Quy trình lượng giá hệ sinh thái rừng ngập mặn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá một số giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước tiền hải, huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 34)

3. Nội dung nghiên cứu

1.3.4. Quy trình lượng giá hệ sinh thái rừng ngập mặn

Đánh giá giá trị kinh tế của HST RNM về bản chất là một quá trình nghiên cứu khoa học mang tính liên ngành gồm có nhiều bước, mỗi bước đều có những đặc trưng riêng và đòi hỏi sự tham gia của những đối tượng khác nhau. Dựa trên các tài liệu và kinh nghiệm về đánh giá giá trị kinh tế các hệ sinh thái của Barbier (1997) và EEPSEA (1998), nghiên cứu khái quát qui trình đánh giá giá trị của RNM gồm 6 bước sau:

Hình 1.4: Quy trình đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Bước 1: Lựa chọn cách tiếp cận đánh giá phù hợp với mục đích nghiên cứu

Bước đầu tiên trong quá trình đánh giá là lựa chọn cách tiếp cận đánh giá phù hợp với mục tiêu và vấn đề phân tích. Hiện có ba cách tiếp cận trong đánh giá giá trị kinh tế của RNM gồm:

- Đánh giá phân tích tác động (Impact Analysis Valuation): được sử dụng để đánh giá thiệt hại của rừng ngập mặn khi có một tác động hay sốc (shock) của môi trường bên ngoài.

1. Lựa chọn cách đánh giá phù hợp với nghiên cứu

6. Liên hệ kết quả với các biện pháp quản lý rừng ngập mặn 2. Xác định vùng rừng ngập mặn cần đánh giá giá trị

3. Nhận diện các giá trị kinh tế quan trọng ưu tiên đánh giá

4. Thu thập dữ liệu để đánh giá

24

- Đánh giá từng phần (Partial Valuation): được sử dụng để đánh giá giá trị kinh tế của hai hay nhiều phương án sử dụng tài nguyên rừng ngập mặn khác nhau.

- Đánh giá tổng thể (Total Economic Valuation): được sử dụng để đánh giá phần đóng góp tổng thể của tài nguyên rừng ngập mặn cho hệ thống phúc lợi xã hội.

Bước 2: Xác định vùng đất ngập nước cần đánh giá giá trị

Bước thứ hai trong quá trình đánh giá là xác định rõ ràng phạm vi, ranh giới và loại hình của khu rừng ngập mặn cần xác định giá trị. Các ranh giới nghiên cứu này phải được chỉ rõ trên bản đồ. Cũng trong bước này, nhóm nghiên cứu cũng phải thu thập thông tin tổng quan về điều kiện tự nhiên, sinh thái và điều kiện kinh tế xã hội tại địa điểm đánh giá.

Bước 3: Nhận diện các giá trị cốt lõi ưu tiên đánh giá

Trong bước này, cần phải sử dụng tổng hợp các nguồn dữ liệu, thông tin bao gồm các nghiên cứu khoa học, báo cáo hiện trường, báo cáo tư vấn, báo cáo kiểm kê, để nhận diện toàn bộ các chức năng, giá trị được hệ sinh thái rừng ngập mặn cung cấp tại khu vực nghiên cứu. Danh mục các giá trị được nhận diện phải được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về tầm quan trọng.

Bước 4: Thu thập số liệu đánh giá

Sau khi nhận diện các giá trị ưu tiên đánh giá, nhà nghiên cứu phải phân loại các giá trị đã xác định thành các nhóm là giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng. Đồng thời, xác định nhu cầu về các dữ liệu vật lý, hóa học, sinh học, môi trường, xã hội cần thiết để ước lượng từng loại giá trị cũng như phương pháp thu thập và xử lý thông tin tương ứng.

Nhìn chung, thông tin thu thập từ phỏng vấn cộng đồng địa phương, các nhà quản lý, báo cáo định kỳ, báo cáo tư vấn là những nguồn dữ liệu quan trọng để đánh giá giá trị sử dụng trực tiếp. Ví dụ, thông tin về nuôi trồng thủy sản có thể thu thập từ nông dân, báo cáo thủy sản hàng năm hoặc từ thị trường địa phương.

Các giá trị sử dụng gián tiếp thường đòi hỏi thông tin nghiên cứu hiện trường cụ thể, các báo cáo khoa học hoặc chuỗi dữ liệu thứ cấp được lưu trữ tại địa phương. Ví dụ thông tin về chi phí của các nhà máy xử lý nước thải tại địa phương

25

được sử dụng để ước lượng giá trị xử lý nước ô nhiễm của rừng ngập mặn, thông tin về thiệt hại tài sản sau bão được dùng để tính giá trị phòng chống bão lụt.

Các giá trị phi sử dụng thường khó tính toán hơn, đồng thời đòi hỏi sự kết hợp thực hiện giữa các chuyên gia đa ngành. Thông tin về nhóm giá trị này thường được xác định qua điều tra nhóm xã hội tại hiện trường, đồng thời phải sử dụng bổ sung các dữ liệu thứ cấp khác.

Bước 5 : Lượng hóa thành tiền các giá trị kinh tế

Trong bước này, các phương pháp đánh giá sẽ được sử dụng để lượng hóa giá trị kinh tế của rừng ngập mặn dựa trên những thông tin đã thu thập được. Như trên đã trình bày, các phương pháp được chia thành ba nhóm là dựa vào thị trường thực, dựa vào thị trường thay thế và dựa vào thị trường giả định. Về thực nghiệm, bước này gồm rất nhiều các công đoạn như thảo luận nhóm, thảo luận chuyên gia để xác định thông tin cần thu thập, thiết kế bảng hỏi và điều tra thử nghiệm, điều chỉnh bảng hỏi và xây dựng kế hoạch thu thập thông tin chi tiết, tiến hành thu thập thông tin tại hiện trường, làm sạch số liệu và xử lý số liệu với các mô hình thống kê và kinh tế lượng. Việc lựa chọn các phương pháp để lượng hóa các nhóm giá trị phải tùy thuộc vào bản chất của từng loại giá trị, khả năng đáp ứng về nguồn dữ liệu cũng như điều kiện thời gian và kinh phí.

Bước 6 : Liên kết kết quả đánh giá với các biện pháp quản lý

Các kết quả, số liệu tính toán về giá trị kinh tế sẽ không có ý nghĩa nếu không liên kết được chúng với những ứng dụng quản lý. Trong bước này, nhà nghiên cứu phải thảo luận được bối cảnh quản lý và chỉ ra được địa chỉ và những ứng dụng của kết quả tính toán cho công tác quản lý rừng ngập mặn, nói cụ thể hơn kết quả tính toán có thể được sử dụng để làm gì [9].

1.4. Tổng quan nghiên cứu về lƣợng giá giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn trên thế giới và Việt Nam

1.4.1. Các nghiên cứu về lượng giá giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn trên thế giới

26

Có nhiều các nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá giá trị kinh tế của các dịch vụ HST RNM trên thế giới. Một số các nghiên cứu để quản lý nắm bắt được tổng giá trị kinh tế (bao gồm giá trị trực tiếp và gián tiếp), trong khi hầu hết các nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh quan trọng nhất là lượng giá các dịch vụ có giá thị trường và có sẵn dữ liệu hoặc cần thiết cho việc ra quyết định. Không có phương pháp lượng giá cụ thể có thể được coi là thích hợp cho toàn bộ các dịch vụ HST, tuy nhiên, có rất nhiều phương pháp đã được sử dụng tùy theo loại hình dịch vụ, dữ liệu sẵn có và thời gian nghiên cứu. Tuy vậy, có một vài phương pháp được sử dụng thường xuyên, ví dụ như các phương pháp tiếp cận dựa vào hàm sản xuất. Trong một số trường hợp, do hạn chế về thời gian cũng như là chi phí, phương pháp chuyển giao lợi ích sẽ được áp dụng.

Ronnback (1999) đã tính toán giá trị kinh tế theo giá trị thị trường của việc khai thác thủy sản cho các khu vực trên thế giới từ lợi ích của dịch vụ rừng ngập mặn là từ 850 đến 16.750 đô la Mỹ mỗi ha, mỗi năm, con số đó cho thấy các giá trị rừng ngập mặn có khả năng trong việc hỗ trợ ngành thủy sản. Ông cũng ước tính giá trị thị trường cho động vật giáp xác (tôm he, tôm và cua trong rừng ngập mặn), cá và động vật thân mềm sống ở rừng ngập mặn nơi cư trú từ 750 đến 11.280 đô la Mỹ mỗi ha / năm. Nghiên cứu này đã tập trung vào sản xuất thủy sản từ các hệ sinh thái RNM.

Christie & Rayment (2012) đã ước tính giá trị kinh tế của RNM ở các vị trí có sự quan tâm đặc biệt về mặt khoa học (SSSI) ở Anh và xứ Wale. Họ cũng đã điều tra những lợi ích của RNM trong mối quan hệ với các chính sách bảo tồn. Họ đã sử dụng thử nghiệm lựa chọn để đo lường giá trị của các dịch vụ HST RNM tại các vị trí SSSI. Sự sẵn lòng chi trả của người dân là 956 bảng Anh mỗi năm để duy trì dịch vụ cung cấp bởi các hoạt động bảo tồn SSSI ở mức hiện tại và họ có thể trả thêm 769 triệu bảng Anh để duy trì lợi ích sẽ nhận được nếu SSSI đang trong tình trạng tốt.

