Chương 2 THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. THỰC NGHIỆM
2.2.2. Quá trình phân lập các chất
2.2.2.1. Nguyên liệu
* Thu hái nguyên liệu
Mẫu lá cây Chùm ngây được thu hái tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai do công ty TNHH SX TM Hạnh Thông cung cấp, xác định tên khoa học tại Trung tâm Sâm và Dược liệu TPHCM.
* Xử lý mẫu nguyên liệu
Mẫu nguyên liệu được rửa sạch, loại bỏ phần sâu bệnh, phơi khơ trong bóng râm, sấy lại ở nhiệt độ thấp, rồi xay thành bột mịn. Sau đó tiến hành ngâm chiết và phân lập các hợp chất.
2.2.2.2. Phân lập các hợp chất từ cao thô
Mẫu lá Chùm ngây sau khi phơi khô cân được 7 kg, tiến hành ngâm với cồn 96° 2 ngày, lọc dịch chiết, quá trình này được lặp lại 4 lần, gom các dịch chiết cô loại dung môi dưới áp suất thấp thu được cao EtOH dạng sệt có khối lượng mẫu 1,5 kg.
Cao EtOH thu được đem trộn với silicagel, sấy ở 40°C cho dung mơi khơ hồn tồn. Tiến hành trích pha rắn với các dung mơi có độ phân cực tăng dần như: Hexane, CHCl3, EA, MeOH thu được các cao tương ứng. Qui trình điều chế các loại cao được
trình bày ở sơ đồ 1.
Sơ đồ 1. Quá trình điều chế cao thơ từ mẫu lá Chùm ngây
◦ Tận trích bằng EtOH 96°
◦ Lọc bỏ bã, cô giảm áp dịch chiết Lá Chùm ngây
(7 kg)
Cao EtOH ( 1,5kg)
◦ Trộn silica gel
◦ Chiết pha rắn với các dung môi: Hexane, CHCl3, EA, MeOH ◦ Cô quay chân không
Cao hexane (105g) Cao CHCl3 (150g) Cao EtOAc ( 360 g) Cao MeOH ( 800 g)
2.2.2.3. Phân lập các hợp chất từ cao EtoAc
• Khảo sát cao EtOAc ( m=360g )
Thực hiện sắc ký cột cao EtOAc ( m=360g ) trên silica gel với hệ dung môi rửa giải là H: EtOAc với độ phân cực tăng dần: 10:1, 5:1, 1:1, 100% EtOAc, EtOAc :MeOH độ phân cực tăng dần 1:1, 1:5, 100% MeOH. Các phân đoạn giống nhau trên SKLM được gom chung lại thành 7 phân đoạn, mã hóa thành E1- 7. Kết quả được tóm tắt trong Bảng 1.1
Bảng 1.1 Sắc ký cột cao EtOAc Phân đoạn Tên mã hóa Khối lượng (g) Kết quả Phân đoạn Tên mã hóa Khối lượng (g) Kết quả
SKLM
Ghi chú
1 E1 37,1587 Nhiều vết Không khảo sát 2 E2 49,2187 Nhiều vết Không khảo sát 3 E3 53,4514 Nhiều vết Không khảo sát 4 E4 29,4578 Nhiều vết Không khảo sát
5 E5 49,8209 Rõ vết Khảo sát 6 7 E6 E7 42,9872 53,9607 Nhiều vết Nhiều vết Khơng khảo sát Khơng khảo sát
• Khảo sát phân đoạn E5 ( m=49,8209g )
SKC cột silicagel phân đoạn E5 với hệ dung mơi Hexane:EA có độ phân cực tăng dần: 5:1, 1:1, EA, sau đó với hệ EA:MeOH có độ phân cực tăng dần 1:1, 1:5, 1;10 và MeOH. Theo dõi quá trình sắc ký bằng sắc ký lớp mỏng, gom các phân đoạn giống nhau thành 6 phân đoạn, ký hiệu E51 – E56. Kết quả quá trình sắc ký được trình bày ở
Bảng 1.2 Sắc ký cột phân đoạn E5 Phân đoạn Tên mã hóa Khối lượng (g) Kết quả
SKLM
Ghi chú
1 E51 17,5107 Nhiều vết Không khảo sát 2 E52 8,4782 Nhiều vết Không khảo sát 3 E53 5,7218 Nhiều vết Không khảo sát
