do khác là 169 người, cấp 480,165 tấn gạo cứu đói cho 7.066 hộ với 32.011 nhân khẩu. Phê duyệt danh sách 148 hộ gia đình thuộc đối tượng cho vay vốn để làm ở theo Quyết định số 33/QĐ-TTg với tổng mức vốn vay là 3,7 tỷ đồng.
- Tổng số người nghiện trên địa bàn là 520 người (giảm 11,5% so với cùng kỳ 2017), đã hoàn thiện hồ sơ đưa 77 người vào cơ sở cai nghiện tập trung tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội huyện). Tỷ lệ người nghiện có hồ sơ được quản lý đạt 90%.
- Tiếp tục tập trung thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc, các chương trình, dự án triển khai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc;
4. Thực trạng rừng và quản lý rừng tại huyện Quế Phong.
Quế Phong là một huyện miền núi, biên giới vùng cao ở phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh gần 180 km. Diện tích tự nhiên 189.086 ha trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp, chiếm 78,86% tổng diện tích tự nhiên, dân số gần 68 nghìn người, có 5 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn, trong đó dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 94%. Huyện có 13 xã và 1 thị trấn, trong đó có 04 xã biên giới (Tri Lễ, Nậm Giải, Hạnh Dịch, Thông Thụ) với 73,31 km đường biên tiếp giáp với nước bạn Lào... Ở đây điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội, trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn chủ yếu dựa vào rừng. Là một phần của vùng dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An và là vùng đầu nguồn, lưu vực của 2 con sông lớn là sông Chu và sông Hiếu. Diện tích rừng này hết sức quan trọng đối với môi trường, kinh tế xã hội, văn hóa và an ninh quốc phòng.
Bảng 1.2: Hiện trạng rừng tại huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An
Đơn vị: ha
Phân loại rừng Tổng diện tích Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Sản xuất Đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp