Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá một số giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước tiền hải, huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 46)

3. Nội dung nghiên cứu

1.5.2.Điều kiện kinh tế xã hội

1.5.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Là huyện nông nghiệp thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua huyện đã thực hiện xong việc dồn điền đổi thửa, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng cánh đồng thu nhập hiệu quả kinh tế cao, tạo sự thay đổi diện mạo nông thôn. Cơ sở hạ tầng đã được quan tâm đầu tư phát triển, hệ thống giao thông, thủy lợi của huyện trong những năm qua đã được đầu tư cơ bản, đường nhựa, đường bê tông đã đến trung tâm huyện.

36

Giai đoạn 2015 – 2017 cơ cấu ngành nghề tại huyện Tiền Hải qua các năm diễn biến khá tương đồng và chủ yếu gia tăng về giá trị cơ cấu. Tổng giá trị sản xuất năm 2017 ước đạt: 42,816 tỷ đồng, tăng 12,87 % so với năm 2015. Trong đó: ngành Nông - Lâm - Thủy sản (ước) đạt: 14,356 tỷ đồng, tăng 3,66%; ngành Công nghiệp - TTCN - Xây dựng (ước) đạt: 14,180 tỷ đồng, tăng 20,30%; ngành Thương mại - Dịch vụ (ước) đạt: 14,280 tỷ đồng, tăng 12,41% so với năm 2015. Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành là 18.185 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế các ngành (Nông - Lâm - Thủy sản; Công nghiệp - TTCN - Xây dựng; Thương mại – Dịch vụ) là 41,03% - 41,9% - 17,08%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 34 triệu đồng/người/năm [13].

Bảng 1.5. Chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện Tiền Hải giai đoạn 2010-2017

Chỉ tiêu ĐVT Năm Tốc độ tăng trƣởng (%) 2005 2010 2015 2017 2005- 2010 2015- 2017 1. GTSX (giá 2010) Tỷ đồng 11,635 29,069 39,006 42,816 20,10 12,87

- Nông, lâm, thuỷ sản Tỷ đồng 5,662 11,991 13,735 14,356 16,19 3,66

- Công nghiệp, xây dựng Tỷ đồng 2,431 7,524 12,302 14,180 25,34 20,30

- Dịch vụ Tỷ đồng 3,540 9,554 12,969 14,280 21,96 12,41

Nguồn: [11],[12],[13],[14] a. Sản xuất nông, lâm, thủy sản và xây dựng nông thôn mới.

Sản xuất nông, lâm, thủy sản duy trì ổn định và đạt kết quả khá. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (ước) đạt 1.271 tỷ đồng, tăng 0,47%; tổng diện tích gieo trồng cả năm 28.435 ha, tăng 0,4% so với năm 2015. Cây lương thực 21.426 ha, giảm 0,4%; cây có củ 546 ha, tăng 74,4%; rau đậu các loại 5.702 ha, tăng 2,6%; cây công nghiệp 690 ha, giảm 15,6%; cây hàng năm khác 121 ha, tăng 101,7% so với năm 2015. Năm 2016 sản xuất lúa được mùa cả về năng suất, chất lượng. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 130,6 tạ/ha, tăng 1,1% so với năm 2015. Tổng sản lượng thóc đạt 135.036 tấn, tăng 0,4% so với năm 2015. Sản xuất cây vụ đông tiếp tục phát

37

triển theo hướng mở rộng diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như khoai tây, ớt, dưa các loại, bí xanh…[13].

Bảng 1.6. Diện tích và sản lƣợng một số cây trồng chính Cây trồng Năm 2010 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 A. Diện tích gieo trồng (ha)

1. Lúa 21,887 21,800 21,651 21,857 21,825 21,825 2. Ngô 367 293 308 502 509 510 3. Khoai tây 413 311 422 472 500 500 4. Đậu tương 547 560 428 358 402 713 5. Lạc 421 410 407 473 466 470 B. Sản lƣợng (tấn) 1. Lúa 122,429 139,133 135,674 142,995 128,737 140,771 2. Ngô 1,732 1,383 1,460 2,431 2,545 2,550 3. Khoai tây 6,608 5,131 6,330 7,410 8,000 8,000 4. Đậu tương 864 896 693 630 723 1,300 5. Lạc 947 902 916 1,064 1,072 1,100 Nguồn: [3] b. Chăn nuôi

Phát triển ổn định theo hướng trang trại, gia trại. Toàn huyện có 279 trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, trong đó có 42 trang trại quy mô lớn. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (ước) đạt 1.052 tỷ đồng, tăng 4,68% so với năm 2015.

Tổng số trâu, bò hiện có 6.130 con (bằng cùng kỳ); tổng số lợn 132.684 con, giảm 0,1%; số gia cầm 1,37 triệu con gia cầm, tăng 3,8% so với năm 2015. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 24.704 tấn, tăng 3,5%; sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng đạt 5.285 tấn, tăng 5,2% so với năm 2015.

38

Bảng 1.7. Số lƣợng gia súc, gia cầm giai đoạn 2010 - 2017

Chỉ tiêu ĐV 2010 2013 2014 2015 2016 2017 1. Đàn trâu con 1,779 1,540 1,700 1,750 1,760 2,100 2. Đàn bò con 3,755 4,565 5,200 5,500 6,000 6,200 3. Đàn lợn, T.đó: con 132,035 138,376 118,100 125,000 130,200 140,000 - Lợn nái con 21,401 21,520 21,500 21,000 21,200 21,200 - Lợn thịt con 110,560 1,167,80 0 96,518 103,918 108,918 118,720 4. Đàn gia cầm con 897,000 735,000 803,000 870,000 910,000 930,000 5. Sản lượng thịt

hơi xuất chuồng tấn 13,312 13,850 14,061 14,467 15,804 16,850

Nguồn: [3] c. Sản xuất thủy sản

Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 4.663 ha. Trong đó diện tích nuôi ngao là 1.883 ha; nhìn chung nuôi trồng thủy sản năm 2016 phát triển ổn định (Trong tháng 4/2016 nuôi tôm nước lợ bị dịch bệnh đốm trắng nhưng ở quy mô nhỏ và đã được xử lý kịp thời). Sản lượng nuôi trồng (ước) đạt 58.415 tấn, tăng 0,4% (Riêng sản lượng ngao đạt 50.000 tấn, bằng cùng kỳ). Sản lượng khai thác (ước) đạt 22.930 tấn, tăng 9,8% so với năm 2015. Giá trị sản xuất ngành thủy sản (ước) đạt 1.715 tỷ đồng, tăng 5,46% so với năm 2015.

d. Công tác quản lý đê điều và phòng chống lụt bão được tăng cường.

Các cấp, các ngành đã rà soát, kiểm tra đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí xử lý khẩn cấp một số công trình đê, kè, cống bị sạc lở nghiêm trọng do bão số 1 gây ra phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh tổ chức giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trồng rừng phòng hộ ven biển như dự án phục hồi và phát triển rừng ngập mặn, dự án giảm sóng ổn định bãi và trồng rừng ngập mặn bảo vệ đê biển số 5, số 6 với diện tích đã trồng được 68 ha, tổng diện tích rừng hiện có 3.768 ha.

39

1.5.2.2. Công tác quản lý Tài nguyên và Môi trường.

Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất được quan tâm thực hiện đảm bảo theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện dự án. Trong năm 2016, tiếp nhận 09 hồ sơ xin thuê đất, với diện tích 11,75 ha; tiến hành giao đất trên thực địa cho 09 tổ chức với diện tích 18,4 ha; chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở có thu tiền sử dụng đất cho 34 hộ gia đình, cá nhân với diện tích 3.891,5m2.

Công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đảm bảo công khai, dân chủ, đúng luật, năm 2016 phê duyệt 22 phương án, với tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng là 63,5 tỷ đồng. Một số dự án quan trọng thực hiện như: Dự án Đầu tư xây dựng kinh doanh và kết cấu hạ tầng hai lô E, F tại Khu công nghiệp của Tổng Công ty Viglacera (27,9 tỷ đồng); Dự án Đầu tư xây dựng công trình phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển tỉnh Thái Bình nhằm đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng tại xã Nam Phú (8,8 tỷ đồng); Dự án khu neo đậu tránh trú bão cho tầu cá Cửa Lân (11,9 tỷ đồng); Dự án Nâng cấp tuyến đê biển kết hợp với giao thông tỉnh Thái Bình tại xã Tây Lương, Vũ Lăng (1,38 tỷ đồng)....

