Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý ion kim loại Cu2+ của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng xử lý kim loại trong nước bằng polyme sinh học (biopolymer) tách từ bùn thải sinh học (Trang 32 - 33)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý ion kim loại Cu2+ của

polymer ngoại bào

2.4.1. Đánh giá ảnh hưởng của pH

Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của pH tới hiệu quả xử lý ion kim loại Cu2+ của EPS được thực hiện trên thiết bị Jatest (SJ-10, Yhana). EPS sử dụng là EPS dạng thô.

Dung dịch nước thải chứa ion kim loại Cu2+ được chuẩn bị 6 cốc (100 mL) với nồng độ 250 mg/L do đa số nồng độ kim loại đồng tại các làng nghề dao động từ 150 mg/L đến 300 mg/L (Bảng 1.1). Dung dịch được khuấy với tốc độ 120 vòng/phút và được chỉnh pH về giá trị: 1; 2; 4; 6. Sau đó bổ sung EPS thô, dung dịch được khuấy 1 giờ với tốc độ khuấy được giảm về 60 vòng/phút. Kết thúc quá trình phản ứng, mẫu được để lắng 30 phút, phần nước trong sau đó được lấy để đo nồng độ ion kim loại Cu2+ còn lại sau phản ứng hấp phụ. Xác định bằng cách hút 10ml dung dịch Cu(II) sau khi lắng và 1ml thuốc thử Nitrozo- R- Sol. Tiến hành đo Abs so với mẫu trắng là 10 ml nước cất và 1ml thuốc thử. Dựa vào đường chuẩn ta xác định được nồng độ còn lại của Cu(II) sau quá trình hấp phụ. Dựa vào nồng độ ban đầu của Cu(II) ta tính được nồng độ của Cu(II) đã hấp phụ. Xác định pH tối ưu để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.

2.4.2. Đánh giá ảnh hưởng của thời gian phản ứng

Đánh giá ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến hiệu quả xử lý ion kim loại Cu2+ của EPS. Dung dịch nước thải chứa ion kim loại Cu2+ được chuẩn bị với nồng

độ 250 mg/L. Dung dịch được chỉnh về pH tối ưu. Bổ sung thêm EPS thô và tiến hành lắc trong máy lắc và lấy mẫu theo thời gian: 10 phút, 20 phút, 30 phút, 60 phút, 90 phút, 120 phút, 180 phút. Mẫu lấy ra theo thời gian được để lắng 30 phút, phần nước trong được lấy để xác định nồng độ ion kim loại Cu2+ còn lại. Xác định thời gian phản ứng tối ưu để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.

2.4.3. Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ EPS

Thí nghiệm được thực hiện trên thiết bị Jartest (SJ-10, Yhana). EPS được bổ sung vào các bình với thể tích từ 1,5 – 12 mL, khuấy với tốc độ 60 vòng/phút trong thời gian 2 giờ. Sau thời gian phản ứng, mẫu được để lắng trong thời gian 30 phút, phần nước trong được lấy để đo nồng độ kim loại Cu2+ còn lại sau phản ứng hấp phụ.

Hiệu quả xử lý kim loại Cu2+ được tính theo công thức sau:

0 1 x 0 100 C C ; H C   trong đó: H - Hiệu xuất xử lý (%);

C0 - Nồng độ ion kim loại Cu2+ trước phản ứng (mg/L); C1 - Nồng độ kim loại Cu2+ sau phản ứng (mg/L).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng xử lý kim loại trong nước bằng polyme sinh học (biopolymer) tách từ bùn thải sinh học (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)