4 E54 6,8797 Rõ vết Khảo sát 5 6 E55 E56 2,5142 1,7218 Không rõ vết Nhiều vết Khơng khảo sát Khơng khảo sát
• Khảo sát phân đoạn E54 (m = 6,8797 g)
Tiếp tục khảo sát phân đoạn E54 (m = 6,8797 g) có 2 vết chính màu đen, thực hiện SKC silica gel, hệ dung môi rửa giải H: EtOAc với độ phân cực tăng dần 5:1, 2:1, 1:1, 100% EtOAc, sau đó với hệ EtOAc: MeOH với độ phân cực tăng dần 1:1, 1:5, , 1:10 các đoạn giống nhau trên SKLM được gom chung thu được 5 phân đoạn (E541- 5). Kết quả quá trình sắc ký được trình bày ở Bảng 1.3
Bảng 1.3 Sắc ký cột phân đoạn E54 Phân đoạn Tên mã hóa Khối lượng (g) Kết quả Phân đoạn Tên mã hóa Khối lượng (g) Kết quả
SKLM
Ghi chú
1 E541 1,359 Nhiều vết Không khảo sát 2 E542 0,216 Nhiều vết Không khảo sát 3 E543 1,143 Nhiều vết Không khảo sát
4 E544 1,739 Rõ vết Khảo sát
5 E545 0,8787 Nhiều vết Khơng khảo sát
• Khảo sát phân đoạn E544 ( m = 1,739 g )
Thực hiện SKC trên silica gel phân đoạn E554 ( m = 1,739 g), hệ dung môi rửa giải CHCl3: MeOH với độ phân cực tăng dần 50:1, 30:1, 20:1, 10:1, 5:1, 1:1, 100% MeOH ta gồm được 6 phân đoạn (E5521-4). Sau đó, phân đoạn E5442 có vết chính màu đen được SKC trên silica gel với hệ dung môi rửa giải CHCl3: MeOH với độ phân cực tăng dần 30:1, 20:1, 10:1, 5:1, 2:1, 1:1, 100% MeOH, ta thu được MO7
Bảng 1.4-Kết quả khảo sát tại phân đoạn E544 Phân Phân
đoạn Tên mã hóa KSKLM ết quả
Ghi chú
1 E5441 Nhiều vết Không khảo sát 2 E5442 Nhiều vết Không khảo sát
3 E5443 Rõ vết Khảo sát, thu được MO7 (m=7,4mg)
4 E5444 Nhiều vết Không khảo sát • Khảo sát phân đoạn E545 ( m = 0,8797 g )
SKC silicagel phân đoạn E545 (nhiều vết nhưng có 1 vết chính màu vàng chanh) với hệ dung mơi Hexane:EA với độ phân cực tăng dần: 5:1, 1:1 và 100% EA và EA:MeOH 1:1, 1:5, 1:10. Dựa vào SKLM gom thành 4 phân đoạn ký hiệu E5451 – E5454. Tiếp tục SKC silica gel phân đoạn E5453 (782 mg) với hệ dung môi CHCl3:MeOH với độ phân cực tăng dần 30:1, 20:1, 10:1, 5:1, 100% EA. Thu được 4 phân đoạn ký hiệu E54531 – E54534. Trong phân đoạn E54533 (232 mg) tiếp tục SKC silica gel với hệ dung môi CHCl3:MeOH với độ phân cực tăng dần 20:1, 10:1, 5:1, 100% EA thu được 3 phân đoạn E5453331 – E545333. Trong đó vết chính nằm trong phân đoạn E5453332 (25 mg), sau đó SKC silica gel pha thường với hệ dung môi giải ly CHCl3:MeOH:H2O (10:1:0,1) thu được chất bột màu trắng ký hiệu MO12 (9 mg). Kết quả được tóm tắt trong Bảng 1.5.
Bảng 1.5 -Kết quả khảo sát tại phân đoạn E54533 Phân Phân
đoạn Tên mã hóa KSKLM ết quả
Ghi chú
1 E545331 Nhiều vết Không khảo sát
2 E545332 Rõ vết Khảo sát, thu được MO12 (m=9mg)
3 E545333 Nhiều vết Không khảo sát 4 E545334 Nhiều vết Không khảo sát
2.2.3. Hằng số vật lý và các số liệu phổ nghiệm các hợp chất phân lập được 2.2.3.1. Hợp chất MO7 2.2.3.1. Hợp chất MO7
Hợp chất MO7 nhận được dưới dạng chất bột vơ định hình màu trắng.
