Thủy triều và xâm nhập mặn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng mô hình MIKE 11 tính toán xâm nhập mặn hạ lưu sông cả dưới tác động của biến đổi khí hậu (Trang 41 - 44)

a. Thủy triều

Trong năm ở những trạm vùng cửa sông như Bến Thủy, Cửa Hội mực nước triều lớn nhất trung bình hàng năm đạt trị số cao nhất vào tháng X và thấp nhất vào tháng III. Tháng XI có mực nước cao nhất trung bình nhiều năm cao hơn mực nước cao nhất trung bình của tháng IX do ảnh hưởng của thu triều chiếm ưu thế hơn ảnh hưởng của lũ.

Càng đi sâu vào đất liền do bị ảnh hưởng mạnh của lũ nên mực nước triều lớn nhất trung bình của tháng IX có xu hướng cao hơn mực nước triều trung bình lớn nhất của tháng XI. Đặc trưng mực nước triều trung bình của các tháng tại Bến Thủy và Cửa Hội cho thấy mực nước triều trung bình tháng từ tháng 1 tới tháng VIII đều thấp hơn mực nước triều bình quân năm.

Mực nước triều trung bình của tháng VII đạt trị số thấp nhất. Càng đi sâu vào nội địa, ảnh hưởng của nguồn nước mùa kiệt càng thể hiện rõ rệt nên mực nước triều trung bình tháng nhỏ nhất thường xuất hiện vào tháng IV. Mực nước nhỏ nhất trung bình hàng năm thường xảy ra vào tháng VII ở các trạm Cửa Hội và Bến Thu .

Về mùa kiệt, mực nước thu triều tại Cửa Hội quan trắc được với Hmax = 2,39 m ngày 22/XII/1968 với biên độ triều cao nhất đạt 3,27 m. Càng vào sâu trong nội địa biên độ triều càng giảm. Tại Linh Cảm cách Cửa Hội 48 km biên độ triều về mùa cạn dao động 1 - 1,2 m, tại Nam Đàn cách Cửa Hội 58 km, biên độ triều về mùa cạn dao động 0,2 - 0,25 m.

Bảng 1-9: Mực nước triều lớn nhất trung bình tháng

Đơn vị: cm

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Cửa Hội 130 112 104 114 123 121 122 130 145 161 153 150 177

Bảng 1-10: Mực nước triều nhỏ nhất trung bình tháng

Đơn vị: cm

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Cửa Hội -129 -123 -114 -128 -130 -136 -135 -124 -103 -93 -104 -122 -145

Bến Thủy -110 -107 -104 -111 -112 -113 -115 -102 -64 -54 -78 -103 -127

Bảng 1-11: Mực nước triều trung bình tháng

Đơn vị: cm

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Cửa Hội 9.9 6.1 3.6 1.7 1.4 1.6 0.9 8.6 29.4 40.0 31.6 18.0 13.0

Bến Thủy 19.2 14.8 13.7 11.1 13.1 17.0 21.3 35.0 81.5 95.8 52.5 30.1 33.0

Mực nước lớn nhất: Tại Cửa Hội mực nước triều lớn nhất đạt trị số cao nhất cao hơn mực nước triều lớn nhất đạt trị số nhỏ nhất là 0,83 m. Chênh lệch trị số mực nước triều nhỏ nhất đạt trị số cao nhất so với mực nước triều nhỏ nhất đạt thấp nhất trong nhiều năm tại Cửa Hội là 0,59 m.

Nhưng xét chênh lệch mực nước này ở các tháng trong năm thì có sự khác nhau với đặc trưng mực nước triều lớn nhất thì biên độ dao động tối đa là 0,83 m. Với đặc trưng triều trung bình thì biên độ biến đổi hàng năm vào các tháng tối đa là 0,32 m. Với đặc trưng triều nhỏ nhất thì biên độ biến đổi tối đa là 0,65m.

Bảng 1-12: Chênh lệch mực nước lớn nhất của các đặc trưng mực nước triều trong nhiều năm tại Cửa Hội (cm)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Max 21 22 13 31 43 33 79 51 50 83 22 69

Trung bình 15 19 21 15 28 16 20 15 20 21 26 32

b. Xâm nhập mặn hạ lưu sông Cả

Ở vùng hạ du sông Cả nhất là vùng cửa sông do ảnh hưởng của thu triều mặn đã xâm nhập khá sâu vào vùng nội địa. Những tháng về mùa khô khi mà nguồn nước ngọt rất nhỏ, nước mặn ảnh hưởng tới Chợ Tràng cách cửa biển là 32 km với độ mặn trung bình mặt cắt từ 1 - 1,5‰. Những tháng có nguồn nước mặn rất nhỏ mặn có thể xâm nhập sâu hơn quá Chợ Tràng trên dòng chính sông Cả và qua Trung Lương tới Đức Xá trên một phần nhánh của sông La chảy vào sông Lam.

Diễn biến xâm nhập mặn ở vùng hạ du phụ thuộc vào thu triều và lưu lượng ở thượng nguồn chảy về: Trên sông Cả tại dòng chính, kiệt tháng thường xảy ra vào tháng III hoặc tháng IV nhưng trên sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu thuộc hệ thống sông La. Lưu lượng kiệt tháng thường xuất hiện không đồng bộ với dòng chính sông Cả.

Quy luật thủy triều dẫn đến hiện tượng nước biển xâm nhập qua các cửa sông, tiến sâu vào trong đất liền và kèm theo đó là nước có độ mặn cao gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Các thống kê trước đây (theo Nguyễn Văn Cung và cộng sự, 1981) [5] đã chỉ ra rằng năng suất lúa s giảm khi độ mặn nước tưới nội đồng tăng. Ví dụ khi độ mặn là 0,5‰ thì năng suất lúa s chỉ còn 94%, khi độ mặn là 1,0‰, 2,0‰ và 5,0‰ thì năng suất lúa chỉ đạt tương ứng là 88%, 60,1% và 50%. Đặc biệt khi độ mặn tăng đến 15‰ thì cả lúa và mạ đều chết.

Ngoài ra độ mặn còn ảnh hưởng đến tính chất lý hoá của nước như trọng lượng riêng, độ dẫn điện, độ truyền âm, độ hoà tan các chất khí và nguy cơ tồn vong của hệ sinh thái nước ngọt. Do đó, việc đánh giá xâm nhập mặn là hết sức quan trọng, liên quan mật thiết đến điều kiện phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt. Vào năm 2000, phong trào nuôi tôm sú nước lợ bắt đầu phát triển nhanh và mạnh (tốc độ tăng diện tích trung bình 25% năm giai đoạn 2000-2007) tại địa bàn tỉnh Quảng Trị, và lan nhanh ra các tỉnh lân cận trong đó có vùng Cửa Hội (Nghệ An - Hà T nh). Lợi nhuận thu được từ nuôi tôm nước mặn, lợ lớn hơn

mặn lợ đã phát triển hơn 800 ha. Thu nhập từ nuôi tôm có thể lên đến 100 triệu/ha nếu tôm không bị nhiễm bệnh và phát triển tốt.

Tuy nhiên độ mặn thích hợp nhất cho tôm sú phát triển từ 15 - 25‰ nên việc xác định thời điểm lấy nước và thay nước cho ao nuôi khi nước sông có độ mặn phù hợp cũng là một yêu cầu cần thiết, đặc biệt là khi các vùng nuôi vẫn lấy nước trực tiếp từ sông, không qua bể trữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng mô hình MIKE 11 tính toán xâm nhập mặn hạ lưu sông cả dưới tác động của biến đổi khí hậu (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)