Tình hình nghiên cứu về hydroxyapatit trong nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng xử lý một số ion kim loại nặng cu2, pb2 và cd2 bằng hạt hấp phụ hydroxyapatit (Trang 30 - 32)

Ở nƣớc ta, đã có một số công trình nghiên cứu về HAp và các hợp chất tổng hợp trên cơ sở HAp nhƣ HAp pha tạp (M-HAp) và nanocomposit HAp/polyme. Tuy nhiên, các kết quả mới chỉ dừng lại ở việc tìm cách tổng hợp các dạng khác nhau của HAp và M-HAp bằng các phƣơng pháp khác nhau. Các nghiên cứu ứng dụng HAp, M-HAp và nanocomposit HAp/polyme trong y-sinh, dƣợc học còn rất hạn chế [6],[10]:

Trong lĩnh vực y sinh

Luận án tiến sĩ của Vũ Duy Hiển đã tổng hợp thành công vật liệu HAp đơn pha dạng khối xốp bằng phƣơng pháp thủy nhiệt trực tiếp từ khung xƣơng mai mực. Gốm xốp nhận đƣợc sau khi thiêu kết vẫn giữ đƣợc cấu trúc xốp tự nhiên của mai mực ban đầu. Những thử nghiệm trong dung dịch mô phỏng cơ thể ngƣời đã khẳng định mẫu gốm xốp HAp có tính tƣơng thích sinh học, trong môi trƣờng này mẫu gốm xốp không phản ứng hóa học tạo ra các pha lạ, không bị phá hủy, bền hóa học và trọng lƣợng của các mẫu tăng. Các tinh thể HAp kết tinh và phát triển đồng đều trong toàn bộ khối xốp, đặc biệt đối với mẫu gốm thu đƣợc từ khung xƣơng san hô và mai mực có tốc độ kết tinh tốt hơn [6].

Nhóm nghiên cứu của TS. Đào Quốc Hƣơng, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thực hiện một số đề tài nghiên cứu tổng hợp HAp dạng bột, những kết quả ban đầu đã mở ra triển vọng ứng dụng bột HAp làm

nguyên liệu trong việc bào chế thuốc chống loãng xƣơng và HAp dạng gốm xốp với mục đích dùng làm vật liệu nối xƣơng trong phẫu thuật chỉnh hình. Tuy nhiên cho đến nay, kết quả thu đƣợc còn hạn chế và chỉ có vài công bố về vấn đề này [2],[11].

Từ năm 2011, nhóm nghiên cứu của PGS. TS. Đinh Thị Mai Thanh - Viện Kỹ thuật Nhiệt đới - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thực hiện một số đề tài nghiên cứu tổng hợp màng HAp trên nền TKG304, TKG316L và

TiN/TKG316L bằng phƣơng pháp kết tủa điện hóa trong dung dịch chứa muối Ca2+

và H2PO4-. Kết quả đã lựa chọn đƣợc điều kiện thích hợp để tổng hợp màng HAp và

HAp tổng hợp có cấu trúc tinh thể, đơn pha dạng cầu, que và xƣơng rồng. Bên cạnh đó, sự tƣơng thích của vật liệu phủ màng HAp đƣợc thử nghiệm trong dung dịch mô phỏng dịch cơ thể ngƣời (SBF). Kết quả thử nghiệm trong SBF cho thấy màng HAp tổng hợp có khả năng che chắn bảo vệ cho vật liệu nền, đồng thời màng apatit hình thành dạng tinh thể, đơn pha, cấu trúc xƣơng rồng [8-10].

Trong lĩnh vực môi trường

Phƣơng pháp hấp phụ hiện nay đang đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt, trong một số năm gần đây những vật liệu hấp phụ có nguồn gốc tự nhiên nhƣ laterit, bazan, đất bùn đỏ, zeolit, bentonit, kaolin, apatit, …, các polyme tự nhiên: chitin, chitosan, tinh bột, … và các vật liệu tái chế từ phụ phẩm nông nghiệp không những đƣợc các nhà khoa học Việt Nam mà trên thế giới hết sức quan tâm do có ƣu điểm: chi phí thấp, hiệu quả hấp phụ cao, thân thiện với môi trƣờng.

Nhóm nghiên cứu của PGS. TS. Đinh Thị Mai Thanh - Viện Kỹ thuật Nhiệt đới - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tổng hợp bột M-HAp kích thƣớc nano (với M: Al, Zn, Mg) bằng phƣơng pháp kết tủa hoá học để xử lý F- trong nƣớc [20-22]. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 3 loại bột M-HAp trên đều có

khả năng hấp phụ tốt ion F- và hấp phụ tốt hơn HAp với hiệu quả loại bỏ đƣợc trên

90%. Cụ thể khả năng hấp phụ ion F- của Zn-HAp, Mg-HAp và Al-HAp lần lƣợt là

Bên cạnh đó, nhóm cũng đã nghiên cứu tổng hợp bột HAp pha tạp Ba ứng dụng

trong xử lí một số kim loại nặng nhƣ Cd2+

, Cu2+, Pb2+ và bột nanocomposit

hydroxyapatit/chitosan bằng phƣơng pháp kết tủa hoá học ứng dụng xử lý F-

, Cu2+, Pb2+ [23].

Cho đến nay chƣa có công trình nào công bố về chế tạo hạt hấp phụ từ bột HAp tổng hợp cũng nhƣ ứng dụng vật liệu này để xử lý kim loại nặng trong nƣớc sinh hoạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng xử lý một số ion kim loại nặng cu2, pb2 và cd2 bằng hạt hấp phụ hydroxyapatit (Trang 30 - 32)