Lal (1990) đã ước tính giá trị kinh tế của dịch vụ HST RNM ở Fiji. Ông đã ước tính lợi ích ròng của các khu vực RNM chuyển đổi. Nghiên cứu đã ước tính lợi ích bị mất đi của các sản phẩm liên quan tới RNM trong trường hợp chuyển đổi.

27

Ông đã sử dụng giá thị trường, giá mờ, giá thay thế cho lượng giá. Nghiên cứu ước tính các giá trị kinh tế đối với nghề cá vào khoảng từ 60 – 240 đô la Mỹ, lâm nghiệp vào khoảng 6 đô la Mỹ/ha/năm, nông nghiệp và thủy sản vào khoảng 52 đô la Mỹ/ha/Năm và dịch vụ lọc chất thải vào khoảng 5,820 đô la Mỹ/ha/năm.

Cabrera và cộng sự (1998) đã đánh giá giá trị kinh tế cho khu vực đầm phá cửa sông quan trọng Đầm phá Terminos, Mexico. Đầm phá này có diện tích 2.500 km2, diện tích rừng ngập mặn là 127.000 ha. Nghiên cứu đã ước tính lợi ích kinh tế cho một số giá trị sử dụng trực tiếp và các dịch vụ sinh thái trong khu vực thông quan việc sử dụng nhóm các kỹ thuật lượng giá.

Baig và Iftikhar (2005) đã tính toán các giá trị trực tiếp cho HST RNM ở làng Miani Hor, Pakistan. Họ ước tính các dịch vụ HST ở đây đóng góp lợi ích là 5.781.316 USD đối với kinh tế quốc gia và 889.433 USD đối với nền kinh tế quốc tế.

Barbier (2000) đã sử dụng tiếp cận hàm sản xuất để ước tính các dịch vụ sinh thái mà RNM cung cấp, chẳng hạn như môi trường sống, nơi đẻ trứng cho nhiều loài cá đáy và động vật có vỏ, chủ yếu là cua và tôm cho Vịnh Thái Lan, miền Nam Thái Lan [20].

Việc sử dụng không bền vững các khu rừng ngập mặn để xuất khẩu dăm gỗ đang đe dọa hơn 300.000 ha rừng ngập mặn tại khu vực Vịnh Bintuni Irian Jaya, Indonesia. Ruitenbeek (1994) đánh giá những lợi ích của các dịch vụ hệ sinh thái cung cấp cho cộng đồng địa phương tại vịnh Bintuni nơi vịnh cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp xuất khẩu tôm, nơi có khoảng 3.000 hộ gia đình phụ thuộc vào rừng ngập mặn ở vùng ven biển. Tổng giá trị kinh tế cho rừng ngập mặn ước tính khoảng 113.500.000 triệu bảng Anh/năm (tương đương với 37.833 đô la Mỹ/hộ gia đình / năm). Việc sử dụng truyền thống có giá trị của USD l0 triệu đô la Mỹ/ năm; thủy sản thương mại 83,5 triệu đô la Mỹ/năm.

Uddin và cộng sự (2013) đã ước tính giá trị kinh tế các dịch vụ HST RNM cho RNM Sundarbans Reserve, Bangladesh. Trong số 10.000 km2 rừng nằm ở Bangladesh và Ấn Độ, phần Sundarbans của Ấn Độ là vào khoảng 6.000 km2. Họ đã tiến hành lượng giá các dịch vụ văn hóa mà có giá thị trường bằng cách sử dụng các phương pháp lượng giá thị trường trực tiếp cho khoảng thời gian từ năm 2001-

28

2010. Doanh thu hàng năm đối với các dịch vụ trích lập dự phòng dịch vụ HST ước tính khoảng 744.000 USD cho gỗ, cá, vật liệu xây dựng, củi, cua, mật ong và sáp ong, trong khi các dịch vụ văn hóa (chỉ xét đến du lịch) ước khoảng 42.000 USD mỗi năm.

Spurgeon (2002) lượng giá các lợi ích kinh tế và kinh tế - xã hội liên quan tới RNM ở Egypt thông qua đánh giá nhanh các khía cạnh kinh tế - xã hội chính và các giá trị kinh tế. RNM hỗ trợ các hộ gia đình đặc biệt ở Bedoin, bằng cách cung cấp thu nhập, việc làm và hỗ trợ cung cấp thực phẩm.

