3. Nội dung nghiên cứu
1.3.2. Các phương pháp lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn
Dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế, các nhà kinh tế đã phát triển các phương pháp thực nghiệm để đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên. Cho đến nay, chưa có một hệ thống phương pháp nào được xây dựng và áp dụng riêng biệt để đánh giá giá trị của rừng ngập mặn, thay vào đó người ta xây dựng các phương pháp chung rồi áp dụng cho rừng ngập mặn như một dạng tài nguyên cụ thể. Về cơ bản, tương ứng với từng nhóm giá trị kinh tế khác nhau sẽ có những phương pháp đánh giá thích hợp.
Theo Dixon và các cộng sự (1993), các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn được chia thành ba nhóm chính là nhóm phương pháp dựa trên thị trường thực (market price method), nhóm phương pháp đánh giá dựa trên sự bộc lộ sở thích (revealed preference method) và nhóm phương pháp đánh giá dựa trên tuyên bố sở thích (stated preference method). Barbier (1997) thì phân chia các phương pháp thành ba loại là các phương pháp dựa vào thị trường thực (real market), các phương pháp dựa vào thị trường thay thế (surrogate market) và các phương pháp dựa vào thị trường giả định (hypothetical market) [19]. Về bản chất, hai cách phân loại trên là gần giống nhau nhưng cách phân loại của Dixon mang tính chất học thuật, còn cách phân loại của Barbier mang tính thực nghiệm hơn.
Tổng hợp các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên và các cách phân chia các phương pháp đánh giá để áp dụng đánh giá giá trị HST RNM tại Việt Nam PGS.TS Đinh Đức Trường - Khoa Môi trường và Đô thị, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đưa ra sơ đồ về các phương pháp lượng giá giá trị kinh tế HST RNM như trong hình 1.3 [9].
15
Hình 1.3: Phân loại các phƣơng pháp đánh giá giá trị kinh tế của RNM
Nguồn:[9] 1.3.2.1. Các phương pháp dựa vào thị trường thực
a. Phương pháp giá thị trường (Market Price - MP)
Phương pháp giá thị trường ước tính giá trị kinh tế của các hàng hóa và dịch vụ của ĐNN được trao đổi, mua bán trên thị trường. Giả thiết cơ bản của phương pháp này dựa trên giả thiết về thị trường không bị bóp méo bởi sự kiểm soát tỷ giá hối đoái, giá trần hay các loại thuế, trợ cấp hay độc quyền; thị trường hiệu quả, người bán và người mua đều có thông tin đầy đủ về thị trường và các hàng hoá, dịch vụ và các sản phẩm đều phản ánh đầy đủ chi phí cơ hội của việc sử dụng nguồn tài
CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ RNM
Thị trƣờng thực Thị trƣờng thay thế Thị trƣờng giả định
Giá thị trường (MP)
Chi phí thiệt hại tránh được (AC) Chi phí thay thế (RC) Giá trị hưởng thụ (HMP) Chi phí du lịch (TCM) Đánh giá ngẫu nhiên (CVM) Mô hình lựa chọn (CM)
16
nguyên rừng ngập mặn. Từ đó cho biết giá trị đóng góp của các hàng hóa và dịch vụ này trong nền kinh tế.
Đây là phương pháp đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện vì các thông tin liên quan đến giá cả thị trường của một số các hàng hóa và dịch vụ mà rừng ngập mặn cung cấp là quan sát được và dễ thu thập. Vì vậy, phương pháp này thường được sử dụng để đánh giá các giá trị sử dụng trực tiếp của rừng ngập mặn.
Bên cạnh ưu điểm trên, việc áp dụng phương pháp này cũng gặp phải một số vấn đề nhất định. Thứ nhất, như đã đề cập, mức giá thị trường trong một số trường hợp có thể bị bóp méo bởi sự thất bại của thị trường (độc quyền, ngoại ứng) hoặc bởi các chính sách của Chính phủ (thuế, trợ cấp, qui định tỷ giá), từ đó có thể phản ánh sai lệch giá trị kinh tế của hàng hóa. Thứ hai, trong một số trường hợp khi tài nguyên được rừng ngập mặn sử dụng đa mục tiêu (multiple purpose) thì việc đánh giá phải thận trọng để loại trừ được sự tính trùng hoặc đánh đổi giữa các giá trị [20].
b. Phương pháp chi phí thay thế (Replacement Cost - RC)
Phương pháp chi phí thay thế ước lượng giá trị của các dịch vụ sinh thái rừng ngập mặn xấp xỉ bằng với chi phí để cung ứng hàng hoá và dịch vụ tương đương do con người tạo ra. Ví dụ, giá trị của một vùng rừng ngập mặn hoạt động như một vùng hồ tự nhiên có thể được ước lượng bằng chi phí xây dựng và hoạt động của một hồ nhân tạo có chức năng tương tự. Phương pháp này thường được sử dụng để xác định giá trị gián tiếp của rừng ngập mặn thông qua việc tìm hiểu giá thị trường của các dịch vụ tương đương do con người tạo ra.
