Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro do mưa lớn cho khu vực đồng bằng bắc bộ (Trang 40 - 44)

Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai và biến đổi khí hậu, trong đó, mưa lớn là một trong những loại thiên tai thường xuyên và nguy hiểm nhất. Đặc biệt, trong những năm gần đây, các thiên tai nói chung mang tính cực đoan đều có xu hướng xuất hiện nhiều hơn và gây ảnh hưởng và thiệt hại về con người và kinh tế - xã hội trên toàn quốc nói chung và khu vực đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. Vì vậy, công tác cảnh báo sớm và dự báo sớm các thiên tai có nguồn gốc

từ Khí tượng Thuỷ văn có vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương đã triển khai nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu bão, áp thấp nhiệt đới trên khu vực biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam trong giai đoạn 1961 – 2000 vào năm 2004. Trong nghiên cứu này, thông tin về các cơn bão và áp thấp nhiệt đới như đường đi của bão, các đặc trưng, đặc điểm của bão, các dữ liệu có liên quan,… đều được quản lý khoa học và đi sâu chuyên ngành khí tượng thuỷ văn. Ngoài cơ sở dữ liệu trên, các bản đồ tần suất về hoạt động của bão được xây dựng dựa trên phương pháp chia ô lưới cũng có trong nghiên cứu này. Đây là một công trình nghiên cứu cung cấp nguồn dữ liệu tin cậy về bão và áp thấp nhiệt đới và cung cấp nhiều cơ sở khoa học cho các nghiên cứu sau này về nguyên nhân hình thành, quy luật của bão trên biển Đông [14].

Cũng trong năm 2004, GS.TS. Nguyễn Đức Ngữ, GS.TS. Nguyễn Trọng Hiệu đã nghiên cứu về các hiện tượng như hạn hán, gió khô nóng, sương muối, sương mù, dông, mưa đá, … và được công bố trông cuốn sách “Khí hậu và Tài nguyên khí hậu Việt Nam”. Tất cả các phân tích và tính toàn trong cuốn sách này đều dực trên chuỗi số liệu quan trắc được tại các trạm khí tượng và khí hậu, cùng 500 trạm đo mưa trên toàn quốc trong khoảng thời gian từ năm 1960 – 2000. Các tác giả đã lý giải thêm nhiều về khái niệm, định nghĩa các nhân tố khí hậu, sự phân bố theo không gian và thời gian của các yếu tố khí hậu [15].

Đào Thanh Thuỷ và công sự (2004) đã nghiên cứu và xây dựng cơ sở dữ liệu về các hiện tượng thời tiết nguy hiểm và bản đồ tần suất xảy ra các hiện tượng này cho Việt Nam. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã nghiên cứu và xây dựng cơ sở dữ liệu các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, đưa ra các sản phẩm thông tin khí tượng thuỷ văn, với bản đồ phân bố và tần suất xuất xuất hiện các hiện tượng này; tăng cường phổ biến, truyền thông về khí tượng thuỷ văn cho cộng đồng thông qua trang web về hiện tượng khí tượng thuỷ văn nguy hiểm. Đề tài sử dụng cơ sở dữ liệu CLICOM (với số liệu của 60 trạm khí tượng trên toàn quốc trong khoảng thời gian từ 1971 – 2000 và một số ít trạm trong khoảng thời gian từ năm 1961 – 2000). Kết quả đạt được của nghiên cứu là xây dựng được hệ cơ sở dữ liệu với 14 hiện tượng khí tượng thuỷ văn nguy hiểm, cũng như bộ bản đồ phân bố và tần suất của chúng. Các sản phẩm của đề tài đều được đưa lên trang website: http://www.thoitietnguyhiem.net để các đơn vị và cá nhân có thể thuận tiện khai

thác. Tuy nhiên, do cơ sở dữ liệu chưa được đầy đủ nên các bản đồ và các báo cáo của mọt số hiện tượng thời tiết nguy hiểm chưa mang tính đại diện tại các vùng, hay tại địa phương. Đến nay, sản phẩm của đề tài nghiên cứu này chưa được cập nhật dữ liệu mới nên tính ứng dụng trong bài toàn nghiên cứu và nghiệp vụ dự báo chưa cao [16].

