tục của nguyên tử heli
Chúng tôi sẽ khảo sát hiện tượng NSDI trong luận văn này theo bốn cơ chế dựa
trên năng lượng sau va chạm của electron tái va chạm (er) và electron liên kết (eb) sau
khi quá trình tái va chạm xảy ra. Cơ chế thứ nhất là cơ chế ion hóa trực tiếp (e, 2e)
trong đó er > 0 và eb > 0. Trường hợp này electron thứ nhất bị ion hóa quay trở lại kích thích trực tiếp electron thứ hai bứt ra vùng năng lượng liên tục thông qua sự tái va
chạm với ion mẹ. Cơ chế thứ hai là cơ chế ion hóa hoãn (er > 0, eb < 0) tức là sau khi
electron thứ nhất quay trở lại tái va chạm với ion mẹ, electron liên kết bị nhảy lên trạng thái kích thích và sau một khoảng thời gian mới bị ion hóa. Cơ chế thứ ba là cơ chế ion hóa hoãn chuyển đổi trạng thái (er < 0, eb > 0) được hiểu là sau khi tái va chạm, hai electron có sự chuyển đổi trạng thái cho nhau, electron tái va chạm bị ion mẹ bắt lại ở trạng thái kích thích còn electron liên kết nhận đủ năng lượng từ sự va chạm nên bứt ra vùng năng lượng liên tục. Cơ chế cuối cùng là cơ chế ion hóa từ trạng
thái kích thích kép (er < 0, eb < 0) xảy ra khi electron tái va chạm không có đủ năng
lượng để ion hóa trực tiếp electron liên kết, electron này bị ion mẹ bắt lại và cùng tồn tại ở trạng thái kích thích với electron liên kết, sau một khoảng thời gian cả hai sẽ bị ion hóa bởi trường laser. Cơ chế này gọi là cơ chế RDESI (sự ion hóa xảy ra sau một khoảng thời gian hoãn từ trạng thái kích thích kép). Để thấy rõ hơn cơ chế ion hóa của hai electron ứng với từng trường hợp khảo sát, chúng tôi đã mô phỏng năng lượng của
hai electron trong suốt quá trình tương tác với trường laser ứng với cường độ 3,5.1014
W/cm2 ở hình 2.3 làm ví dụ minh họa. Ở hình 2.3a, khi electron thứ nhất quay trở lại
tái va chạm với ion mẹ, electron này đủ năng lượng để ion hóa trực tiếp electron liên kết. Cả hai electron bị ion hóa gần như đồng thời. Trường hợp hình 2.3b và 2.3c ta nhận thấy giữa thời điểm ion hóa của electron tái va chạm và electron liên kết luôn tồn tại một khoảng thời gian hoãn nhất định. Ở hình 2.3b, electron tái va chạm bị ion hóa trước, sau đó electron liên kết trong ion mẹ mới bị ion hóa còn ở hình 2.3c thì electron liên kết bị ion hóa trước, electron tái va chạm bị bắt lại và ion hóa sau. Trường hợp cuối (hình 2.3d) cho thấy ngay sau thời điểm tái va chạm, năng lượng electron tái va
không đủ lớn nên bị ion mẹ bắt lại và cùng với electron liên kết tạo nên trạng thái kích thích kép. Sau đó cả hai electron bị ion hóa cùng lúc từ trạng thái kích thích kép.
Hình 2.3. Năng lượng của hai electron trong suốt quá trình tương tác với laser ứng với bốn cơ chế khảo sát: