lượng tương quan hai electron
Trước khi sử dụng thế Yukawa để khảo sát vai trò của tương tác Coulomb lên phổ động lượng tương quan hai electron ở hiện tượng NSDI, chúng tôi tiến hành phân tích phổ động lượng khi thay đổi thông số λ trong thế Yukawa:
2 1 2 2 1 2 1 ( )r exp r r b , r r b (2.3)
từ đó rút ra giá trị λ phù hợp để tiến hành khảo sát cho cả luận văn. Từ năng lượng ion
hóa electron thứ hai của nguyên tử heli Ip, chúng tôi tính được thế trọng động Up
3,17Up Ip, (2.4)
sau đó xác định được độ lớn cường độ điện trường cực đại E từ công thức (1.1).
Chuyển sang hệ đơn vị nguyên tử a.u
3
2, 742.10 ,
E I (2.5)
chúng tôi có cường độ ngưỡng I của nguyên tử heli ứng với bước sóng laser 800nm là
2,88.1014 W/cm2. Chúng tôi khảo sát ở một cường độ điển hình là cường độ mạnh trên
được là 10047 hiện tượng, số lượng đủ lớn để loại bỏ sai số thống kê. Ngay sau khi hai electron bị ion hoá, thế màn chắn Yukawa được đưa vào để giảm nhanh sự tương tác của hai electron khi bị ion hóa. Thông số λ được thay đổi từ 1,0 đến 10,0 để đánh giá vai trò của thông số này lên sự thay đổi của phổ động lượng. Phổ được mô phỏng ở hình 2.2. Ở hình 2.2a, cấu trúc chữ “V” thể hiện rõ khi chưa đưa thế Yukawa vào tương tác giữa hai electron. Từ hình 2.2b đến hình 2.2f, phổ động lượng thay đổi khi ta tăng dần thông số λ. Cấu trúc chữ “V” dần mất đi, các giá trị động lượng tụ về đường chéo chính càng nhiều khi λ tăng từ giá trị 1,0 đến giá trị 5,0. Tuy nhiên khi tiếp tục tăng λ lớn hơn nữa cụ thể là giá trị 6,0 (hình 2.2g) và giá trị 10,0 (hình 2.2h) thì phổ động lượng tương quan hai electron không có sự thay đổi nhiều so với phổ ứng với giá trị λ = 5,0. Điều đó cho thấy giá trị λ = 5,0 là hoàn toàn phù hợp để khảo sát vai trò của thế Coulomb trong sự tương quan động lượng giữa hai electron. Giá trị này cũng hoàn toàn phù hợp với sự lựa chọn trong các nghiên cứu trước đây về vai trò của lực đẩy Coulomb trong hiện tượng NSDI [16], [34], [39]. Khi thông số λ đã đủ lớn để đưa tương tác giữa hai electron về không thì dù ta có tăng hơn nữa, phổ động lượng sau cùng cũng không thay đổi đáng kể. Như vậy ta không cần phải khảo sát nhiều giá trị λ để thấy được vai trò của thế Coulomb mà chỉ cần sử dụng một giá trị giúp ta thấy rõ nhất sự thay đổi trong phổ mô phỏng. Trong các tính toán tiếp theo, chúng tôi đều sử dụng thế Yukawa với hệ số λ = 5,0.
Hình 2.2. CTEMD ứng với các trường hợp: λ = 0,1,2,3,4,5,6,10. (a) (b) (c) (d) (f) (e) (g) (h)