2015. Kết quả của việc xây dựng bản đồ tần suất mưa lớn và xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro do mưa lớn chi tiết đến cấp huyện cho khu vực này cũng sẽ được trình bày dựa trên bộ số liệu quan trắc nói trên và số liệu về kinh tế - xã hội của khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
3.1 Đánh giá về hiện tƣợng mƣa lớn trong vài thập kỉ gần đây trên khu vựcđồng bằng Bắc Bộ đồng bằng Bắc Bộ
Với lượng mưa từ 51 – 100 mm/ngày trở lên được coi là mưa lớn thì trong giai đoạn 1971 – 2015, tại các trạm trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ, trung bình mỗi năm có từ 6,5 ngày đến 8,7 ngày mưa lớn. Chi tiết thống kê các đợt được thể hiện ở bảng P.1.
Từ bảng P.1, có thể thấy năm 1973 là năm có tổng số ngày mưa lớn nhiều nhất với 147 ngày. Nhiều nhất trong năm này là trạm Ninh Bình và Thái Bình ghi nhận được lần lượt là 20 ngày và 21 ngày mưa lớn; Sơn Tây là trạm có số ngày mưa lớn ít nhất, với 6 ngày. Ngược lại, năm 1988 lại là năm có số ngày mưa lớn ít nhất, chỉ có 44 ngày; trong đó, trạm Hưng Yên ghi nhận được nhiều đợt mưa lớn nhất (8 ngày mưa) và trạm Hà Đông và trạm Sơn Tây có số ngày mưa ít nhất (2 ngày mưa). Trong 13 trạm quan trắc bề mặt trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ, trạm Ninh Bình có tổng số ngày mưa nhiều nhất, với 391 ngày mưa lớn, tiếp theo là trạm Hà Nam và trạm Nho Quan, lần lượt có tổng số ngày mưa là 389 ngày và 387 ngày. Trạm Chí Linh là trạm có số đợt mưa lớn ít nhất, với 281 ngày (tính từ năm 1972 – 2015).
Cũng từ bảng P.1, trong 45 năm đang xét, trạm Chí Linh là trạm có số ngày mưa lớn trung bình năm là ít nhất với 6,5 ngày/năm. Nhiều nhất là trạm Ninh Bình và trạm Văn Lý (Nam Định) với 8,7 ngày/năm. Các trạm tại các tỉnh ven biển đều có số ngày mưa lớn trung bình năm nhiều hơn so với các trạm nằm trong đất liền từ 1 – 2 ngày/năm. So với các trạm thuộc Thành phố Hà Nội, Ba Vì là trạm có số ngày mưa lớn trung bình nhiều nhất với 8,2 ngày/năm, nhiều hơn khoảng 2 ngày so với trạm Sơn Tây (7,7 ngày/năm) và trạm Hà Đông (7,1 ngày/năm). Có thể thấy, mưa
lớn diễn ra không đồng đều trên toàn thành phố Hà Nội nói riêng và trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ nói chung. Đối với thành phố Hà Nội, số ngày mưa lớn trung bình năm giảm từ vùng nói xuống đến vùng đồng bằng; còn trên toàn khu vực thì tăng từ các tỉnh trông đất liền trở ra các tỉnh ven biển.
Trong giai đoạn từ năm 1971 – 2015, có tất cả 13 năm là năm có El Nino, 9 năm là năm có La Nina, còn lại là 23 năm thuộc ENSO trung tính. Theo như thống kê từ bảng P.1, năm 1973 là năm có số đợt mưa lớn nhiều nhất và năm 1988 là năm có số ngày mưa lớn ít nhất; cả 2 năm này đều là năm có El Nino. Có 5 năm El Nino có tổng số ngày mưa lớn cao hơn trung bình nhiều năm (bao gồm các năm: 1973, 1978, 1980, 2010 và 2015). Ngược lại, chỉ có 4 năm có La Nina có tổng số các ngày mưa lớn cao hơn trung bình 45 năm đang xét (bao gồm: năm 1989, 2008, 2011 và 2012).