Phổ ESI-MS ứng với đỉnh m/z [M-H+H2O]-= 394 tương ứng CTPT C19H23O7N. Phổ 1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6), δH (ppm), J (Hz): 7,04 (1H; d; 4 Hz; H-3); 6,27 (1H; d; 4 Hz; H-4); 4,40 (2H; d; 5 Hz; H-6); 9,46 (1H; s; H-7); 5,56 (2H; s; H-1’); 6,95 (4H; br s, H-2’’, H-3’’, H-5’’, H-6’’); 5,30 (1H; d; 1,5 Hz; H-1’’’), 3,61 (1H; br s; H-2’’’); 3,78 (1H; br s; H-3’’’); 3,25 (1H; dd; 6,5 và 9,5 Hz; H-4’’’); 3,28 (1H; dd; 6,5 và 9,5 Hz; H-5’’’); 1,07 (3H; d; 7 Hz; H-6’’’). Phổ 13C-NMR (125MHz, DMSO-d6), δC (ppm): 131,6 (C-2); 124,5 (C-3); 109,8 (C-4); 143,9 (C-5); 55,8 (C-6); 179,3 (C-7); 47,0 (C-1’); 131,3 (C-1’’); 127,4 (C- 2’’/C-6’’); 116,4 (C-3’’/C-5’’); 155,2 (C-4’’); 98,4 (C-1’’’); 70,4 (C-2’’’); 70,1 (C- 3’’’); 71,8 (C-4’’’); 69,4 (C-5’’’); 17,8 (C-6’’’). 2.2.3.2. Hợp chất MO12
Hợp chất MO12 nhận được dưới dạng bột vơ định hình màu trắng, có nhiệt độ nóng chảy 121-122oC.
Phổ ESI-MS ứng với đỉnh m/z [M-H+H2O]- = 287,2 tương ứng CTPT C13H18O6 Phổ 1H-NMR ( 500 MHz, DMSO), δH (ppm), J (Hz): 7,38 (2H; d; J= 7,5Hz; H-2, H-6); 7,32 (2H; t, J= 7,5Hz; H-3, H-5); 7,29 ( 1H; t; J= 7,0Hz; H-4); 4,56 ( 1H; d; J= 12Hz; H-7a); 4,81 (1H; d; J= 12,0Hz; H-7b); 4,22 ( 1H; d; J= 8,0Hz; H-1’); 3,04 ( 1H; m; H-2’); 3,14 ( 1H; m; H-3’); 3,06 ( 1H; m; H-4’); 3,10 ( 1H; m; H-5’); 3,44 ( 1H; dd; J= 6Hz và 11Hz; H-6’a); 3,68 (1H; dd; J= 6Hz và 11Hz; H-6’b). Phổ 13 C-NMR (125 MHz, DMSO), δC (ppm): 138 ( C-1); 127,19 (C-2,C-6); 128 (C-3, C5); 127,2 ( C-4); 69,4 ( C-7), 103 ( C-1’); 73,4 (C-2’); 76,7 ( C-3’); 70,1 ( C- 4’); 76,9 (C-5’); 61,1 ( C-6’).
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Xác định cấu trúc các hợp chất 3.1.1. Xác định cấu trúc hợp chất MO7 3.1.1. Xác định cấu trúc hợp chất MO7
Hợp chất MO7 thu được dạng bột vô định hình màu trắng.
Phổ khối lượng phun mù điện tử ESI-MS (phụ lục 1.1) cho đỉnh ion phân tử tại
m/z: [M-H+H2O]- = 394,1 ứng với CTPT là C19H23O7N.
