Hiệu quả xử lý Cu2+ của EPS tách bằng các phương pháp khác nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng xử lý kim loại trong nước bằng polyme sinh học (biopolymer) tách từ bùn thải sinh học (Trang 45 - 47)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3. Hiệu quả xử lý Cu2+ của EPS tách bằng các phương pháp khác nhau

Hình 3.6. Thể hiện hiệu quả xử lý kim loại Cu2+của EPS thô và EPS tinh tách bằng

các phương pháp khác nhau

Từ trước đến nay, người ta vẫn coi phương pháp tách tốt nhất là phương pháp có hiệu suất tách EPS cao và ít gây ảnh hưởng tới tế bào vi sinh vật (hạn chế được quá trình phân hủy nội bào, được đánh giá qua hàm lượng axit nucleic có trong EPS). Tuy nhiên, ảnh hưởng của các phương pháp tách tới hiệu quả xử lý kim loại của EPS vẫn chưa được đề cập tới. Trong nội dung của phần này, ảnh hưởng của phương pháp tách tới hiệu suất xử lý Cu2+ của EPS được đánh giá chi tiết với cả EPS dạng thô và EPS dạng tinh.

Kết quả phân tích tại Hình 3.6 cho thấy hiệu quả xử lý kim loại Cu2+ bằng EPS tách được phụ thuộc vào phương pháp tách rất nhiều, dao động từ 21,1 mg Cu/g EPS (EPS tách bằng phương pháp ly tâm) đến 158,2 mg Cu/g EPS (EPS tách bằng phương pháp NaOH) đối với EPS dạng tinh, còn đối với EPS dạng thô dao động từ 116 mg Cu/g EPS ( EPS tách bằng phương pháp ly tâm) đến 513 mg Cu/g EPS (EPS tách bằng phương pháp NaOH).

Hiệu xuất xử lý của EPS dạng tinh được tách bằng tất cả các phương pháp đều cho kết quả dưới 10%, trong đó, hiệu quả lớn nhất đạt 9% và 8% lần lượt tương ứng với phương pháp NaOH và phương pháp HCHO + NaOH (giảm được tương ứng với 152,6 mg Cu/g EPS và 185,2 mg Cu/g EPS), các phương pháp còn lại đều cho kết quả thấp dưới 5% (không có khả năng xử lý kim loại Cu2+).

Đối với EPS dạng thô, hiệu quả xử lý kim loại Cu2+ đạt kết quả dưới 10% (phương pháp ly tâm, phương pháp nhiệt, phương pháp HCl và phương pháp EDTA), hiệu quả trên 10% (phương pháp H2SO4, phương pháp NaOH và phương pháp HCHO + NaOH). Trong đó, phương pháp cho hiệu quả xử lý cao gồm phương pháp NaOH và HCHO + NaOH lần lượt là 18% và 23% (tương đương giảm được 406,0 mg Cu/g EPS và 513,6 mg Cu/g EPS).

Kết quả tại Hình 3.6 cho thấy EPS dạng thô cho hiệu suất xử lý cao hơn so với EPS dạng tinh. Nguyên nhân có thể là do quá trình kết tủa EPS bằng ethanol lạnh chưa triệt để và do yếu tố pH ảnh hưởng tới hiệu suất kết tủa protein và polysaccharide. Protein và polysaccharide kết tủa trong ethanol với hiệu suất cao ở pH từ 5,6 – 6, pH của các phương pháp NaOH, NaOH kết hợp HCHO nằm trong khoảng 8-9 không nằm khoảng tối ưu nên hiệu suất kết tủa polysacharide, protein thấp. Muốn có EPS dạng tinh phải trải qua những công đoạn phức tạp và phải để trong khoảng thời gian dài nên có thể đã ảnh hưởng tới tế bào của vi sinh vật (xảy ra quá trình phân hủy nội bào). Do đó thành phần hóa học của EPS dạng tinh tách được có thể thấp hơn so với EPS dạng thô.

Kết quả thử nghiệm nêu trên cho thấy sau xử lý bằng hóa chất, EPS thô có thể được sử dụng trực tiếp để hấp phụ Cu2+. Đây cũng là một ưu điểm thuận lợi cho việc áp

dụng EPS để xử lý kim loại ở quy mô thực tế do EPS có thể được sử dụng trực tiếp không cần qua bước tinh sạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng xử lý kim loại trong nước bằng polyme sinh học (biopolymer) tách từ bùn thải sinh học (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)