Biểu đồ thống kê tỉ lệ các ngày mưa theo lượng mưa tăng dần tại các trạm trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
Tỉ lệ các ngày mưa theo lượng mưa tăng dần tại các trạm trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ 50-100 100-200 200-300 300-400 400-500 >500 Ba Vì Thái Bình Ninh Bình Nam Định Láng Hưng yên Hà Nam 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Hình 3. 1: Biểu đồ tỉ lệ các ngày mưa theo lượng mưa tăng dần tại các trạm trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ
Tại tất cả các trạm, lượng mưa từ 51 – 100mm/ngày vẫn chiếm tỉ lệ nhiều nhất, đều trên 70%, tiếp đó là lượng mưa từ 100 – 200mm/ngày, với tỉ lệ xấy xỉ 17% - 23,9%. Với các khoảng lượng mưa tiếp theo, tỉ lệ các ngày mưa cũng giảm dần. Với lượng mưa > 500mm/ngày, có 4 trạm ghi nhận đã có xảy ra hiện tượng này bao gồm các trạm: Láng, Nam Định, Ninh Bình và Thái Bình. Tỉ lệ xảy ra hiện
tượng này tại 5 trạm trên cũng không nhiều, nhiều nhất là trạm Ninh Bình với 0,51% và ít nhất là trạm Nam Định và trạm Thái Bình với cùng tỉ lệ là 0,27%, còn lại là trạm Láng chiếm tỉ lệ 0,28% trên tổng số ngày mưa lớn. Tuy cùng trong một thành phố nhưng có sự khác nhau khá đáng kể giữa trạm Láng và trạm Ba Vì. Trạm Ba Vì cũng là trạm duy nhất không ghi nhận được lượng mưa > 300mm/ngày. Sự khác nhau giữa trạm này và trạm Láng là do yếu tố địa hình. Ba Vì thuộc khu vực vùng núi, giáp với tỉnh Phú Thọ - thuộc khu vực Việt Bắc nên sẽ có ảnh hưởng bởi khí hậu khu vực này. Ngoài ra, cũng do là một khu vực ngoại thành, với diện tích rừng bao phủ lớn nên không chịu ảnh hưởng bởi hiệu ứng đô thị, nên sẽ xảy ra các trường hợp là có những cơn dông phát triển trên địa phận tỉnh Hoà Bình hay Phú Thọ, sau đó đi qua vùng Ba Vì – Sơn Tây gây mưa nhỏ hoặc không mưa, rồi gây mưa lớn tại khu vực nội thành Hà Nội.
Tần suất xảy ra mưa lớn với lượng > 50mm/ngày với từng tháng tại các trạm trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% Tháng I Tháng II Tháng III Tháng IV Tháng V Tháng VI Tháng Tháng Tháng IX Tháng X Tháng XI Tháng
VII VIII XII
Láng Sơn Tây Chí Linh Hưng Yên Hà Nam Thái Bình Nam Định Ninh Bình Nho Quan
Hình 3. 2: Tần suất xảy ra mưa với lượng > 50 mm/24 giờ với từng tháng tại các trạm trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ (đơn vị: %)
Mưa lớn xảy ra trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ tăng dần từ tháng III, cao nhất vào tháng VIII hoặc tháng IX, sau đó giảm dần khi sang mùa đông. Các trạm nằm trong Thành phố Hà Nội và tỉnh Hải Dương đều có mưa lớn nhiều nhất vào tháng VIII, thấp nhất là tại Sơn Tây với 21,55%, cao nhất là tại Trạm Hải Dương với 28,33%. Với các trạm còn lại, tháng IX là tháng có số ngày mưa > 50 mm nhiều nhất, thấp nhất là trạm Phủ Lý (Hà Nam) và cao nhất là là tại trạm Thái Bình (Thái
Bình). Chênh lệch giữa trạm thấp nhất và trạm cao nhất là 3,74%. Các trạm Hưng Yên, Phủ Lý, Ninh Bình là 3 trạm duy nhất đều có mưa vừa trở lên ở tất cả các tháng; còn lại, đa số đều không có mưa lớn trong tháng 1 và tháng 12, nếu có thì có tỉ lệ thấp (trong khoảng 0,25% - 1,35%). Chỉ có trạm Hải Dương là không có mưa lớn từ tháng XII đến tháng IV và trạm Ba Vì là từ tháng I đến tháng III. Tại tất cả các trạm, tháng liền kề sau tháng đạt cực đại (tháng VIII hoặc tháng IX) thì số ngày mưa lớn giảm rõ rệt. Chênh lệch giữa hai tháng này cao nhất là 15% (tại trạm Hải Dương), đa số các trạm có chênh lệch trên dưới 10%.