Một số nghiên cứu đã áp dụng phương pháp chi phí trong việc lượng giá RNM. Ví dụ như lượng giá kinh tế của một số dịch vụ HST RNM bằng cách sử dụng phương pháp chi phí thay thế.

Không có quá nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp chuyển giao lợi ích. Một trong những ví dụ cho việc sử dụng phương pháp này là trường hợp gần đây của khu vực Đông Nam Á. Brander và cộng sự (2012) đã tiến hành một phân tích gộp các giá trị kinh tế cho 130 nghiên cứu về dịch vụ HST RNM. Hầu hết các nghiên cứu được khảo sát là ở Đông Nam Á. Nghiên cứu sử dụng phương pháp truyền tải giá trị với một hàm giá trị meta-phân tích dữ liệu không gian và những thay đổi về diện tích rừng ngập mặn để tính toán giá trị rừng ngập mặn ở khu vực Đông Nam Á. Phương pháp này được sử dụng để xác định giá trị lợi ích bị mất của HST do sự thay đổi trong diện tích của RNM trong khu vực Đông Nam Á (2000- 2050). Giá trị kinh tế được ước tính cho mỗi ha mỗi năm theo giá năm 2007. Giá trị bình quân của rừng nhập mặn là 4185 và 239 USD/ha/năm [8].

1.4.2. Các nghiên cứu về lượng giá giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Việt Nam. Việt Nam.

Tại Việt Nam những nghiên cứu về HST RNM tương đối nhiều nhưng những nghiên cứu về lượng giá giá trị kinh tế của HST RNM mới được tiến hành và còn hạn chế. Những nghiên cứu điển hình là nghiên cứu lượng giá giá kinh tế một số vùng ĐNN ven biển quan trọng ở Việt Nam do Trường Đại học quốc gia Hà Nội thực hiện. Nhiều vùng ĐNN ven biển đã được lượng giá như vùng cửa sông Bạch

29

Đằng, cửa sông Văn Úc, cửa sông Bà Lạt, vùng đất ngập triều Kim Sơn hay vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, v.v… Tác giả Mai Trọng Nhuận và các cộng sự đã sử dụng phương pháp giá trị thị trường đánh giá giá trị kinh tế của một số điểm trình diễn ĐNN tại Việt Nam năm 2000, trong đó ước tính sơ bộ giá trị sử dụng trực tiếp của một số vùng ĐNN tiêu biểu tại Việt Nam. Năm 2005, tác giả Đỗ Nam Thắng cũng sử dụng phương pháp giá trị thị trường tính toán giá trị sử dụng trực tiếp tài nguyên ĐNN vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tác giả Lê Thu Hoa và các cộng sự năm 2006 cũng sử dụng kỹ thuật giá trị thị trường để tính toán giá trị nuôi tôm tại khu ĐNN Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định [2]

Nguyễn Hoàng Trí & Nguyễn Hữu Ninh, 1998 thực hiện đề tài: Economic evaluation studies of Mangrove conservation and Rehabilitation in Nam Ha Province; Lượng giá kinh tế của HST RNM Việt Nam (UNEP, 2005-2010); Nguyễn Hoàng Trí (2006) đã phân tích một số nghiên cứu điển hình về lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn trên thế giới và Việt Nam tại Hội thảo “Tăng cường phối hợp quản lý tổng hợp vùng bờ, Hải phòng – tháng 11/2006”; Trên cơ sở tổng hợp các công trình nghiên cứu, Nguyễn Hoàng Trí (2006) cũng đã xuất bản cuốn sách “Lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn, Nguyên lý và ứng dụng”. Công trình nghiên cứu “Khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ” đã đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học & Công nghệ năm 2005. Theo kết quả lượng giá kinh tế của các tác giả, tổng giá trị kinh tế của HST RNM khu vực Cần Giờ (bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp) được tính ra bằng tiền là 7.863,4 tỷ đồng (khoảng 558 triệu USD). [8]

Phân tích kinh tế RNM Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh do Tô Thị Thúy Hằng và Nguyễn Thị Ngọc An thực hiện năm 1999. Nghiên cứu đã làm rõ giá trị của RNM và tầm quan trọng của RNM đối với người dân địa phương; phân tích chi phí lợi ích của từng hình thức quản lý và áp dụng mô hình cho các vùng khác [10].

Đề tài “Nghiên cứu áp dụng phương pháp lượng giá kinh tế tài nguyên một số hệ sinh thái tiêu biểu ven biển Hải Phòng và đề xuất các giải pháp sử dụng bền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá một số giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước tiền hải, huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)