Phổ 1H-NMR (d6-DMSO) (phụ lục 1.2) cho thấy sự xuất hiện của phân tử đường α-L-rhamnose đặc trưng bởi proton anomer δH 5,3 (1H; d; 1,5 Hz) cùng với proton nhóm CH3 δH 1,07 (3H; d; 6 Hz) và các proton của phần đường cộng hưởng trong vùng δH 3,25-3,78, ngồi ra cịn xuất hiện của 2 proton δH 7,04 (1H; d; 4Hz), δH 6,27 (1H; d; 4Hz) của dị vịng nitơ, do đó hợp chất MO7 tồn tại vòng pyrrole 1,2,5 thế. Tín hiệu δH 9,46 (1H, s) là của nhóm –CHO và 2 nhóm methylene δH 5.56 (2H, s) và 4.40 (2H, d, 5Hz) cùng với tín hiệu proton của vịng benzene 1,4 thế δH 6,95 (4H; br s)
Phổ 13C-NMR (d6-DMSO) kết hợp với kỹ thuật DEPT (phụ lục 1.4) cho thấy tín hiệu của phân tử đường α-L-rhamnose δC (98,4; 71,8; 70,4; 70,1; 69,4; 17,8), bên cạnh đó cịn có tín hiệu của vịng benzene 1,4 thế gồm 1 carbon aryl nối oxi δC
(155,24), 4 carbon methine aryl δC 116,2 (2C); 127,4 (2C) và một carbon bậc 4 δC
(131,3). Phổ 13
C-NMR cịn xuất hiện tín hiệu nhóm –CHO δC (179,3), 2 nhóm methylene δC (47,0 và 54,8), hai carbon mang nối đơi của vịng thơm δC (116,4; 127,4) cùng với hai carbon bậc bốn δC (131,6; 143,9) của vòng pyrrole 1,2,5 thế. Phổ HSQC (phụ lục 1.6) cho phép gán các vị ví của proton và carbon trên cùng vị trí.
Phổ HMBC (phụ lục 1.5) cho thấy tín hiệu -CHO δH 9,46 chỉ cho tương quan với một carbon bậc 4 δC131,6, điều này khẳng định nhóm carbonyl gắn trên vịng năm dị vịng khơng no tại C-2 (δC 131,6); proton δH 7,04 cùng cho tương quan với 2 carbon bậc 4 (δC 131,6 và 143,9) nên carbon này chính là C-5, proton δH 7,04 là H-3, proton ghép cặp ortho với H-3 chính là H-4 δH 6,27. Carbon C-5 δC (143,9) cho tương quan với nhóm methylene δH 4,40 (2H, d, 5Hz) nên đây chính là H-6. Nhóm methylene cịn lại δH 5,56 (2H, s) là H-1’ được nối vào C-1’’ của vịng benzen do có sự tương quan
với C-5 δC (143,9); C-2 δC (131,6) của vòng pyrrole và carbon bậc 4 δC (131,3) cùng với 2 carbon bậc 3 sp2 δC 127,4 (2C), do đó carbon này lần lượt xác định là C-1’’, C- 2’’ và C-6’’. Hai carbon nối đôi đối xứng cịn lại chính là C-3’’, C-5’’ δC (116,4). Trên phổ HMBC cho thấy proton anomeric δH 5,30 (1H; d; 1,5 Hz, H-1’’’) tương quan với C-4’’ δC (155,2) nên phần đường được nối vào vị trí C-4’’ trên vịng thơm. Các chi tiết tương tác xa trên phổ HMBC được trình bày trong bảng 2.1 Từ các số liệu phổ nghiệm trên kết hợp tài liệu [55]
cho phép khẳng định MO7 là pyrrolemarumine 4’’-0-α-L- rhamnopyranoside.
Hình 2.1 Cấu trúc hóa học của hợp chất MO7 Bảng 2.1 Dữ liệu phổ của hợp chất MO7: C δC *[55] δC a,b(ppm) MO7 δH a,c (ppm), (J, Hz) MO7 HMBC (H→ C) 2 132,1 131,6 3 124,6 124,5 7,04 (1H; d; 4 Hz) C-4 4 110,3 109,8 6,27 (1H; d; 4 Hz) C-3, C-5 5 144,3 143,9 6 54,4 54,9 4,40 (2H; d; 5 Hz) C-5 7 179,9 179,3 9,46 (1H; s) C-3 O HO OH O H3C HO N OHC HO 2 5 6 7 1' 1'' 4'' 1''' 6'''
1’ 47,5 47 5,56 (2H; s) C-2, C-1’’, C-2’’ 1’’ 131,8 131,3 2’’ 127,9 127,4 6,95 (1H; br s) C-1’’, C-4’’ 3’’ 116,9 116,4 6,95 (1H; br s) C-2’’, C-4’’ 4’’ 155,6 155,2 5’’ 116,9 116,4 6,95 (1H; br s) 6’’ 127,9 127,4 6,95 (1H; br s) Rha 1’’’ 98,9 98,4 5,30 (1H; d; 1,5 Hz) C-4’’ 2’’’ 70,8 70,4 3,61 (1H; br s) C-1’’’ 3’’’ 70,6 70,1 3,78 (1H; br s) 4’’’ 72,2 71,8 3,25 (1H; dd; 6,5 và 9,5 Hz) C-5’’’ 5’’’ 69,9 69,4 3,25 (1H; dd; 6,5 và 9,5 Hz) C-6’’’ 6’’’ 18,3 17,8 1,07 (3H; d; 7 Hz) C-5’’’
a Đo trong DMSO, b125 MHz, c500 MHz *δC của pyrrolemarumine 4’’-0-α-L- rhamnopyranoside
3.1.2. Hợp chất MO12
Hợp chất MO12 phân lập được dưới dạng bột màu trắng, nhiệt độ nóng chảy 121-122oC.