Đề tài nghiên cứu và xây dựng công nghệ dự báo và cảnh báo hạn hán sớm ở Việt Nam đã được Nguyễn Văn Thắng và cộng sự đã chỉ ra được mức độ hạn hán ở các vùng khí hâụ và nêu được tiêu chí xác định hạn hán phù hợp với từng vùng khí hậu ở Việt Nam. Ngoài ra, các tác giả còn xây dựng được công nghệ dự báo và cảnh báo hạn hán sớm cho các vùng khí hậu ở Việt Nam bằng các số liệu khí tượng thuỷ văn và số liệu từ các tư liệu viễn thám để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, với trọng tâm là sản xuất nông nghiệp và quản lý tài nguyên nước trên cả nước [17].

Trong năm 2008, Lê Sâm và Nguyễn Đình Vượng đã nghiên cứu và tổng hợp các loại hạn khí tượng, nông nghiệp và thuỷ văn để làm cơ sở xây dựng bản đồ phân vùng đẳng khô hạn tháng cho các tỉnh Ninh Thuận theo chỉ số K. Kết quả của đề tài bao gồm 12 bản đồ đẳng khô hạn tương ứng với 12 tháng và đưa ra được diễn biến thực trạng hạn hán trên đianj bàn tỉnh trong mùa khô [18].

Nguyễn Trọng Yêm (2006) đã xây dựng 10 bản đồ phân vùng tai biến môi trường tự nhiên quan trọng, bao gồm: bão, hạn hán, lũ, lũ quét – lũ bùn đá, trượt lở, xói lở bờ dông, xói lở - bồi tụ bờ biển, nứt đất, động đất, tai biến môi trường sinh thái cho toàn lãnh thổ Việt Nam với 2 tỷ lệ 1:3.000.000 và 1.000.000. Đối với các vùng trọng điểm, đã xây dựng được 25 bản đồ tai biến môi trường tự nhiên về trượt lở và lũ quét – lũ bùn đá về hiện trạng, cảnh bảo nguy cơ và dự báo thiệt hại tại: các huyện Bát Xát, Sa Pa, thành phố Lào Cai (Lào Cai); các huyện Yên Minh, Hoàng Su Phì, Xíu Mần (Hà Giang); và các lưu vực sông Nậm Lay, Nậm Rốm (Điện Biên) [19].

Nghiên cứu về đặc điểm mưa lớn ở khu vực miền Trung và Tây nguyên thông qua số liệu quan trắc khí tượng bề mặt từ năm 2001 – 2010 và số liệu tái phân tích JRA25 của JM , Bùi Minh Tăng và cộng sự (2014) với mục tiêu phân loại được các hình thế thời tiết gây mưa lớn cho khu vực này trong 10 năm trở lại đây và xây dựng công nghệ dự báo mưa lớn với thời hạn 2 – 3 ngày sao cho phù hợp vá đáp ứng được yêu cầu công tác canh báo sớm lũ lụt tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên [20].

Như vậy, có thể thấy có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về xác định phân vùng rủi ro thiên tai mưa lớn và xây dựng bản đồ thiên tai khá nhiều và đạt được nhiều thành quả khả quan. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập về xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai do hiện tượng mưa lớn trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ, cũng như giải pháp ứng phó với rủi ro mưa lớn gây ra cho khu vực. Cũng vì lý do này mà luận văn này được thực hiện và hướng tới mục tiêu xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai do mưa lớn cho khu vực đồng bằng Bắc Bộ chi tiết đến cấp huyện và một số giải pháp ứng phó mà thiên tai này gây ra.

CHƢƠNG 2. MÔ TẢ SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro do mưa lớn cho khu vực đồng bằng bắc bộ (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)