Chương 2 THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Hóa chất, thiết bị, phương pháp
2.1.1. Hóa chất
• Hạt silica gel cỡ hạt 40 - 60 µm dùng cho pha thường và hạt silica gel pha đảo Rp 18 cỡ hạt 30 - 50 àm, ht sephadex LH - 20.
ã SKLM được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DC - Alufolien F254 (Merck) dùng cho pha thường và Rp 18 F254s (Merck) cho pha đảo.
• Dung mơi dùng cho q trình thí nghiệm gồm: Hexane, CHCl3, EA, MeOH, EtOH, acetone, nước cất.
• Thuốc thử hiện hình các vết chất hữu cơ trên bản mỏng: dùng H2SO4 10% trong EtOH, FeCl3/EtOH.
2.1.2. Thiết bị
• Đèn UV tử ngoại cầm tay, bước sóng 254 nm và 365 nm hiệu UVITEC.
• Máy cơ quay chân khơng Buchi 111.
• Bếp cách thủy Julabo 461 Water Bath.
• Thiết bị gia nhiệt hồng ngoại, hiệu SCHOTT.
• Cột sắc kí đường kính từ 2 - 5.5 cm.
• Cân phân tích AND HR - 200.
• Tủ sấy Men Mert.
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu
2.1.3.1. Phương pháp phân lập các hợp chất
Sử dụng kỹ thuật SKC silica gel pha thường, pha đảo Rp18, sephadex LH - 20 kết hợp sắc ký lớp mỏng.
Phát hiện các hợp chất bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 365 nm hoặc dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 10% trong EtOH hay FeCl3/EtOH…
2.1.3.2. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học các hợp chất
Điểm nóng chảy được đo trên máy Electrothermal IA 9000 series, dùng mao quản khơng hiệu chỉnh của Phịng hố học các Hợp chất thiên nhiên, Viện cơng nghệ hóa học, số 1, Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP. HCM.
Phổ cộng hưởng từ nhân (NMR): 1H-NMR (500 MHz) và 13C-NMR (125 MHz) đo trên máy Bruker AM500 FT-NMR Spectrometer, phổ DEPT, phổ HMBC, phổ HSQC.
Phổ khối lượng phun mù điện tử ESI-MS đo tại Viện Hóa học, Viện Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam, số 18, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
2.2. THỰC NGHIỆM 2.2.1. Giới thiệu chung