Phổ khối lượng phun mù điện tử ESI-MS (phụ lục 2.1) cho đỉnh ion phân tử tại
m/z : [M-H+H2O]- = 287,2 tương ứng với CTPT là C13H18O6.
Phổ 1H-NMR, δH (ppm), J (Hz) (phụ lục 2.2) cho thấy sự hiện diện các proton của vòng benzen δH [ 7,38 (1H; d; 7,5Hz); 7,32 (2H; t; 7,5Hz); 7,29 (2H; t; 7,0Hz )],
một nhóm - CH2 [4,56 (1H; d; 12Hz), 4,81 (1H; d; 12,0Hz)], một proton anomeric của đường δH [4,22 (1H; d; 8,0Hz)], cùng với các proton của phân tử đường cộng hưởng trong vùng 3,04–3,68 ppm.
Phổ 13
C-NMR kết hợp kỹ thuật DEPT (phụ lục 2.3, 2.4) cho các tín hiệu cộng hưởng ứng với 13 carbon gồm một carbon bậc bốn (δC 138), năm carbon bậc ba mang nối đơi của vịng thơm δC (127,2; 127,5; 128) trong đó có 2 tín hiệu cao gấp đơi so với các tín hiệu cịn lại, hai carbon bậc hai δC [61,1; 69,4] và năm carbon bậc 3 δC [70,1; 73,4; 76,7; 76,9; 102,].
Dữ liệu phổ 1
H-NMR và 13C-NMR cho phép dự đốn MO12 có chứa một vòng benzyl và một phân tử đường.
Trên phổ 1H-NMR hai tín hiệu proton δH [7,32 (2H; t; 7,5Hz)] và δH [7,38 ( 2H; d; 7,5Hz) ] trên vịng benzyl có cường độ cao gấp đơi nên đây là vịng có tính đối xứng. Do đó proton vịng thơm δH [7,29 (1H, 7, 7,0 Hz)] chính là H-4.
Phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều tương tác trực tiếp HSQC (phụ lục 2.6), các tín hiệu carbon được gán chính xác với các tín hiệu proton của chúng. Trên phổ HMBC (phụ lục 2.5) proton δH [ 7,32; t; 7,5Hz] cho tương quan với tín hiệu carbon bậc 4 δc (138) do đó tín hiệu proton này là của H-3 và H-5 và carbon này là C- 1. Proton δH [ 7,38; t; 7,5Hz ] cho tương quan với carbon C-4 δc (127,2) và một carbon bậc 2 δc (69,4) do đó 2 proton này là H-2 và H-6. Mặt khác proton của nhóm – CH2 lại cho tương quan với C-4 δc (69,4) và C-2 δc (127,5), như vậy proton này chính là H-7 có [δH 4,56 (1H; d; 12Hz) và 4,81 (1H; d; 12,0Hz)]
Trên phổ HMBC cho thấy proton anomeric của phân tử đường δH [ 4,22 (1H; d; 8Hz)] cho tương quan với C-7 δC(69,4), điều này khẳng định vòng benzyl gắn tại C-1’ của đường glucose. Các chi tiết phổ HMBC được trình bày trên bảng 2.2
Từ các dữ liệu phổ phân tích trên và kết hợp với tài liệu tham khảo[44], cho phép khẳng định MO12 là benzyl-7-O-β-D-glucopyranoside (benzyl glucoside), đây là hợp chất lần đầu tiên được tìm thấy trong chi Moringa.