Công tác bảo vệ môi trường được chú trọng, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, tài nguyên và bảo vệ môi trường được duy trì thực hiện tốt.

1.5.2.3. Sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng cơ bản và Thương mại - Dịch vụ.

Sản xuất Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp: tiếp tục tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN đạt 4.820 tỷ đồng, tăng 21,17% so với năm 2015; Trong năm 2016 có 17 dự án được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư vào Khu công nghiệp, với tổng vốn đầu tư 1.755 tỷ đồng, trong đó có 05 dự án được khởi công xây dựng.

Công tác phát triển nghề và làng nghề được quan tâm, đến nay toàn huyện có 23 làng nghề tại 20 xã và 01 xã nghề (xã Nam Hà), tạo việc làm cho trên 20 nghìn lao động, với mức thu nhập ổn định từ 1,8 - 2,5 triệu đồng/người/ tháng

40

Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản: được triển khai quản lý đảm bảo đúng quy định. Giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt 1.292,7 tỷ đồng, tăng 17,17% so với năm 2015.

Thương mại, dịch vụ phát triển ổn định. Các hoạt động xúc tiến thương mại được tăng cường. Tổng giá trị sản xuất ngành Thương mại – Dịch vụ (ước) đạt 2.124,6 tỷ đồng, tăng 12,41% so với năm 2015; tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 3.225 tỷ đồng, tăng 9,0% [13].

Hoạt động dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông trên địa bàn huyện phát triển ổn định cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và đi lại của người dân.

Bảng 1. 8. Lao động, việc làm huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

STT Số hộ Số dân Lao động LĐ trong các ngành kinh tế khác LĐ trong ngành nông, lâm, ngƣ Tổng 9,803 37,941 20,867 9,182 11,685 1. Đông Minh 1,952 7,600 4,180 1,839 2,341 2. Đông Long 1,511 5,560 3,058 1,346 1,712 3. Đông Hoàng 1,839 6,897 3,793 1,669 2,124 4. Nam Thịnh 1,775 7,500 4,125 1,815 2,310 5. Nam Hưng 1,526 5,384 2,961 1,303 1,658 6. Nam Phú 1,200 5,000 2,750 1,210 1,540 Nguồn: [14],[15],[16],[17]

1.5.2.4. Văn hóa xã hội

a. Công tác Giáo dục - Đào tạo.

Số lượng học sinh ở các cấp học, ngành học được duy trì; chất lượng giáo dục phổ cập ở bậc tiểu học và THCS được giữ vững. Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi: Nhà trẻ đạt tỷ lệ 51,8%; Mẫu giáo 95,8%; Tiểu học và THCS 100%. Tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia đến nay là 80 trường (có 18 trường mức độ 2), đạt 79,2%. Tiếp

41

tục thực hiện kế hoạch luân chuyển, điều động cán bộ quản lý, giáo viên để nâng cao chất lượng dạy và học đảm bảo công khai, khách quan.

b. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, phát thanh truyền thanh

Các hoạt động thông tin, truyền thông, báo chí, phát thanh, truyền hình phong phú, phản ánh kịp thời các sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của huyện, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng.

Hoạt động của hệ thống từ các nhà văn hóa, câu lạc bộ và phong trào văn hóa thể dục, thể thao đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia hưởng ứng... Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được phát triển sâu rộng gắn với xây dựng nông thôn mới Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa được chú trọng. Toàn huyện có 96/166 di tích lịch sử văn hoá được Nhà nước công nhận (cấp Quốc gia 14; cấp tỉnh 82).

Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành các văn bản và thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra việc chấp hành các quy định của nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ...tại các cơ sở kinh doanh các dịch vụ văn hóa, qua kiểm tra hầu hết các cơ sở kinh doanh đều chấp hành tốt các quy định của Nhà nước.

c. Các hoạt động Y tế, dân số - gia đình và trẻ em.

Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân được duy trì thực hiện tốt; chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, do đó không có dịch bệnh lớn, nguy hiểm xảy ra. Mạng lưới y tế được phát triển, hoàn thiện Hoạt động khám, chữa bệnh ở tất cả các tuyến được đảm bảo, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên. Cơ sở điều trị Methadone làm tốt việc tiếp nhận hồ sơ, tư vấn, khám sức khỏe, xét nghiệm và khởi liều điều trị, đến nay cơ sở đã tiếp nhận 365 đối tượng, điều trị tại cơ sở là 185 đối tượng, góp phần giúp các đối tượng nghiện ma túy từng bước phục hồi cả về thể chất, tinh thần hòa nhập tốt với cộng đồng, cải thiện cuộc sống và đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương. Giữ vững chuẩn Quốc gia về y tế xã mức độ 2 giai đoạn 2011-2020 và nâng cấp sửa chữa các Trạm Y tế xã.

42

CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình;

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Về mặt không gian

Hệ sinh thái rừng ngập mặn tại 3 xã vùng đệm bao gồm: Nam Hưng, Nam Phú, Nam Thịnh thuộc khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, huyện Tiền Hải, Tỉnh Thái Bình.

Về mặt thời gian

Đề tài tiến hành đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn tại 3 xã thuộc vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên ĐNN Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình trong năm 2018. Cụ thể các số liệu điều tra được từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 12 năm 2018. Ngoài ra còn những số liệu do Ủy ban Nhân dân các xã Nam Hưng, Nam Thịnh, Nam Phú cung cấp trong những năm trước sẽ được quy đổi về thời điểm tính toán.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài sử dụng cách tiếp cận kết hợp giữa thu thập số liệu thứ cấp từ các tài liệu sẵn có và các số liệu sơ cấp tại hiện trường bằng phương pháp điều tra và thảo luận nhóm. Các số liệu điều tra sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2018 tại hiện trường nghiên cứu.

2.3.1.1. Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập bao gồm các báo cáo hàng năm về nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp của 3 xã Nam Hưng, Nam Phú và Nam Thịnh, quy hoạch nuôi trồng thủy sản, các dự án đầu tư phát triển rừng ngập mặn và các nghiên cứu khác để tìm hiểu thực trạng về tình hình phát triển kinh tế- xã hội. Các số liệu phục vụ cho tính toán giá tri sử dụng trực tiếp bao gồm sản lượng, diện tích nuôi trồng thủy sản, lượng khai thác mật ong trong rừng ngập mặn, một số mức giá bán của sản phẩm tại thị trường địa phương cũng được thu thập trong các tài liệu thứ cấp.

43

Số liệu sơ cấp được thu thập tai hiện trường thông qua các phiếu điều tra phỏng vấn. Các số liệu sơ cấp để phục vụ tính toán giá trị sử dụng trực tiếp bao gồm các nhóm chi phí liên quan đến sản xuất, năng suất, diện tích nuôi trồng, giá thị trường của sản phẩm và một số nội dung khác.

2.3.2. Phương pháp tham vấn chuyên gia

Tham vấn những chuyên gia có hiểu biết nhất định tại điểm nghiên cứu để có thể tìm hiểu, đánh giá khách quan về điều kiện tự nhiên, xã hội, môi trường ở khu vực nghiên cứu.

2.3.3. Phương pháp điều tra xã hội học

Được thực hiện chủ yếu tại hiện trường nghiên cứu với các đối tượng gồm người dân, du khách tham quan, các nhà quản lý nhằm thu thập các dữ liệu đầu vào phục vụ cho việc lượng hóa giá trị kinh tế và đề xuất các biện pháp quản lý tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải.

2.3.4. Phương pháp giá thị trường dùng để xác định giá trị thủy sản, giá trị lâm sản ngoài gỗ ( mật ong). sản ngoài gỗ ( mật ong).

Mục đích của phương pháp là xác định giá trị hệ sinh thái thông qua các sản phẩm, dịch vụ hệ sinh thái được trao đổi, mua bán trên thị trường. Đối với phạm vi đề tài nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp giá thị trường để xác định giá trị thủy sản, giá trị lâm sản ngoài gỗ (mật ong) và giá trị tồn tại. Cụ thể để tiến hành đề tài thực hiện các bước như sau :

2.3.4.1. Giá trị thủy sản

a. Giá trị thủy sản khai thác bãi triều (TS1)

Để đánh giá khả năng cung cấp nguồn lợi hải sản ở khu vực này đề tài tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá một số giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước tiền hải, huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 46)