Theo Dixon (1993), phương pháp này đặc biệt hữu ích cho việc lượng giá các dịch vụ của rừng ngập mặn, khá đơn giản trong ứng dụng do không phải thực hiện các cuộc điều tra chi tiết. Tuy nhiên, nhược điểm chính của phương pháp này là đôi khi rất khó tìm được các hàng hóa nhân tạo thay thế tương đương cho các hàng hoá và dịch vụ sinh thái. Từ đó, phương pháp chi phí thay thế có thể không đưa ra những đo lường giá trị kinh tế một cách chính xác mà thường là đánh giá quá cao hoặc quá thấp giá trị của rừng ngập mặn [22].
17
c. Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được (Avoided Cost - AC)
Trong rất nhiều trường hợp, hệ sinh thái rừng ngập mặn có khả năng phòng hộ, bảo vệ được các tài sản có giá trị kinh tế cho con người. Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được sử dụng thông tin về những thiệt hại có thể tránh được hoặc giá trị của những tài sản được rừng ngập mặn bảo vệ khi có những biến cố môi trường xảy ra như là lợi ích của hệ sinh thái. Ví dụ, nếu một khu rừng ngập mặn có khả năng phòng hộ bão cho cộng đồng thì giá trị của khu rừng ngập mặn đó có thể được tính bằng những thiệt hại về tài sản mà cộng đồng tránh được nếu cơn bão xảy ra trong trường hợp không có rừng bảo vệ [22].
Phương pháp này đặc biệt hữu dụng trong việc đánh giá giá trị của các vùng rừng ngập mặn có chức năng bảo vệ tự nhiên. Từ đó cung cấp cho các nhà quản lý luận điểm, bằng chứng để đầu tư cho công tác bảo tồn rừng ngập mặn. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp cũng có một số vấn đề. Thứ nhất, việc thu thập các thông tin tổng thể về thiệt hại để so sánh giữa vùng được bảo vệ bởi dịch vụ sinh thái và vùng đối chứng khi có sự cố xảy ra là rất tốn kém về thời gian và kinh phí vì những tác động có thể là trực tiếp, gián tiếp và lâu dài. Ngoài ra, việc xây dựng các mô hình để ước tính qui mô tác động của sự cố khi không có hệ sinh thái rừng ngập mặn bảo vệ cũng đòi hỏi những kỹ thuật phức tạp hoặc các thông tin chi tiết.
1.3.2.2. Các phương pháp dựa vào thị trường thay thế
a. Phương pháp chi phí du lịch (Travel Cost Method – TCM)
Chi phí du lịch là phương pháp được thiết kế và áp dụng để đánh giá giá trị giải trí của môi trường và các hệ sinh thái. Giả thiết cơ bản của TCM rất đơn giản, đó là chi phí bỏ ra để tham quan một điểm du lịch giải trí phần nào phản ánh được giá trị giải trí của nơi đó. Mặc dù không quan sát trực tiếp được sự mua bán chất lượng hàng hoá môi trường của du khách nhưng chúng ta có thể thu nhận được thông tin về hành vi và sự lựa chọn của du khách để hưởng thụ tài nguyên môi trường. Thông qua việc ước lượng đường cầu du lịch cá nhân hoặc đường cầu thị trường, các nhà kinh tế sẽ tính được phần phúc lợi của cá nhân hay xã hội thu được khi tham gia thị trường du lịch tại điểm xem xét.
18
b. Phương pháp giá trị hưởng thụ (Hedonic Pricing Method – HPM)
Phương pháp giá trị hưởng thụ được sử dụng để ước tính giá trị của môi trường ẩn trong giá thị trường của một số loại hàng hóa và dịch vụ thông thường. Ví dụ, giá trị cảnh quan môi trường được ẩn trong giá bán hoặc thuê bất động sản. Phương pháp này được phát triển từ cơ sở lý thuyết về thuộc tính giá trị của Lancaster (1966) trong đó lợi ích của mỗi cá nhân khi tiêu dùng một loại hàng hóa phụ thuộc vào các thuộc tính của hàng hóa (attributes). Nếu chất lượng môi trường là một thuộc tính của hàng hóa thì thông qua mô hình hóa mối quan hệ giữa mức sẵn sàng chi trả cho hàng hóa của các cá nhân với các thuộc tính của hàng hóa, ta có thể tách được phần tác động và giá trị của các thuộc tính môi trường trong lợi ích cá nhân. Mặc dù được áp dụng khá phổ biến nhưng phương pháp HPM có một số các nhược điểm nhất định. Thứ nhất, để đảm bảo độ tin cậy thì HPM đòi hỏi một số lượng dữ liệu rất lớn để chạy mô hình. Thứ hai, một vấn đề mang tính thống kê có thể phát sinh khi xử lý số liệu là đa cộng tuyến (multicollinearity) khi hai hay nhiều biến độc lập trong mô hình có quan hệ tương quan lớn hoặc tương quan với thuộc tính môi trường. Điều này làm cho việc diễn giải tác động đơn lẻ của từng thuộc tính đến giá hàng hóa là rất khó khăn.