Hình 2.2 Cấu trúc hóa học của hợp chất MO12
Bảng 2.2 Dữ liệu phổ của hợp chất MO12:C δC*[44] δC a,b C δC*[44] δC a,b (ppm) MO12 δH a,c (ppm), (J, Hz) MO12 HMBC (H→ C) 1 139,1 138,0 2 129,3 127,5 7,38 (1H, d, 7,5) C-4; C-6; C-7 3 129,2 128,0 7,32 (1H, t, 7,5) C-1; C-5 4 128,7 127,2 7.29 (1H, t, 7,0) C-2; C-6 5 129,2 128,0 7,32 (1H, t, 7,5) C-1; C-3 6 129,3 127,5 7,38 (1H, d, 7,5) C-2; C-4; C-7 7 71,8 69,4 4,56 (1H, d, 12); 4,81 (1H, d, 12) C-1, C-2, C-6, C-1’ Glc 1’ 103,3 102,0 4,22 (1H, d, 8) C-7; C-2’ 2’ 75,2 73,4 3,04 (1H, m) C-3’ 3’ 78,1 76,7 3,14 (1H, m) C-2’; C-4’ 4’ 71,8 70,1 3,06 (1H, m) C-3’; C-5’ O H HO H HO H H OH H O OH 1 2 4 3 5 6 7 1' 2' 3' 4' 5' 6'
5’ 78,1 76,9 3,10 (1H, m) C-4’ 6’ 62,9 61,1 3,44 (1H, dd, 6 và 11) 3,68 (1H, dd, 6 và 11) C-5’
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Trong luận văn này, chúng tơi đã khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học từ lá Chùm ngây chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam.
Về hóa học
Bằng phương pháp SKC trên silica gel pha thường, pha đảo Rp18, sephadex LH - 20, kết hợp với SKLM, chúng tôi đã phân lập được 2 hợp chất. Dựa vào các kết quả phổ 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT 90 và 135, HMBC, HSQC, ESI-MS, cấu trúc hóa học của các hợp chất được xác định là: MO7 (pyrrolemarumine 4’’-0-α-L- rhamnopyranoside), MO12 (benzyl-7-O-β-D-glucopyranoside (benzyl glucoside)
Trong đó hợp chất MO12 lần đầu tiên được tìm thấy trong chi Chùm ngây
Moringa.
4.2. Kiến nghị
Tiếp tục phân lập các hợp chất trong cao CHCl3, EA và các cao còn lại của lá Chùm ngây và thử hoạt tính sinh học các hợp chất đã phân lập được.
Tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học ở các bộ khác của cây Chùm ngây như: thân, rễ, hoa, quả,…
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
[1] Đỗ Huy Bích (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
[2] Bộ y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. [3] Võ Văn Chi (2005), 250 cây thuốc thông dụng, Nhà xuất bản Hải Phòng. [4] Võ Văn Chi (1999), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản y học.
[5] Nguyễn Hữu Đĩnh, Trần Thị Đà (1999), Ứng dụng một số phương pháp phổ nghiên cứu cấu trúc phân tử, Nhà xuất bản Giáo dục.
[6] PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hạnh (2008), Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Giáo trình cao học, Viện cơng nghệ Hóa học.
[7] PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hạnh (2002), Tách chiết và cô lập các hợp chất tự nhiên, Giáo trình cao học, Viện cơng nghệ Hóa học.
[8] Nguyễn Ngọc Hạnh (2001), Hóa học các hợp chất tự nhiên steroid và alkaloid, Giáo trình cao học, Viện Cơng nghệ Hóa học.
[9] Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, tập 1, 2, 3, Nhà xuất bản trẻ.
[10] GS. TS. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản y học.
[11] Nguyễn Kim Phi Phụng (2005), Phổ NMR sử dụng trong phân tích hữu cơ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[12] PGS. TS. Nguyễn Kim Phi Phụng (2007), Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[13] GS. Chu Phạm Ngọc Sơn (2010), Phổ cộng hưởng từ hạt nhân, Giáo trình cao học.
[14] GS. TSKH. Phạm Trương Thị Thọ, DSCK II Đỗ Huy Bích (2007), 101 cây