1.3.2.3. Các phương pháp dựa vào thị trường giả định
a. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method - CVM)
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên được phát triển bởi Davis (1963) trong lĩnh vực phân tích marketing, sau đó được chuyển sang áp dụng trong đánh giá môi trường Thông qua việc xây dựng các kịch bản về giả định về chất lượng môi trường và thu thập thông tin về hành vi và sự lựa chọn tiêu dùng của cá nhân đối với kịch bản giả định này, chúng ta có thể ước lượng được sự thay đổi trong phúc lợi của cá nhân khi chất lượng môi trường thay đổi. Từ đó tính được thặng dư tiêu dùng của cá nhân khi tham gia thị trường giả định; lợi ích này đo lường giá trị của môi trường đối với chính cá nhân đó. Phương pháp này thường được sử dụng để lượng giá các giá trị phi sử dụng của môi trường vì các giá trị này thường không có thị trường giao dịch.
19
Mặc dù CVM có rất nhiều biến thể khác nhau và ngày càng được hoàn thiện thì vẫn có một qui trình chung gồm một số bước cơ bản là:
(i) Xác định nhóm đối tượng và phạm vi đánh giá.
(ii) Xây dựng dự thảo bảng hỏi và điều tra thử để điều chỉnh bảng hỏi và cách tiếp cận lấy số liệu.
(iii) Xây dựng bảng hỏi chi tiết bao gồm các thông tin về thị trường giả định, tình huống giả định, phương tiện chi trả và câu hỏi về sự sẵn sàng chi trả.
(iv) Thu thập số liệu hiện trường và xử lý dữ liệu.
(v) Tính toán phúc lợi dựa trên mô hình thực nghiệm và suy rộng kết quả tính toán. Về ưu điểm, CVM cho phép xác định các giá trị khó lượng hóa của tài nguyên và môi trường. Cách tiếp cận đánh giá được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về độ thỏa dụng và hàm cầu cá nhân, vì vậy mang tính hợp lệ về lý luận. Ngoài ra, thông tin ước lượng nếu được tiến hành với qui trình chuẩn mực, có độ tin cậy cao có thể sử dụng trong hoạch định các chính sách, công cụ quản lý tài nguyên.
Tuy nhiên, như đã nêu, phương pháp này cho đến nay vẫn gặp sự phê phán rất nhiều do tính chất giả định của nó. Vì vậy nhược điểm lớn nhất của phương pháp là người trả lời không tham gia một tình huống thực tế mà chỉ là giả định. Vì vậy, động cơ chi trả và mức chi trả có thể rất sai lệch so với khi họ phải đối mặt với một tình huống thực. Carson (1993) có nhận diện 4 loại sai lệch chính khi áp dụng phương pháp gồm sai lệch giả định (hypothetical bias), sai lệch chiến lược (strategic bias), sai lệch thiết kế (designing bias) và sai lệch xuất phát điểm (starting bias). Các sai lệch này có thể được giảm thiểu qua những kỹ thuật trong thiết kế và điều tra. Một nhược điểm nữa khi áp dụng phương pháp là sự tốn kém về thời gian và kinh phí do đòi hỏi sự tham gia của nhiều chuyên gia, họp nhóm tư vấn thảo luận, điều tra thử tại hiện trường, điều chỉnh câu hỏi, và một kích cỡ mẫu lớn.
b. Phương pháp mô hình lựa chọn (Choice Modelling – CM)
Mô hình lựa chọn là phương pháp lượng giá thông qua tuyên bố về sở thích được sử dụng để đánh giá giá trị phi sử dụng của tài nguyên thông qua việc xây dựng hai hay nhiều kịch bản giả định, mỗi kịch bản có nhiều thuộc tính khác nhau
20
(attributes). Thông qua sự lựa chọn của cá nhân với từng kịch bản, nhà nghiên cứu có thể ước lượng được phúc lợi cá nhân khi tham gia kịch bản và sự đánh đổi về giá trị giữa các thuộc tính trong các kịch bản.
Phương pháp CM được xây dựng dựa trên thuyết lợi ích ngẫu nhiên của Manski (1977) và thuyết thuộc tính của giá trị của Lancaster (1966). Hai lý thuyết này cho phép lượng giá các hàng hoá môi trường dưới dạng các thuộc tính của chúng thông qua việc áp dụng mô hình lựa chọn xác suất để chọn ra cách kết hợp các thuộc tính đó. Bằng cách đặt cho mỗi thuộc tính một mức giá hoặc mức chi phí thì các ước lượng về lợi ích biên sẽ được chuyển thành các ước lượng về tiền tệ đối với mỗi sự thay đổi các mức độ của thuộc tính.